- Trương Công Định
- Lãnh Binh Trương Công Ðịnh
Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Khởi nghĩa tại Gia Đinh 1860
Ông Trương Công Ðịnh người tỉnh Quảng Nam, sinh năm 1820. Sự nghiệp của ông bắt đầu như một viên võ quan giữ đồn điền. Năm 1860, sau ngày quân Pháp tiến vào địa phận Ddồng Nai ông được thăng chức Quản Cơ và được phái đi trấn thủ Thành Kỳ Hòạ Khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, ông là một trong những người tiếp tục chống Pháp tích cực trong các vùng Chợ Lớn, Tân An, Gò Công, vào khoảng 1862-1864. Người Gò Công (Nam Phần), trước làm chức Quản Cơ tại Gia Định. Trước khi người Pháp đặt nền thống trị tại Việt Nam, ông chiến đấu rất mãnh liệt. Vì có công chống giữ đồn Kỳ Hòa, ông được thăng chức Lãnh Binh An Giang, nhưng ông lại không chịu nhận chức mới, cương quyết ở lại Gia Định quyết liều sống chết với giặc xâm lăng. Trong trận phục kích đêm 7-12-1860, binh của Trương Công Định đốt phá đồn, quân Pháp đóng tại chùa Khải Tường (góc đường Lê Quý Đôn và Trần Quý Cáp hiện nay), giết được viên chỉ huy Pháp là đại úy Barbé. Năm 1861, đồn kỳ Hoà thất thủ, Nguyễn Tri Phương bị thương, Trương Công Định rút quân về Gò Công, chiêu mộ thêm binh sĩ. Khi hàng ngũ đã cũng cố xong, ông mở những loạt tấn công vào quân Pháp, nghĩa quân đã thắng được nhiều trận vẻ vang tại Gò Công, Tân An, Cần Giuộc, Cầu Nôi.
Sau khi triều đình Huế ký hoà ước Nhâm Tuất (1862), ông được lệnh đổi ra Phú Yên. Ông không nhận, lại tiếp tục ở miền Nam chống Pháp. Đại thần Phan Thanh Giản nhiều lượt khuyên nhủ, nhưng ông cương quyết chống Pháp tới cùng. Túng thế, Pháp cho người đến khuyến dụ, ông cũng làm ngợ Dưới cờ Bình Tây Đại Nguyên Soái, Trương Công Định hăng hái chống Pháp với sự hưởng ứng của nhân dân 6 tỉnh Nam Kỳ. Binh của ông đã gây nhiều thiệt haị cho Pháp tại Rạch Tra, Thuộc Nhiêụ Thiếu Tướng Bonard được lệnh đem toàn lực xuống Gò Công quyết tiêu diệt nghĩa quân. Bị vây khốn cả bốn mặt, Trương Công Định đành phải bỏ chiến khu Bình Xuân, nhưng lại hoạt động quấy phá các đồn trại trong đất Gò Công. Nhưng sau đó có tên Huỳnh Công Tấn làm phản, do bạn của hắn là Nguyễn Hữu Nguôn giới thiệu với Pháp để thâu dụng làm chức đội trưởng. Có lần Tấn ăn hối lộ của một viên cai tổng tại Gò Công để người này đem gia đình lên Saigon theo chính phủ mớị Việc vở lỡ, Tấn bị khiển trách nặng nề, Trương Công Định muốn chém Tấn, nhưng có nhiều người can ngăn, Tấn được tha tộị Từ đó Tấn rắp tâm làm phản. Nhân khi đi tuần tại miệt Gò Công, Tấn gạt nghĩa quân, trốn sang hạt Tân An, nhờ lính Pháp nơi đây hộ tống lên Saigon gặp Nguôn. Nguôn giới thiệu với các sĩ quan Pháp thưởng cho Tấn 20 lượng vàng, cho giấy ban khen. lại phong làm đội trưởng chỉ huy một toán lính.
