Thursday 25 March 2010

Bản làng mất đất, dân nan giải mưu sinh


LTS: Ngày 10/3/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo "Ủy ban nhân dân các tỉnh không được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và không ký hợp đồng cho thuê đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đợi Chính phủ rà soát", xung quanh việc một số địa phương cho nước ngoài thuê đất rừng.

Trước đó, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT rà soát và báo cáo. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đã có 10 tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư trồng rừng cho các nhà đầu tư nước ngoài với tổng diện tích dự kiến là 305.353 ha.

Thực tế đến nay, các tỉnh mới chỉ quyết định cho thuê và cho phép liên doanh, liên kết được 33.824 ha (bằng 11,1% so với diện tích dự kiến được cấp giấy chứng nhận đầu tư). Diện tích đã cho thuê là 15.664 ha (5,2%) và diện tích cấp phép liên doanh, liên kết giữa các nhà đầu tư với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước là 18.160 ha (bằng 5,7%).

Theo Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên cho biết, diện tích rừng được giao cho các nhà đầu tư nước ngoài có cả rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng tại các vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng.

Phóng viên VietNamNet đã có cuộc hành trình dài qua các địa phương Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam… để tận mắt xem các dự án đã được cho thuê đất như thế nào? Nghe tiếng nói của các địa phương đã cho thuê đất và hỏi những người dân sở tại xem họ đã được hưởng những lợi gì từ các dự án này?

Điều dễ nhận thấy rằng, nếu Thủ tướng không kịp thời yêu cầu các bộ ngành kiểm tra và báo cáo đầy đủ rồi ra chỉ đạo dứt điểm, kiên quyết không cấp giấy chứng nhận đầu tư mới, không ký hợp đồng cho thuê đất mới, chờ Chính phủ rà soát lại toàn bộ các dự án đã cấp phép, thì hệ quả chưa biết sẽ dẫn tới đâu?

VietNamNet đăng tải loạt bài về việc giao đất rừng cho công ty nước ngoài để Chính phủ có thêm một kênh thông tin từ thực tiễn tại các địa phương.

– Đứng trước tình cảnh bản làng mất đất, hàng trăm hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Cắm Muộn (huyện Quế Phong, Nghệ An) trở nên lo âu, khi có một doanh nghiệp nhảy vào “xưng đây là đất của chúng tôi có sổ đỏ”.

>> Thủ tướng: Không cấp phép mới cho dự án thuê rừng
>> Tướng Đồng Sỹ Nguyên cảnh báo việc cho nước ngoài thuê rừng
>>
Bài 1: Tận mắt chứng kiến việc giao đất rừng cho người nước ngoài
>> Bài 2: Chưa có giấy phép, công ty nước ngoài hối hả trồng rừng
>> Bài 3: ’Giật mình’ khi nghe thông tin cho nước ngoài thuê đất
>> Bài 4: Thuê đất rừng: “50 năm nữa, ai làm người đó kiểm soát”?
>> Bài 5: Kiên quyết không giao đất rừng cho người nước ngoài

>> Bài 6: Quảng Ninh cho thuê đất rừng không nhằm thu ngân sách?
>> Bài 7: Đường "vào rừng" Nghệ An của công ty Innov Green

Trao đổi với PV VietNamNet, ông Lô Văn Thơ, Chủ tịch UBND xã Cắm Muộn cho biết: ”Ban đầu chúng tôi không được biết doanh nghiệp đó là ở đâu, chỉ thấy công văn từ UBND tỉnh, huyện chỉ đạo xuống xã là có Công ty Innov Green vào thuê đất trồng rừng của một doanh nghiệp trong nước.

Từ đó đến nay toàn xã chưa hề nhận được một quyền lợi nào từ doanh nghiệp này và chưa có 1 bản cam kết hay hợp đồng nào với xã Cắm Muộn”.

Dân sẽ đói vì mất đất?

Đến với xã Cắm Muộn, huyện Quế phong là nơi vùng biên giới giáp 4 huyện Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, có 994 hộ dân, trong đó có hơn 5.600 nhân khẩu sinh sống chủ yếu dựa vào chăn nuôi, phát nương làm rẫy trồng lúa, ngô, sắn bám trụ với bản làng.

Những bản làng nơi miệt biên giới thuộc xã Cắm Muộn (huyện Quế Phong, Nghệ An) đang lo lắng vì sẽ mất đất sản xuất.

Những người dân tại 3 bản Cắm quanh năm sống chỉ dựa vào rừng núi, bao đời đã quen với cảnh nghèo khó. Đất rừng núi là “chiếc cần câu cơm” nuôi sống từng cá thể, gia đình, dòng tộc của đồng bào dân tộc Thái, KhơMú kiên trì giữ bản nơi mảnh đất biên cương.

Cái nghèo khó cứ đeo bám họ đến bao đời, bất ngờ năm 2007 Công ty Innov Green vào “chiếm lĩnh” đất rừng với mức cho thuê 50 năm để phục vụ trồng cây keo và cây bạch đàn.

Với diện tích trên giấy tờ, xã Cắm Muộn đã bàn giao cho Công ty Innov Green lên đến trên 669 ha đất rừng. Đất được giao chủ yếu nằm trên địa bàn của 3 bản Cắm, trong đó có hơn 300 hộ dân phải cắt đất cho dự án cho thuê đất trồng rừng trên.

Ông Lô Văn Vinh, Phó chủ tịch UBND xã Cắm Muộn lo lắng sau khi dân mất đất: “Đại diện Công ty Innov Green vào họp thỏa thuận với những lời hứa với người dân 3 bản Cắm rằng: Do đặc thù vùng sâu vùng xa miền núi hẻo lánh, chúng tôi sẽ hỗ trợ xây dựng các công trình phúc lợi như: làm đường, xây dựng nhà văn hóa, giúp đỡ con em nghèo khó khi đi học… Nhưng đến thời đểm hiện nay vẫn chưa có một hỗ trợ nào từ phía Công ty Innov Green”.

“Đồng bào dân tộc ở bản chúng tôi quanh năm sống nhờ rừng và đất rừng. Từ nay nếu không được vào rừng, không có đất để trồng lúa, sắn thì dân bản chúng tôi sẽ đứng trước nguy cơ không có việc làm và cái đói sẽ đến với nhân dân xã chúng tôi”. Ông Vinh nói.

Theo chân các cán bộ xã, nhóm phóng viên VietNamNet đã mất 4h đồng hồ lội rừng tìm vào khu vực công ty Innov Green thuê đất trồng rừng ở Nghệ An.

Dọc đường đi vào bản Huối Máy, chúng tôi gặp anh Lô Văn, một người cả đời đã sống nhờ vào những cánh rừng Cắm Muộn. Anh Văn bức xúc: “Trước mắt, từ khi Công ty Innov Green vào đến nay ta (tôi) chưa thấy có cái lợi gì cả. Chỉ thấy mất đất và không có việc làm thôi. Nhà ta (tôi) có một vườn cây cọ, khi công ty làm đường đi qua húc đổ hết mà không có ai chịu đền bù và cũng không thông báo cho gia đình ta biết”.