Trong trận đánh Gò Công tháng 2 năm 1863, dưới quyền chỉ huy của Đề Đốc Jaurès, Tấn được đi trước mở đường làm tay sai cho quân Pháp tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Biết Tấn theo giặc, Trương Công Định vô cùng tức giận, cho người về Saigon, Gia Định tìm cách trừ Tấn, nhưng không có kết quả. Trong cuộc tấn công của Pháp vào "đám lá rối trời" Tấn cũng đi trước dẫn đường. Trong trận này, Tấn bị thương ở đùi, được đưa về Saigon băng bó vết thương. Biết Huỳnh Công Tấn là người thù của Trương Công Định, lại Tấn có công giúp Pháp diệt trừ nghĩa quân, Pháp cho Tấn chỉ huy một đội người Việt theo Pháp cùng với Nguyễn Hữu Nguôn, xuống tấn công chiến khu Bình Xuân - Kiến Phước. Ngày 19 tháng 8 năm 1864, khi Trương Công Định cùng với 30 chiến sĩ tâm phúc từ chiến khu Bình Xuân trở về làng Gia Thuận ở bên sông Vàm Láng để quan sát địa hình. Có tên mật báo địa phương đến báo cáo với Tấn. Tấn dẫn bọn tay sai đến phục tại bãi cỏ bên nhà Trương Công Định, lại cho người đi báo cáo với một tàu Pháp để xin viện binh. Trời tờ mờ sáng, quân của Tấn tràn vào, Trương Công Định và 30 chiến sĩ quyết mở đường máu, chống cự mãnh liệt, lớp tử trận, lớp thoát ra vòng ngoàị Trương Công Định bị quân của Tấn bao vâỵ Một mình xông tả hữu đột, Trương oanh liệt chém ngã nhiều tên phản quốc, nhưng binh sĩ của ông cũng chết rất nhiềụ Vòng vây vừa được mở rộng, thì cũng vừa lúc quân Pháp tiếp viện tới, chúng nổ súng càn vào binh sĩ bất cứ bạn hay thù, Trương Công Định bị trúng một viên đạn vào giữa xương sống chết ngay tại trận, năm ấy ông vừa được 44 tuổị Sau khi ông mất, Tấn và Nguôn muốn đến cướp thây để lập đầu công, nhưng 18 chiến sĩ sống sót cương quyết không cho ai đụng tới thân thể ông. Viên Đại Úy Pháp, trước nghĩa cử cao đẹp của 18 chiến sĩ, cho người thông ngôn nói với các chiến sĩ bằng lòng tha cho tất cả anh em còn sống sót, riêng thi thể Trương Công Định xin đưa về Gò Công an táng theo lễ đàng hoàng. Nhưng anh em chiến sĩ không bằng lòng, đòi tự tay khiêng thi hài của chủ tướng xuống tàu đưa về Gò Công. Viên đại úy đành phải chấp thuận. Về đến Gò Công, 18 chiến sĩ cách mạng phụ lực với một bà quả phụ, nghe đâu Bà hầu của Trương Công Định đứng ra chôn cất.
Đền thờ và mộ của nhà cách mạng dân tộc Trương Công Định hiện nay ở đường Lý Thường Kiệt, Gò Công, nơi gần nhà ông Đốc Phủ Hàm, có một tấm bia đá do bà Trần thị Sinh dựng, chính giữa khắc:
Đại Nam Phấn Dũng Đại Tướng Quân truy tặng Ngũ Quân Gò Công Trương Công Định chi mộ Một bên có đề: Tốt ư Giáp Tý thất Nguyệt thập bát nhật.
Nghĩa là:
Mất ngày 18 tháng 7 năm Giáp Tý.
Một bên kia đề:
Trần thị Sinh lập thạch.
Nghĩa là
Trần thị Sinh dựng bia.Phía trên trước đền thờ có hai chữ Trung Nghĩa, và hai bên cột trụ ngoài cửa bước vào có hai câu đối:
Sơn Hà thu chính khí: Núi sông thu chính khí Nhật nguyệt chiếu đan tâm: Nhật nguyệt chiếu lòng son
Ngoài cửa đền có hai câu đối như sau:
Trương khí quật cường, vô kiệt nêu cao đất Việt Định tâm kháng chiến, văn mô chói rạng trời Nam.
Huyện Tân Hòa khảng khái Cần Vương, tờ chiếu ngọc, Làng Gia Thuận trung dung tựu nghĩa, chiếc gươm vàng.
Riêng 18 chiến sĩ cách mạng, sau đó Huỳnh Công Tấn dụ quy hàng tân triều, nhưng tất cả mắng chửi Tấn là tên phản quốc, Tấn hạ lệnh cho lính bắn chết trước mặt viên Đại úy Pháp. Tấn được người Pháp cất nhắc đến chức Lãnh Binh, vì đã giúp người Pháp bình định miền Nam, trừ Trương Công Định. Thật vô cùng tủi nhục !
Hết: Cuộc Đời Và Sự Nghiệp || Xem tiếp: Khóc Thương Người Anh Hùng source
http://www.thuvien-it.net/library/home/thuvien/truyen/?act=6_3&lv=6&cid=18&sid=105&titleid=1323
Tags: | Edit Tags Thursday December 11, 2008 - 04:15am (EST) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments - Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
-
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Trần Quốc Tuấn (1228-1300) là một danh nhân quân sự cổ kim của thế giới.
Ngay từ nhỏ, Trần Liễu đã kén những thầy giỏi dạy cho Quốc Tuấn, ký thác cho con hội đủ tài võ, mong trả mối thù sâu nặng năm nào.
Lớn lên Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh, xuất chúng, đọc rộng các sách cả văn lẫn võ. Trong đời mình Quốc Tuấn đã trải qua một lần gia biến, ba lần nạn nước. Nhưng ông lại càng tỏ ra là người hiền tài, một vị anh hùnh cứu nước. Ông luôn đặt lợi nước lên trên thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần, tạo cho thế nước ở đỉnh cao muôn trượng đủ sức đè bẹp quân thù. Trong lần quân Nguyên sang xâm lược lần thứ ha, thấy rõ ngành trưởng, ngành thứ xung khắc, giữa ông và Trần Quang Khải không chung sức chung lòng thì kẻ thù có lợi chỉ có thể là quân giặc. Bởi vậy, Quốc Tuấn đã chủ động giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh.
Chuyện kể rằng, một lần ở biển Đông, Quốc Tuấn mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện chơi cờ và sai người nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Trần Quang Khải, vĩnh viễn xóa nỗi hiềm khích giữa hai người, đầu mối của hai chi họ Trần (Quốc Tuấn là con Trần Liễu, Quang Khải là con Trần Cảnh). Lần khác, Quốc Tuấn đem việc xích mích dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý kích ông nên cướp ngôi chi thứ. Ông nổi giận rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. May nhờ các con và những người tâm phúc van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng:
Từ nay cho tới khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thần này nữa.
Trong kháng chiến, ông luôn hộ giá bên vua, tay chống gậy bịt sắt. Dư luận xì xào sợ ông giết vua,. Ông liền bỏ luôn phần bịt sắt, chỉ chống gậy để tránh hiềm nghi, làm yên lòng quân dân.
Ba lần chống giặc, các vua Trần đều giao cho ông quyền Tiết chế (Tổng tư lệnh quân đội) vì ông biết dùng người tài, thương yêu binh lính, do vậy tướng sĩ hết lòng tin yêu ông. Đạo quân cha con ấy trở thành đội quân bách chiến bách thắng.
Trần Quốc Tuấn là bậc tướng trụ cột của triều đình. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp Tông bí truyền thư dể răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Khi giặc Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược, Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ, truyền lệnh cho các tướng, dạy bảo họ lẽ thắng trận, tiến lui. Hịch tướng sĩ rất hùng hồn, thống thiết, khẳng định văn trương của một bậc "đại bút".
Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức.
Là tướng nhân, ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng.
Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi.
Là tướng trí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn tới đâu.
Là tướng dũng, ông xông pha nơi nguy hiyểm để đánh giặc, tạo những trận như Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời.
Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông thì gặp họa. Cho nên, cả 3 lần đánh giặc Nguyên, ông đều được giao trọng trách điều bát binh mã và đều lập công lớn.
Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm và hỏi:
Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?
Ông đã trăng trối những lời tâm huyết, sâu sắc, đúng cho mọi thời đại:
- Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.
Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm Canh Tý (1300), "Bình Bắc đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời. Theo lời ông dặn, thi hài ông được hỏa táng thu vào bình đồng chôn trong vườn An Lạc, gần cánh rường An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ. Vua gia phong cho ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, phong ấp của ông lúc sinh thời.source
http://www.thuvien-it.net/library/home/thuvien/truyen/?act=6_3&lv=6&cid=18&sid=105&titleid=1324
Tags: | Edit Tags Thursday December 11, 2008 - 04:02am (EST) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments - Nguyễn Huệ - Người Anh Hùng Áo Vải
-
Nguyễn Huệ - Người Anh Hùng Áo Vải
Quang Trung hoàng đế Nguyễn Huệ
Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Tổ tiên xưa của Nguyễn Huệ là họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An. Sau có một chi dời vào huyện Hưng Nguyên và huyện Nghi Xuân. Theo các cụ ở Hưng Thái, Hưng Nguyên cho biết thì họ Hồ ở Hưng Thái hằng năm thường có sang Nghi Xuân nhận họ. Trong trận tấn công ra Bắc vào tháng 6 năm ất Mùi (1655), quân Nguyễn chiếm được 7 huyện Nam sông Lam (Nghệ An), bắt dân đưa vào Đàng Trong khai hoang. Sách cũ đều nói tổ bốn đời của Nguyễn Huệ cũng ở trong số di dân ấy, lúc đầu đến ở ấp Tây Sơn Nhất thuộc huyện Quy Ninh, phủ Quy Nhơn. Đến đời Nguyễn Phi Phúc (có sách chép là Hồ Phi Phúc) mới dời đến ở ấp Kiên Thành, huyện Tuy Viễn, nay là làng Kiên Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Nghĩa Bình. Nguyễn Phi Phúc và vợ là Nguyễn Thị Đông sinh ra Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ và một người con gái.