Trước khi chưa bàn giao diện tích đất cho Công ty Innov Green thì trên diện tích 669 ha đất rừng, mỗi năm bà con đồng bào tại xã chúng tôi trồng lúa khô thu về trên 20 tấn lúa. Trong lúc đó chưa kể đến ngô, sắn mà bà con trồng được trên diện tích đó”, ông Lô Văn Thơ cho biết thêm.

“Ngồi chờ chết thôi cán bộ ơi”?

Tại bản Huôi Máy có đến 39 hộ dân là người Khơ Mú, trong đó có đến 175 nhân khẩu sinh sống nhờ vào rừng thì nay những người dân nơi đây đã bị Công ty Innov Green vào thuê đất, dân bản ngồi chơi nhìn cảnh cháy rừng không còn đất canh tác.

Cả bản làng giờ thì ngồi chơi cả ngày, ngày nào cũng ngồi... chơi!

Nhóm PV theo chân Lữ Văn Toàn (Trưởng bản Cắm Nọc) mất 4 giờ cắt rừng đi bộ để tận mắt chứng kiến con đường cùng của người Khơ Mú khi không còn đất để canh tác. Và chứng kiến cảnh nhộn nhịp mà Công ty Innov Green đang tạo ra khi tiến hành phát rừng, đốt rừng đào hố chuẩn bị trồng cây.

Bản làng lọt thỏm giữa đại ngàn, người dân Khơ Mú năm nào cũng thiếu đói thì nay lại càng đói hơn khi dân ở đây mất đất và dường như không còn đất để canh tác.

Ông Vi Văn Quế, Đội trưởng đội sản xuất bản Huôi Máy nói: “Đồng bào ở đây sống bằng nghề trồng lúa khô, sắn nuôi sống mấy đời nay ở đây rồi. Nay công ty Innov Green lấy đi đất rừng nhân dân không biết làm gì nữa. Nếu Công ty không hỗ trợ gì cho chúng tôi thì rồi cũng chết đói thôi vì không có gì ăn. Tóm lại là ngồi chờ chết thôi, cán bộ ơi!”.

Còn ông Lữ Văn Dự, Trưởng ban văn hóa thôn cũng bức xúc kể lại: “Công ty vào đây, chỗ làm rẫy của dân không còn nữa, cả bản chỉ biết ngồi chơi từ sáng đến tối thôi. Hôm nay cán bộ vào thấy ngồi chơi vậy, hôm sau vào cũng ngồi chơi thế này thôi”.

Nhiều người dân nơi đây còn cho biết rằng, Công ty cam kết một đằng nhưng thực hiện một nẻo.

Khi hợp đồng dân phát rẫy 10ha nhưng phát xong khoảnh đất đó thì họ chỉ tính cho 5-6ha. Công ty lừa dân, lừa cán bộ, khi đi khảo sát ban đầu chỉ tính đến đầu bản Huôi Máy nên người dân không phản đối. Nhưng khi ký xong văn bản thì Công ty lấn sâu vào hàng trăm ha đi qua cả bản Huôi Máy”, ông Lữ Văn Toàn, Trưởng bản Cắm Nọc bày tỏ.

Cụ ông Hùn Quang Thiêm (gần 80 tuổi) đang vót những cây mây cuối cùng lấy từ cánh rừng Innov Green đã tiếp quản nói: “Bây giờ công ty vào đốt rừng thì dân sẽ không có nước uống vì chặt cây thì nước cạn đi. Công ty vào chưa trồng được gì thì đã dùng lửa đốt như vậy, ta cũng không hiểu được là ai cho đốt như thế. Rồi đây con cháu người dân Khơ Mú ta không biết sống bằng nghề gì đây?”.

Những quả đồi này sẽ là địa điểm trồng rừng 50 năm của công ty Innov Green ở Nghệ An, mỗi mét vuông đất được cho thuê với giá 500 đồng/ 1 năm.

Một số diện tích nương rẫy mà xưa nay người dân vẫn canh tác thì nay Công ty cũng lấy luôn của đồng bào và nói rằng: “Đất công ty có bìa đỏ nếu không giao nộp là vi phạm pháp luật, bị bắt đi tù, nên người dân phải giao rẫy cho công ty. một số nhà khác không chịu bàn giao nên xảy ra tranh chấp” ông Toàn cho biết thêm.

Trưởng bản còn cho biết thêm nỗi băn khoăn với những câu hỏi khó trả lời: “Tại sao có nhiều diện tích rừng trước đây không cho dân bản làm rẫy, thấy ai phá rừng làm rẫy là kiểm lâm bắt. Vì cho rằng phá rừng đặc dụng, phá rừng phòng hộ, giờ này Innov Green vào phá cả cánh rừng bạt ngàn thì không ai bắt?”.

Tối ngày 5/3/2010, khi chúng tôi ra gần đến cửa rừng thì gặp một nhóm người của xã Cắm Muộn đi dập lửa từ rừng bị đốt cháy, họ nói: “Chiều tối ngày 4/3/2010, xảy ra cháy rừng bắt nguồn từ rừng của Công ty Innov Green, cháy lan sang cả rừng đặc dụng, một trong hàng chục người đi dập đám cháy đã bị trọng thương.

Chúng tôi đã tiến hành lập biên bản sự việc và đề nghị phía Công ty Innov Green ký vào nhưng họ nhất nhất không chịu xác nhận”, anh Lô Văn Sơn, Trưởng ban kiểm lâm xã Cắm Muộn bức xúc cho biết.

  • Nhóm PV Điều tra
  • source
  • http://www.vietnamnet.vn/psks/phongsu/201003/Ban-lang-mat-dat-dan-nan-giai-muu-sinh-900762/
  • Bản làng mất đất, dân nan giải mưu sinh

    Cập nhật lúc 08:06, Thứ Sáu, 26/03/2010 (GMT+7)

Monday 22 March 2010

sẽ chính thức cung cấp văn bản cho các tổ chức, đơn vị phát hành, in ấn bản đồ trên thế giới


Việt Nam Cập nhật Thứ Hai, 22 tháng 3 2010

Google Maps vẽ sai đường biên giới trên đất liền giữa VN và TQ

Hình: Wikipedia - Vardion

Tiếp theo sau vụ việc Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ (National Geographic Society) ghi chú chữ ‘Trung Quốc’ vào khu vực Quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam lại vừa phát hiện bản đồ trực tuyến Google Maps vẽ sai đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Bản tin của Asia News Network trích lời ông Đỗ Viết Thi, Phó giám đốc Trung tâm biên giới và địa giới, phát biểu trên báo chí Việt Nam cho hay khi truy cập ứng dụng Google Maps, phần lãnh thổ Việt Nam có diện tích ước tính hàng ngàn kilomet vuông đã bị vẽ nằm bên biên giới Trung Quốc.

Cũng theo ông Thi, sự sai lệch này dễ dàng phát hiện bằng mắt thường tại tuyến biên giới phía Bắc từ Điện Biên cho đến thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) và rõ nhất là tại hai thành phố Lào Cai và Móng Cái, đường biên giới bị vẽ sai và lấn sâu vào địa phận Việt Nam.