Nguyễn Huệ sinh năm 1753. Thuở nhỏ Nguyễn Huệ còn có tên là Thơm, sau gọi là Bình. Cả ba anh em đều theo học thầy Hiến, một nhà nho bất đắc chí, vì phản đối chính sách hà ngược của Trương Phúc Loan nên bỏ trốn vào Quy Nhơn mở trường dạy học ở ấp Yên Thái.
Theo Hoa Bằng trong Quang Trung anh hùng dân tộc thì Nguyễn Huệ tóc quăn, da sần, mắt như chớp sáng, tiếng nói sang sảng như tiếng chuông, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, can đảm. Sách Tây Sơn thuật lược còn miêu tả đôi mắt Quang Trung "ban đêm khi ngồi không có đèn thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu".
Mùa xuân năm 1771, đất Tây Sơn sôi động, lá cờ nghĩa bằng lụa đỏ dài 10 m được dựng lên với khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo và lời hịch kể tội Trương Phúc Loan được truyền đi khắp nơi. Các tầng lớp nhân dân người Kinh, người Thượng đều hăng hái tham gia. Từ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn này, Nguyễn Huệ trở thành lãnh tụ kiệt xuất của phong trào nông dân thế kỷ 18 và cũng trở thành người anh hùng dân tộc vĩ đại:
Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình.
(Ai tư vãn - LÊ NGỌC hÂN)
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Năm 1777, Nguyễn Huệ đem quân vào Gia Định đánh tan sào huyệt của quân Nguyễn, bắt giết được Nguyễn Phúc Dương và Nguyễn Phúc Thuần. Sau chiến thắng, ông giao quyền cai quản Gia Định cho các tướng rồi trở lại Quy Nhơn.
Năm 1785, được tin báo quân Xiêm xâm lược, Nguyễn Huệ đem đại binh vào Gia Định. Trong mấy trận đầu, quân Tây Sơn rút lui để nhử giặc vào trận địa mai phục sẵn. Quân Xiêm kéo vào Rạch Gầm và Xoài Mút (phía tây Mỹ Tho) bị phục binh Tây Sơn ở các mặt cùng đổ ập ra tiến công bất ngờ, quyết liệt. 5 vạn quân thủy bộ cùng 300 chiến thuyền bị đánh tan tác, chỉ còn vài nghìn tên sống sót chạy trốn về nước theo đường núi.
Đến trận đại phá 20 vạn quân Thanh đầu năm 1789 thì thật là kỳ diệu. Cuối năm 1788, quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy đã chiếm Thăng Long. Tiền đội quân Thanh thọc sâu đến tận Hà Nam. Quanh Thăng Long dày đặc một hệ thống những đồn kiên cố ở Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng... để bảo vệ.
Ngày 21 tháng 12 năm 1788, nhận được tin báo khẩn cấp của Ngô Văn Sở, ngay ngày hôm sau, tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ làm lễ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi lập tức thống lĩnh đại quân tiến ra bắc.
Ngày 15-1-1789, quân Tây Sơn đã tập kết ở Tam Điệp. Khi cho quân ăn Tết trước ở đây, Quang Trung tuyên bố: "Nay hãy làm lễ ăn Tết Nguyên Đán trước, đợi đến sang xuân, ngày ta vào Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy ghi nhớ lấy lời ta xem có đúng thế không?".
Trong trận này, với chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, Quang Trung chọn thời gian và không gian hoàn toàn bất ngờ đối với quân Thanh đang kiêu căng, tự mãn với những thắng lợi bước đầu và mải mê chuẩn bị ăn Tết.