Bản đồ trực tuyến Google Maps vẽ sai đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
Google caption of wrong Vietnam's border
Bản đồ trực tuyến Google Maps vẽ sai đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc

Ông Thi cho biết đường biên giới lịch sử Việt - Trung ở 2 khu vực này dựa theo địa hình, đi theo sông. Từ thế kỷ thứ 19 bản đồ của 2 nước cũng đều thể hiện giống nhau và không có gì thay đổi.

Hãng thông tấn Đức cho biết trong một cuộc họp báo với các cơ quan truyền thông của nhà nước hôm thứ Bảy vừa qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga nói rằng: "Bản đồ trực tuyến Google Maps đã thể hiện sai lệch đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu Google chỉnh sửa những sai sót này theo bản đồ chính thức hiện hành của Việt Nam.”

Bà Nga cũng cho hay chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc đã ký Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền (ngày 18/11/2009). Bà Nga nói rằng đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được mô tả rõ ràng, chi tiết bằng tọa độ cụ thể trên bản đồ. Hai bên đang làm các thủ tục để phê chuẩn theo quy định pháp luật của mỗi nước để đưa các văn kiện này vào cuộc sống.

Theo bà Nga các văn bản này sẽ chính thức được lưu chiểu ở Liên Hợp Quốc và được cung cấp cho các tổ chức, đơn vị phát hành, in ấn bản đồ trên thế giới.

Nguồn: DPA, Asia News Network

source VOA Vietnamese

Wednesday 17 March 2010

Nhận tội hối lộ (...)


Trang mạng của công ty Nexus

Nexus có thể bị phạt 27 triệu USd

Nexus Technologies Inc, một công ty xuất khẩu trụ sở tại Philadelphia nhận tội có liên quan đến âm mưu hối lộ (...) để đổi lấy các hợp đồng béo bở - vi phạm luật chống tham nhũng ở nước ngoài (Foreign Corrupt Practices Act), các quan chức Hoa Kỳ trong tiểu bang thông báo.

Ông Nam Nguyen, 54 tuổi, chủ tịch và là chủ nhân của công ty cùng hai người em và cựu nhân viên của công ty là Kim Nguyen, 41 tuổi, và An Nguyen, 34 tuổi đều nhận tội.

Nexus nhận tất cả các cáo trạng có liên quan đến hối lộ thương mại và rửa tiền.

Anh em ông Nam bị khởi tố hồi tháng Mười do có âm mưu và vi phạm luật chống tham nhũng ở nước ngoài và các tội danh khác.

Theo chứng cứ trình bày trước tòa, Nexus là công ty xuất khẩu tư nhân chuyên đi tìm các đối tác ở Mỹ cho những dự án do (...) và các công ty ở Việt Nam đấu thầu.

Các hợp đồng đó liên quan đến việc mua bán hệ thống vẽ bản đồ dưới nước, thiết bị phá bom, các bộ phận máy bay trực thăng, đầu dò hóa chất, các bộ phận thông tin liên lạc và các hệ thống radar trên không.

Theo công tố thì ông Nam Nguyen thương thảo các hợp đồng và hối lộ các (...) ở Việt Nam; Kim Nguyen giám sát các hoạt động của công ty ở Hoa Kỳ và xử lý tài chính; còn An Nguyên phụ trách việc tìm các công ty Hoa Kỳ cung cấp hàng hóa.

Bên cạnh việc nhận các tội, anh em ông Nam cũng nhìn nhận đã trả số tiền hối lộ hơn 250.000 USD cho các (...) ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1999 đến 2008 để đổi lại các hợp đồng.

Hai người nói các khoản tiền này đã được kê khai không đúng là tiền hoa hồng trong sổ sách của công ty.

Nexus nhìn nhận công ty hoạt động bằng phương tiện phi pháp và đồng ý ngưng hoạt động - một điều kiện khi nhận tội, Bộ Tư pháp cho biết.

Ngày 17/3 tòa dự trù sẽ ra phán quyết, và công ty có thể bị phạt đến 27 triệu đôo. Bản án cho Nam và An Nguyen có thể lên đến 35 năm tù, còn ông Kim đối mặt với bản án có mức cao nhất là 30 năm tù giam.

source

BBC Vietnamese

Tuesday 16 March 2010

4 ông Hàn Quốc xem mắt ‘lưu động’ 18 cô gái Việt



Tuesday, March 16, 2010







SÀI GÒN (TH) - Một vụ xem mắt “tập thể” của đàn ông Hàn Quốc ngay tại phi trường Tân Sơn Nhất đã bị bắt giữ.

Khác với những lần từng bắt giữ các nhóm tổ chức “xem mắt tập thể” ở các khách sạn hoặc một địa chỉ tư nhân, lần bắt giữ này lại ngay trong khuôn viên phi trường quốc tế.




Cảnh các cô gái chờ xem mắt lấy chồng Hàn Quốc khi bị công an ập vào bắt. (Hình: VietnamNet)


Theo bản tin VietnamNet, ngày 15 tháng 3, 2010, công an Q. Tân Bình, Sài Gòn, “lập hồ sơ xử lý hơn 20 đối tượng có liên quan đến một vụ môi giới quy mô lớn mà Ðội 5, Phòng CSÐT tội phạm về trật tự xã hội (PC14) Công An Thành Phố vừa bàn giao trong chiều cùng ngày.”

Theo nguồn tin, đây là những người bị tạm giữ khi bắt quả tang khi trong vụ “một nhóm gồm 4 người Hàn Quốc đang tổ chức xem mắt lưu động 18 ‘cô dâu’ Việt.”

Nguồn tin nói, cả nhóm đã bị tạm giữ.

Theo nguồn tin, “ngoài 18 cô gái Việt hầu hết quê tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như: An Giang, Long An, Ðồng Tháp, Kiên Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Cần Thơ,... còn có 4 người đàn ông mang quốc tịch Hàn Quốc. Trong đó có 2 ‘chú rể’ gồm: Cho Hyeongeun (SN 1971), Kim Beomsik (SN 1962) và 2 người tổ chức gồm: Kim Okdo và Kim Yeong Sull (đều SN 1961).”

VietnamNet kể cho thấy, để lấy thành công một người vợ Việt, “mỗi chú rể Hàn Quốc phải chi ra tổng cộng $4,000 USD. Trong đó, phía môi giới Hàn Quốc được $1,600 USD, người môi giới tên Nguyệt được $1,500 USD. Sau khi qua nhiều khâu trung gian như: tiền công cho các lò nuôi, tiền công cho người chuyên chở đến điểm tập kết... thì mỗi cô gái được chọn chỉ còn khoảng 3 triệu đồng.”

Các vụ tổ chức xem mắt tập thể bị coi là môi giới hôn nhân bất hợp pháp ở Việt Nam. Nhiều bài báo mô tả các cô dâu Việt lấy chồng Hàn Quốc đã bị ngược đãi, đánh đập dẫn đến tự tử hoặc bị giết chết. Dù vậy, nhiều cô gái có thể không chịu đựng nổi đời sống nghèo khổ thiếu thốn ở các vùng thôn quê, đã mạo hiểm tìm đường thoát.

Ngày 7 tháng 7, 2009, xảy ra một vụ bắt giữ 51 cô gái đang trình diễn cho 5 người đàn ông Hàn Quốc xem mặt ở phường Bình Trị Ðông, Q. Bình Tân, Sài Gòn. Trước đó, ngày 20 tháng 3, 2009, tại đường Dương Bá Trạc, P.2, Q.8. Sài Gòn.

66 cô gái chen chúc trong căn phòng khoảng 30m2 đang chờ một số người đàn ông Hàn Quốc đến xem mặt thì bị bắt giữ.

source

NGUOI VIET Online

Saturday 13 March 2010

Quảng Ngãi: “Tàu lạ” lại đâm chìm tàu cá ngư dân Lý Sơn ở Hoàng Sa


Ngày 13.03.2010 Giờ 13:38


Ngày 13-3, ông Nguyễn Xuân Hước, phó chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết: Tàu QNg 96516-TS của ông Dương Thành Phú ở thôn Tây, xã An Hải, huyện Lý Sơn vừa bị “tàu lạ” đâm chìm tại vùng biển Hòang Sa. 17 ngư dân đi trên tàu kịp nhảy xuống hai ghe thúng thoát chết giữa đêm khuya.

Ông Dương Thành Phú, thuyền trưởng tàu QNg 96516-TS chưa hết bàng hoàng kể lại: “Vào khoảng 1 giờ sáng ngày 9.3, trong lúc đang neo đậu ở rạn đá ngầm trên vùng biển Hoàng Sa cho anh em ngư dân ngủ thì bất ngờ một chiếc tàu pha siêu áp cỡ lớn (gấp ba tàu cá của ngư dân) chạy lao thẳng vào tàu chúng tôi. Trong vòng chưa đầy 5 phút, 2/3 phía trước tàu bị vỡ toang, sau đó tàu chìm nhanh xuống biển. Mặc dù chúng tôi đồng loạt thất thanh kêu cứu nhưng chiếc “tàu lạ” kia rồ ga chạy thẳng. Các ngư dân trên tàu hoảng hốt lao xuống biển. Tôi còn bình tĩnh nói các ngư dân còn lại ném hai thúng trên tàu xuống nên 17 ngư dân đã thoát chết trong gang tấc.”

Sau đó, tàu cá của ngư dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi chạy tới ứng cứu 17 ngư dân và chở đưa về đến huyện đảo Lý Sơn an toàn vào lúc 18 giờ ngày 11.3.

Được biết, tàu cá QNg 96516-TS ra khơi đánh bắt cá từ trưa 22.2 trên quần đảo Hoàng Sa đến rạng sáng 9.3 thì bị “tàu lạ” đâm chìm. Ước tính tổng thiệt hại của vụ tàu cá chìm nói trên lên hơn 2 tỉ đồng

Minh Đức

source

http://sgtt.com.vn/detail29.aspx?newsid=64142&fld=HTMG/2010/0313/64142

Friday 12 March 2010

Phản đối Hội Địa lý Mỹ làm sai bản đồ Hoàng Sa


- Việc ghi tên “China” vào quần đảo Hoàng Sa được xem như sự tự ý chấp nhận có tính thiên vị, nếu không nói sai trái, của National Geographic Society...

Tạp chí National Geographic Society (Hội Địa lý quốc gia Mỹ) đăng bản đồ thế giới trực tuyến, trong đó quần đảo đang tranh chấp Hoàng Sa có chữ “China”. Các bạn đọc Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá, Lê Quang Long đã viết thư phản đối gửi lên Ban biên tập của Hội này. Dưới đây là nội dung bức thư:

Ngày 10 tháng 3 năm 2010
Thư gửi National Geographic Society
1145 17th St, NW
Washington,D.C 20036-4688

Gửi ông Chris Jones, Trưởng Ban Biên tập

Kính thưa ông Jones,

Bản đồ vùng Biển Đông, cũng còn được gọi là Biển Nam Hải, được hội ông phổ biến cho thấy vùng đảo Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc.

Mô tả ảnh.

Trong bộ Bản đồ thế giới được phát hành trên website của tổ chức này tại địa chỉ natgeomaps.com, ở một số bản đồ, National Geographic Society ghi chú tại vị trí quần đảo Hoàng Sa là Xisha Qundao (Tây Sa quần đảo), theo cách định danh của người Trung Quốc, kèm chú thích “China” (Trung Quốc) ngay phía dưới.


Chúng tôi yêu cầu ông thay đổi danh xưng của vùng đảo này và trở lại tình trạng trước kia là đang trong vòng tranh chấp và “Việt Nam đang tuyên bố chủ quyền” nhằm tôn trọng sự công bình. Chúng tôi đòi hỏi ông xem xét lại việc phân định này dựa vào những điểm dưới đây:

1. Quần đảo Hoàng Sa, cũng như quần đảo Trường Sa, từ nhiều thế kỷ trước là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng tôi có nhiều tài liệu lịch sử về chủ quyền chính thức và cư dân Việt sinh sống lâu đời tại quần đảo này xác nhân chủ quyền Việt Nam của quần đảo Hoàng Sa. Trước kia không có nước nào trong vùng, kể cả Trung Quốc, tuyên bố chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa cho đến khi khám phá vùng đảo trong Biển Đông có chứa quặng dầu hỏa.

2. Năm 1974, lơi dụng sự rút quân của quân đội Mỹ giúp miền Nam trong cuộc chiến Việt Nam (1954-1975), Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa sau trận hải chiến đẩm máu ngắn giửa Hải Quân của nước Việt Nam Cộng Hòa trước kia và hải quân Trung Quốc.

Từ năm 1975, Nhà nước Việt Nam luôn xác định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam. Việt Nam luôn cực lực phản đối sự chiếm đống trái phép của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa, trực tiếp với Trung Quốc và trước Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tổ chức một cuộc hội nghị bàn về vấn đề Hoàng Sa va Trường Sa tại Hà Nội vào tháng 11 năm 2009.

Tạp chí của ông đã nhận biết sự thật rằng Trung Quốc chiếm đống quần đảo Hoàng Sa và một phần của quần đảo Trường Sa bằng hành động quân sự, cũng như ý đồ khống chế châu Á của họ.

Đây là những gì hội ông nói ra trong trang 10 của tập san Hội xuất bản tháng 12 năm 1998 “Năm 1988 Trung Quốc đã đánh chìm tàu của Việt Nam, giết ít nhất 70 thủy thủ, trước khi chiếm đống vài đảo của quần đảo Trường Sa - sự xung đột nghiêm trọng nhất kể từ khi Trung Quốc chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. Những sự căng thẳng về chủ quyền đưa đến sự thi đua vũ trang cùng với mối lo sợ Trung Quốc có ý đồ muốn làm bá chủ tất cà châu Á và kiểm soát vùng biển”.

3. Tình trạng tăng cường khả năng quân sự trong vùng Đông Nam Á hiện nay là hậu quả trực tiếp của hành động bá quyền mà Trung Quốc đang thực hiện trong vùng. Nam Dương đang gia tăng ngân sách quốc phòng. Việt Nam trong thời gian gần đây đã phải quyết định gia tăng khả năng quốc phòng bào vệ biển đảo qua việc mua nhiều loại vũ khí tân tiến từ Nga để phòng chống lại sự hăm dọa của Trung Quốc”.

4. Việc ghi tên “China” vào quần đảo Hoàng Sa được xem như sự tự ý chấp nhận có tính thiên vị, nếu không nói sai trái, của National Geographic Society đối một vấn đề còn đang trong vòng tranh chấp giửa hai quốc gia. Hành động tự ý này sẽ ảnh hưởng đến những suy luận có tính cách pháp lý quốc tế trong nhiều năm. Chúng tôi viết thư này vì National Geographic Society là một tổ chức uy tín và những bản đồ do National Geographic Society phát hành có thể sẽ được dùng làm tài liệu tham khảo.

Cám ơn sự xem xét kịp thời của ông.

Thay mặt những người Việt Nam quan tâm.

Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá, Lê Quang Long
source

Phản đối Hội Địa lý Mỹ làm sai bản đồ Hoàng Sa

Cập nhật lúc 16:00, Thứ Sáu, 12/03/2010 (GMT+7)
http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/201003/Phan-doi-Hoi-Dia-ly-My-lam-sai-ban-do-Hoang-Sa-898466/
Thứ Năm, 18/03/2010, 10:07 (GMT+7)

Google Maps cung cấp bản đồ sai lệch thông tin về lãnh thổ Việt Nam:

Sai hoàn toàn và không có giá trị pháp lý

TT - Thông tin Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ đưa bản đồ sai sự thật về quần đảo Hoàng Sa khiến công chúng còn chưa nguôi bức xúc thì trên trang Google Maps lại cung cấp một bản đồ không thể hiện đúng về đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, việc vẽ đường biên giới này quá sai lệch và thể hiện sự thiếu trách nhiệm của Google Inc khi vẽ đường biên giới chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

Gần một nửa TP Lào Cai bị vẽ nằm bên kia biên giới - Ảnh: M.Q. - X.L.

Công ty Google Inc, có trụ sở tại Mountain View, California, Hoa Kỳ, mới đây đã cung cấp dịch vụ ứng dụng và công nghệ bản đồ trực tuyến miễn phí tại trang web http://maps.google.com/, trong đó đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc đã được vẽ với nhiều sai lệch nghiêm trọng.

Nhiều vùng lãnh thổ Việt Nam bị nằm bên kia biên giới

Trên bản đồ của Google Inc, hàng loạt địa danh trên lãnh thổ Việt Nam với diện tích lên đến hàng ngàn kilômet vuông đã bị vẽ nằm bên biên giới Trung Quốc. Sự sai lệch này kéo dài từ Apachải (tỉnh Điện Biên) cho đến TP Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh).

Một trong những điểm sai nghiêm trọng là đường biên giới đi qua TP Lào Cai. Theo đường biên giới (nét đậm, vạch liền trên ảnh - PV) được thể hiện trên bản đồ, gần một nửa TP Lào Cai bị dịch chuyển sang bên biên giới Trung Quốc gồm toàn bộ chợ Cốc Lếu, cầu Cốc Lếu, các trường Nguyễn Công Hoan, THCS Lê Quý Đôn...

Tại địa phận tỉnh Lào Cai, đường biên giới thể hiện trên bản đồ của Google đều bị vẽ lấn vào địa phận Việt Nam nhiều kilômetvới toàn bộ phần sông Hồng, từ Lũng Pô đến TP Lào Cai, đều thuộc về phía bên kia biên giới.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, phó bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Sùng Chúng cho rằng đây là một chuyện không thể tin được. Ông cho biết tỉnh Lào Cai mới đây đã hoàn thành việc phân giới cắm mốc biên giới Việt - Trung nên không thể chấp nhận việc có một bản đồ được cung cấp rộng rãi trên thế giới lại sai lệch nghiêm trọng như vậy.

Trên bản đồ trực tuyến này, hàng loạt cửa khẩu của Việt Nam cũng bị xê dịch. Cụ thể, các cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang), Tà Lùng, Trà Lĩnh (Cao Bằng), Tân Thanh (Lạng Sơn) đều bị vẽ nằm sâu phía bên kia đường biên giới nhiều kilômet. Đáng chú ý, theo bản đồ này, toàn bộ thác Bản Giốc của Việt Nam đều không còn nằm trong lãnh thổ.

Phần thác Bản Giốc thuộc địa phận nước ta đã được phân giới cắm mốc lại nằm sâu trong lãnh thổ Trung Quốc với chú thích hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc và phiên âm tiếng Anh, khi dịch ra tiếng Việt là thác Đức Thiên. Trên bản đồ này không có bất kỳ chú thích nào về các địa danh trên thuộc chủ quyền lãnh thổ nước ta.

Ngoài ra còn hàng trăm khu vực và địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam cũng đã bị chia cắt theo bản đồ của Google Inc. Cách thể hiện bản đồ của Google Inc mang đến cho người xem bản đồ cách hiểu những địa danh trên không thuộc về Việt Nam.

Sai hoàn toàn

Ông Đỗ Viết Thi, phó giám đốc Trung tâm Biên giới và địa giới (Bộ Tài nguyên - môi trường), cho biết đường biên giới được thể hiện trên bản đồ của Google Maps là sai hoàn toàn và không có giá trị pháp lý.

Ngày 18-11-2009, Việt Nam và Trung Quốc đã ký nghị định thư về phân giới cắm mốc biên giới và hai văn kiện gồm hiệp định về quy chế quản lý biên giới và hiệp định về cửa khẩu. Hai bên đang làm các thủ tục để phê chuẩn theo pháp luật của hai bên. Hiện nay bản đồ phân giới cắm mốc hai bên đều đã in và trao cho nhau.

Về đường biên giới phân giới cắm mốc, ông Thi cho biết cơ bản được xác định theo công ước Pháp - Thanh trước đây và chỉ có một vài điều chỉnh nhỏ ở một số khu vực theo thỏa thuận từ năm 1999. Riêng đoạn Lào Cai, từ thượng cổ đến nay, biên giới Lào Cai chủ yếu theo sông, trên bản đồ và các cuốn Atlas của Việt Nam hoặc Trung Quốc đều vẽ như vậy.

Trung tâm Biên giới và địa giới đã kiểm tra và nhận thấy bản đồ của Google Maps có rất nhiều sai lệch. Rõ ràng nhất là sông suối, biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chủ yếu đi theo sông biên giới gồm sông Lũng Pô, sông Hồng, sông Nậm Thi, sông Ba Kết, sông Xanh, sông Chảy. Các sông này trên ảnh vệ tinh đều có thể nhận biết bằng mắt thường, đặc biệt là sông Hồng.

Nhưng trên Google Maps, hệ thống sông này đều có những đoạn bị vẽ sai. Đáng nói là đường biên giới từ xưa đến nay đều thể hiện giữa sông nhưng trên bản đồ Google Maps lại lấn lên phần đất liền vào sâu lãnh thổ Việt Nam. Tương tự, tại TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, đường biên giới đi theo sông Bắc Luân, sông Ka Long nhưng trên bản đồ Google Maps lại không vẽ theo các con sông này mà lấn vào phần đất liền Việt Nam.

Một điểm sai nghiêm trọng nữa là ngay trên ba lớp hiển thị (lớp bản đồ về đường sá, lớp ảnh vệ tinh, lớp địa hình) của bản đồ do Google Maps cung cấp có nhiều điểm sai lệch với nhau, giữa lớp đường sá thể hiện trong bản đồ so với lớp ảnh vệ tinh cũng có rất nhiều sai sót.

Vẫn theo ông Thi, bản đồ của Google Maps là bản đồ không có giá trị pháp lý vì không có tổ chức, quốc gia nào công nhận hay chịu trách nhiệm về tính chính xác của nó. Tuy nhiên, nguy hại ở chỗ bản đồ này được tung lên mạng nên những sai sót trên bản đồ sẽ dẫn đến hiểu lầm cho người xem bản đồ, nhất là những người không được tiếp cận đầy đủ thông tin về biên giới. Thậm chí có thể đặt câu hỏi Google vẽ bản đồ như thế này có dụng ý gì.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Cục Đo đạc và bản đồ Việt Nam (Bộ Tài nguyên - môi trường) cũng khẳng định bản đồ này có rất nhiều điểm sai, những thông tin cung cấp từ bản đồ này không hề có tính pháp lý.

Bản đồ Google Maps không có căn cứ pháp lý

Bà Nguyễn Thị Hạ, phó trưởng phòng công nghệ và thẩm định, Cục Đo đạc và bản đồ Việt Nam, khẳng định đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc đã được thể hiện trên bộ bản đồ quốc gia, được ký kết theo nghị định thư về phân giới cắm mốc biên giới.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, bản đồ khi được phát hành trên lãnh thổ Việt Nam, kể cả từ nước ngoài nhập vào, chỉ được công nhận có tính pháp lý khi và chỉ khi đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc chính xác như bản đồ đính kèm trên nghị định thư.

Như vậy, tất cả những đường biên giới thể hiện trên các bản đồ không tuân thủ theo đúng quy định này thì không có tính pháp lý và không được công nhận. Google Maps cung cấp bản đồ với đường biên giới quốc gia như trên mang tính chất trôi nổi vì không có cơ quan nào, quốc gia nào đứng ra nhận trách nhiệm về thông tin thể hiện trên Google Maps.

Mặt khác, cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam chưa có xác nhận tính chính xác và đúng đắn về bản đồ trên, do đó bản đồ này không có tính pháp lý nên không có giá trị pháp lý về biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

MINH QUANG - XUÂN LONG

---------------------------

Về trả lời của Hội địa lý quốc gia Hoa Kỳ: Rõ ràng là chưa thỏa đáng

Ngày 17-3, Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ đã ra thông cáo báo chí trả lời việc Chính phủ và nhân dân Việt Nam yêu cầu hội sửa lỗi sai về thông tin liên quan đến vị trí quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ trực tuyến.

Thông cáo có đoạn viết: “Gần đây chúng tôi nhận được những lời phàn nàn về cách mô tả trên bản đồ thế giới, ở tỉ lệ mà khó cho chúng tôi đưa thông tin chi tiết về quần đảo nhỏ như Paracel Islands. Chúng tôi đã xem xét tình hình một cách cẩn trọng và nhận thấy rằng chỉ đơn giản biểu thị quần đảo bằng tên Trung Quốc và từ “China” mà không giải thích thêm có thể dẫn tới hiểu sai và hiểu nhầm.

Trong tương lai, chúng tôi sẽ giải thích thêm trên các bản đồ khác như mô tả bên trên, hoặc sẽ bỏ đi mọi cách định danh (đối với vị trí này)”.

Kiểm tra chiều 17-3 trên bản đồ thế giới ở địa chỉ http://www.natgeomaps.com/world_decorator_zoomify.html?zoomifyImagePath=assets/files/zoomify/re00622077/re00622077_1_img&zoomifyNavigatorVisible=false, Tuổi Trẻ nhận thấy vẫn còn chữ Xisha Qundao (quần đảo Tây Sa) như tên chính thức của vị trí quần đảo Hoàng Sa, chữ “China” màu đỏ ở bên dưới thể hiện Trung Quốc đang sở hữu vị trí này.

Như vậy, ít ra Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ cũng đã thừa nhận có sai sót và đưa ra hướng sửa sai dù còn nửa vời, thậm chí là cực đoan, khi cho rằng “sẽ bỏ hết mọi định danh (đối với vị trí này)”.

Chúng tôi cho rằng nội dung trả lời này là chưa thỏa đáng. Rõ ràng hội không thể tự bào chữa cho sai sót của mình vừa qua là “chỉ đơn giản biểu thị” và đổ lỗi cho người xem là hiểu nhầm và hiểu sai. Không thể cố biện bạch là chỉ ghi chú theo hiện trạng bởi sự khinh suất, vô tình hay cố ý, của một tổ chức đã có bề dày cả trăm năm đã cho thấy một sự thiếu khách quan khoa học cần thiết, và tự nó không khỏi không bao hàm một thái độ chính trị thiên lệch..

Về hướng sửa sai, chúng tôi cũng cho rằng không thể chuyển từ một cực này sang một cực khác bởi mọi thái cực đều sai với sự thật. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là sự thật không thể chối cãi.

KHỔNG LOAN - ĐÌNH TẤN

source

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=368876&ChannelID=3


Anh quốc cảnh báo thực trạng tội phạm người Việt



Đại sứ Mark Kent dẫn chứng bằng bài mới nhất trên báo Metro.

Đại sứ Anh tại Việt Nam nói thực trạng tội phạm và nhập cư bất hợp pháp đang làm tổn hại tới uy tín của cộng đồng người Việt tại Anh.

Trong cuộc trao đổi và bàn bạc với một số người Việt đã ở Anh lâu năm, Đại sứ Mark Kent nói: "Tôi không muốn thấy việc nhắc đến chữ Việt Nam là người ta liên tưởng tới trồng cần sa và nhập cư bất hợp pháp".

Tại buổi gặp mặt ở London ngày 05/03/2010 tại phía đông London, Đại sứ Mark Kent nói: “Thật không may là uy tín của cộng đồng người Việt tại Anh vào lúc này đang bị ảnh hưởng tiêu cực”.

Cuộc họp diễn ra chỉ một ngày sau khi báo chí tại Anh đăng tải tin cảnh sát đột nhập vào một tòa biệt thự sang trọng ở miền trung nước Anh có vườn và phòng trong nhà bị dùng để trồng cần sa và một số người bị bắt là người Việt.

“Thực ra không chỉ là uy tín của cộng đồng người Việt tại Anh bị ảnh hưởng mà chúng ta cũng phải thấy rằng nhập cư bất hợp pháp và tội phạm là hai vấn đề có liên kết với nhau”.

"Chúng ta nói tới không chỉ hoạt động trồng cần sa mà cả các vụ bắt cóc hoặc thậm chí giết người”, Đại sứ Mark Kent nói.

Bổn phận chung

Có mặt trong buổi gặp mặt này, bà Mai Bateman, một người Việt sống tại Anh 25 năm cũng tỏ ra quan ngại về thực trạng di dân trái phép và tội phạm người Việt mà được cho là số ít nhưng đang gia tăng tại Anh nói chung.

Bà nói: “Thách thức lớn là làm cho những người nhập cư hiểu thêm và thực hiện đúng luật pháp nước sở tại và làm được như vậy là phần nào hỗ trợ được họ hòa nhập và ổn định sống tốt ở xã hội Anh”.

“Những người thiếu hiểu pháp luật sẽ dễ bị các tổ chức tội phạm lợi dụng, làm ảnh hưởng uy tín nói chung”, bà Mai nói.

Đại sứ Mark Kent nói: “Vì lợi ích của cộng đồng người Việt tại Anh cũng như của các cá nhân người Việt, tôi nghĩ rằng chúng ta phải có trách nhiệm làm việc cùng nhau để khắc phục tình tình trạng này cũng như chống lại những người đứng sau các hoạt động này”.

“Và nếu chúng ta làm được điều này thì có nghĩa là ngưng được ảnh hưởng tiêu cực đối với Anh quốc và Việt Nam cũng như đối với các cá nhân dính líu vào”.

Tham dự cuộc gặp mặt này còn có đại diện của Ban Di trú Bộ ngoại giao Anh, Cơ quan Xuất nhập Cảnh thuộc Bộ Nội vụ Anh.

Đây cũng là dịp để nhà chức trách Anh giới thiệu cho truyền thông và cộng đồng về Chương trình Hồi hương Tự nguyện có Trợ giúp dành cho Di Dân Bất hợp Lệ của Tổ chức Di Dân Quốc tế (IOM).

Ông Lương Sơn Thành từ Tổ chức người Việt VAUK nói "Chúng tôi mong muốn hợp tác với giới chức của Anh cũng như IOM cho mục tiêu đưa những người nhập cư bất hợp pháp tham gia vào chương trình hồi hương như vậy".

source

BBC Vietnamese

Monday 8 March 2010

Phim Đừng Đốt về tay không



Một cảnh trong phim Đừng Đốt

Bộ phim đã nhận được nhiều lời khen

Bộ phim nói về cuộc chiến tranh Việt Nam dựa trên Nhật ký Đặng Thùy Trâm không lọt vào danh sách vòng trong của giải thưởng Oscar dành cho phim nước ngoài.

Tuy nhiên phim Đừng Đốt của đạo diễn Đặng Nhật Minh được khen ngợi là đã hé mở một góc nhìn về quá trình hàn gắn vết thương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Nhật ký Đặng Thùy Trâm ghi lại những tâm tư tình cảm của cô bác sỹ trẻ 27 tuổi trong thời kỳ chiến tranh những năm 1960.

Đáng tiếc bộ phim đại diện cho Việt Nam tham dự Giải thưởng Điện ảnh Oscar lần thứ 82 tại Hoa Kỳ đã về tay không.

Phim Bí mật trong mắt họ của Argentina đoạt giải dành cho phim nước ngoài hay nhất.

Tựa đề phim Đừng Đốt được giải thích là khi người cựu binh Mỹ Fred Whitehurst tìm thấy cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm, ông được khuyên không nên đốt hủy mà nên giữ nó lại vì trong nhật ký đã sẵn lửa.

Khi chiếu tại Mỹ, bộ phim được đón nhận khá nhiệt tình trong công chúng sở tại. Tuy nhiên cộng đồng người gốc Việt thì tỏ ra dè dặt, nhiều người hoài nghi vì bộ phim để cập nhiều vấn đề tế nhị liên quan cuộc chiến, như các trải nghiệm đau thương và sự chia rẽ Bắc Nam.

Bộ phim Đừng đốt do ông Đặng Nhật Minh, một trong những nhà đạo diễn hàng đầu của Việt Nam viết kịch bản và đạo diễn, với sự tham gia của diễn viên Minh Hương, một khuôn mặt khá mới mẻ trong làng điện ảnh.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt Ngữ, khi bộ phim được trình chiếu tại Việt Nam nhân dịp 30/4 và 1/5 năm 2009, đạo diễn Đặng Nhật Minh cho biết chính những câu chuyện xung quanh số phận của cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã thu hút và thôi thúc ông viết kịch bản cho bộ phim này.

Bộ phim không tập trung vào những khốc liệt của chiến tranh mà là một hành trình với những đan xen giữa quá khứ và hiện tại.

Phim đã được công chiếu tại Anh và nhiều trường đại học ở Mỹ.

source

BBC Vietnamese

Thursday 4 March 2010

‘Người yêu nước’



Sau 22 ngày thẩm vấn, Cơ quan An ninh gọi GS Nguyễn Huệ Chi là 'người yêu nước.'

An ninh Việt Nam công nhận giáo sư Nguyễn Huệ Chi là ‘người yêu nước’, sau 20 ngày thẩm vấn về hoạt động của trang bauxitevietnam.info, theo Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, cố vấn luật pháp cho trang Bauxite Việt Nam.

Ông Vũ nói thêm, cơ quan An ninh Điều tra thuộc bộ Công an thừa nhận rằng trang Bauxite Việt Nam có nội dung yêu nước.

13 tháng Giêng năm nay cơ quan An ninh đã bất ngờ lục soát nhà Giáo sư Nguyễn Huệ Chi tịch thu ổ cứng máy tính và các tài liệu khác. Đồng thời đưa Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đến trụ sở của cơ quan An ninh để thẩm vấn.

Sau hai mươi hai ngày, đến 4/2, cơ quan An ninh mới thôi thẩm vấn Giáo sư Nguyễn Huệ Chi.

Tuy nhiên đến ngày 8/2 ổ cứng máy tính mới được cơ quan An ninh trả lại cho Giáo sư.

Trong khi đó trang mạng Bauxite Việt Nam bị tin tặc đánh nhiều lần, buộc những người chủ xướng phải chuyển sang nhiều địa chỉ khác.

Như boxitvn.info; boxitvn.net; boxitvn.org; boxitvn.blogspot.com. Và boxitvn.worldpress.com

“Những địa chỉ này hoạt động song song, nếu một địa chỉ bị đánh sập, người đọc có thể truy cập các địa chỉ khác,” tin trên mạng của Bauxite Việt Nam (boxitvn.worldpress.com) cho hay.

Theo Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, hoạt động của mạng Bauxite Việt Nam (bauxitevietnam.info) không có gì vi phạm luật pháp Việt Nam. Do đó ông Vũ khẳng định việc cơ quan Anh ninh điều tra lục soát nhà của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, thu ổ cứng máy tính và các tài liệu khác, cũng như thẩm vấn Giáo sư là hành vi phạm pháp.

Cù Huy Hà Vũ: Đúng. Thứ nhất là về đăng ký. Không có bất cứ quy định nào nói trang mạng đó phải được cơ quan có thẩm quyền VN cho phép. Không cấm thì cứ vô tư làm, đúng không. Đó là về hình thức, về đăng ký.

Về mặt nội dung, miễn là ở trong cái trang mạng đó không có đưa quan điểm hay yêu cầu nào mà vi phạm hiến pháp hay pháp luật VN. Cho đến giờ không có luôn. Tất nhiên trong nội dung bài vở có những quan điểm cứng, thậm chí là ngược lại với quan điểm của nhà nước VN, thì đấy cũng là chuyện bình thường. Ngay chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang bên Mỹ hẳn hoi, và từng nói là bất đồng chính kiến là chuyện bình thường. Chính kiến là gì, chính kiến là quan điểm chính trị. Khác nhau là chuyện bình thường, có gì đâu.

Nếu có bài báo nào vu khống hay xúc phạm đến danh dự của cá nhân, hay tổ chức, hãy viết đơn khiếu nại ban biên tập, nếu họ không sửa đổi thì viết đơn khởi kiện ra tòa dân sự. Đây là vấn đề hoàn toàn dân sự chứ không có chuyện cơ quan An ninh can thiệp vào.

BBC: Thế còn chuyện cơ quan an ninh khám xét nhà Giáo sư Nguyện Huệ Chi, thu ổ cứng máy tính của Giáo sư và đưa Giáo sư đến cơ quan An ninh để thẩm vấn, ông nhìn nhận chuyện đó như thế nào.

Cù Huy Hà Vũ: Tôi cho rằng hành động của họ vi phạm pháp luật. Hai điểm phi pháp ở đây. Thứ nhất lục soát nhà của công dân, nhà của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi mà không có căn cứ rõ ràng cho thấy Giáo sư Nguyễn Huệ Chi có hành vi phạm pháp hình sự. Không có và cho đến giờ cũng không có. Và qua điều tra đủ các thứ, rồi chứng minh, cuối cùng họ phải thừa nhận với Giáo sư Nguyễn Huệ Chi là trang mạng là hoàn toàn yêu nước, không có gì vi phạm pháp luật, bản thân Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và những người trong cuộc là yêu nước.

Về phần tôi, họ chỉ trách Giáo sư Nguyễn Huệ Chi là tại sao ông lại quan hệ với Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ làm gì, ông này dữ dằn và không nhã, đấy họ chỉ nói đến thế thôi.

Vi phạm pháp luật thứ hai là đã đưa Giáo sư đến cơ quan An ninh để thẩm vấn mà không có căn cứ để xác định Giáo sư Nguyễn Huệ Chi có dấu hiệu phạm pháp hình sự. Khi đã không có dấu hiệu phạm pháp hình sự thì không có cơ quan nào (Viện Kiểm sát, Tòa án, hay cơ quan Công an có quyền triệu tập hay đưa đến những cơ quan đó để thẩm vấn.

Nếu họ thích tìm hiểu tình hình trang mạng Bauxite Việt Nam thì phải đến nhà Giáo sư hỏi han hay đề nghị Giáo sư giải đáp vấn đề này vấn đề kia chứ không có quyền bắt người ta đến trung tâm thẩm vấn.

BBC: Chuyện cơ quan An ninh Việt Nam thẩm vấn Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đến nay đã có kết luận chính thức nào chưa, thưa ông?

Cù Huy Hà Vũ: Thứ nhất đây là hành động trái pháp luật. Cái thứ hai, tôi cần vạch rõ cách làm việc của họ như thế này. Có nhiều trường hợp cơ quan An ninh không có chứng cứ tội phạm, thành ra người ta cứ làm bừa, cứ bắt hay là lục soát để tịch thu ổ cứng vi tính hay là sách vở tài liệu này kia, quá trình lục soát trái pháp luật như thế mà nếu người ta tìm được ở đương sự những chứng cứ, những vấn đề này, vấn đề kia để khép vào tội, thì lúc ấy người ta lại quay ra khép tội trên cơ sở những chứng cứ mà ngay từ đầu người ta không có. Trong vụ này thì kết quả điều tra của cơ quan An ninh qua những tài liệu đã thu thập được từ ổ cứng máy vi tính của Giáo sư cũng như các tài liệu mà họ đã cưỡng đoạt tại nhà Giáo sư đều không cho thấy có một chứng cứ nào để chứng minh GS Nguyễn Huệ Chi cũng như những người khởi xướng khác là giáo sư Nguyễn Thế Hùng, hay nhà văn Phạm Toàn là có hành vi vi phạm pháp luật. Cũng như người bảo hộ trang mạng này về mặt luật pháp là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ không có bất kỳ hành vi phạm pháp luật gì cả.

Cho nên tôi khẳng định việc cơ quan an ninh đã phải trả lại cho Giáo sư Nguyễn Huệ Chi các đồ đạc đã tịch thu vào ngày 8/2 vừa qua, sau đó còn đem tặng rượu và nói mồm với Giáo sư là họ phải công nhận trang Bauxite Việt Nam là trang mạng với tuyệt đại đa số bài vở là yêu nước, và những người chủ trương không hề vi phạm pháp luật.

Tôi cho rằng cơ quan An ninh Bộ Công an Việt Nam đã thất bại trong ý đồ của họ là hình sự hóa trang mạng Bauxite Việt Nam, hình sự hóa những người chủ trương để đi tới dập tắt trang mạng này. Trên thực tế trang Bauxite Việt Nam là tiếng nói có trọng lượng và uy tín nhất của giới trí thức Việt Nam phản kháng những hành vi và chính sách sai lầm dẫn đến thảm họa có thể nói là mất nước, của ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay, mà đứng đầu là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Phản ứng của Giáo sư

Sau khi Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ trả lời phỏng vấn BBC Việt Ngữ, chúng tôi có gọi điện đến Giáo sư Nguyễn Huệ Chi tham vấn ý kiến của ông, là "người trong cuộc". Ông Nguyễn Huệ Chi ngẫm nghĩ một ngày mới phản hồi chúng tôi bằng mấy dòng như sau:

"TS luật Cù Huy Hà Vũ là người bảo hộ luật pháp cho trang mạng Bauxite Việt Nam, một sự bảo hộ tự nguyện và nhiệt tình hiếm thấy. Tất nhiên với tư cách người khởi xướng và điều hành trang mạng, tôi rất quý trọng sự bảo hộ bất vụ lợi và rõ ràng chỉ vì mục tiêu chung là lòng yêu nước đó. Nhưng tôi là một nhà khoa học không theo ngành luật, lại cũng không hề nghĩ mình có vi phạm điều gì đối với luật pháp Việt Nam, nên khi bất ngờ bị khám nhà vào ngày 13-1-2010 thì tôi - và cả vợ tôi - chỉ nghĩ đơn giản là cơ quan an ninh đến mình là để mong tìm sự thật, vậy thì tốt nhất mình hãy tích cực giúp họ sớm tìm ra sự thật để mọi việc trở nên rõ ràng. Vì thế tôi và vợ tôi tự nguyện làm mọi việc theo yêu cầu của họ mà không phàn nàn gì. Quả nhiên, cuối cùng thì sự thật đã phơi bày, và theo tôi thì nó đã được phơi bày rất sớm (chỉ khoảng sau vài ba ngày), khi mà bằng mọi nghiệp vụ kỹ thuật hiện đại nhất họ đã lục tìm hết trong ổ cứng máy tính của tôi, kể cả khôi phục lại những gì tôi đã bỏ đi, mà vẫn chẳng thấy một tài liệu nào gọi là phản động, cũng chẳng liên quan đến một người nào nằm trong danh sách phản động của họ cả. Sở dĩ việc điều tra có hơi lâu là vì, theo tôi nghĩ, hình như từ cấp nào rất cao thì phải, cứ muốn trang mạng của chúng tôi phải ngừng lại vì