Đêm 30 Tết, quân chủ lực Tây Sơn vượt sông Đáy tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch, mở đầu cuộc tiến công. Ngày 3 Tết vây đồn Hạ Hồi, uy hiếp buộc địch đầu hàng. Ngày 5 Tết, mở trận quyết chiến ở đồn Ngọc Hồi. Bằng trận Ngọc Hồi - Đầm Mực, quân Tây Sơn đã đập tan cứ điểm then chốt nhất của địch. Sau đó đồn Khương Thượng nhanh chóng bị tiêu diệt, tướng Sầm Nghi Đống tự tử, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy. Trưa ngày 5 Tết Kỷ Dậu, vua Quang Trung cùng tướng sĩ chiến bào nhuộm đen khói súng tiến vào Thăng Long.
Nguyễn Huệ cọ̀n là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm. Ông phê phán tội ác chia cắt đất nước: "Mỗi họ tự gây dựng bờ cõi riêng mình, kỷ cương, trời đất một phen đổ nát không dựng lên được..." (Chiếu lên ngôi).
Năm 1786, Nguyễn Huệ đem quân ra bắc với khẩu hiệu "Phù Lê diệt Trịnh", cô lập triệt để quân Trịnh nên lấy được Bắc Hà một cách dễ dàng. Nguyễn Huệ nói với Nguyễn Hữu Chỉnh: "Ta đem mấy vạn quân ra đây, chỉ đánh một trận mà dẹp yên được cả thiên hạ... Ví phỏng ta muốn xưng đế, xưng vương gì mà chẳng được. Sở dĩ ta nhường nhịn không ở những ngôi ấy, là hậu đãi nhà Lê đó thôi!" (Hoàng Lê nhất thống chí). Nhưng Nguyễn Huệ cũng biết trong nhân dân và nho sĩ Bắc Hà cọ̀n nhiều người luyến tiếc nhà Lê nên ông bằng lòng lấy công chúa Ngọc Hân nhà Lê rồi lui về Thuận Hóa. Năm 1787, sau khi sai Vũ Văn Nhậm đem quân ra bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ vẫn để cho Lê Duy Cẩn làm giám quốc bù nhìn. Nguyễn Huệ chỉ chính thức lên ngôi hoàng đế thay nhà Lê khi Lê Chiêu Thống lộ rõ bộ mặt phản quốc, rước quân Thanh vào giày xéo đất nước.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị c̣òn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Về mặt đối ngoại, Nguyễn Huệ rất khôn khéo trong cách ứng xử với bọn phong kiến phương bắc. Tuy đã:
Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Nhưng sau chiến thắng, Nguyễn Huệ vẫn chủ động cầu hòa, bề ngoài xin thần thuộc để dập tắt ý đồ phục thù của nhà Thanh và buộc chúng phải chính thức công nhận Quang Trung làm "quốc vương", từ bỏ dã tâm thu nạp bọn lưu vong phản quốc, lấy cớ xâm lược nước ta một lần nữa.
Năm 1789, khi cuộc kháng chiến vừa kết thúc, Quang Trung đã ban bố Chiếu khuyến nông nhằm phục hồi dân phiêu tán, khai khẩn ruộng đất bỏ hoang. Đồng thời ra lệnh bãi bỏ nhiều thứ thuế công thương nghiệp nặng nề trước đây, mở rộng việc buôn bán làm ăn cho thương nhân và thợ thủ công. Quan hệ buôn bán với nước ngoài được mở mang.
Quang Trung cũng ra sức xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, ban bố Chiếu lập học, khuyến khích các xã mở trường học. Tiếng nói dân tộc được coi trọng. Quang Trung muốn đưa chữ Nôm lên địa vị chữ viết chính thức của quốc gia. Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Các văn kiện của Nhà nước dần dần viết bằng chữ Nôm.
Khi dân làng Văn Chương (Hà Nội) xin dựng lại bia tiến sĩ ở Văn Miếu, Quang Trung tự tay phê vào lá đơn như sau:
Nay mai dựng lại nước nhà,
Bia nghè lại dựng trên ṭa muôn giàn.
Nhưng tiếc thay, khi đất nước đang trên bước chuyển mình đầy triển vọng thì ngày 16-9-1792, Quang Trung đột ngột từ trần, lúc đó ông mới 39 tuổi.source
http://www.thuvien-it.net/library/home/thuvien/truyen/?act=6_3&lv=6&cid=18&sid=105&titleid=1316
Tags: | Edit Tags Thursday December 11, 2008 - 03:15am (EST) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Friday, 10 July 2009
Trương Công Định
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment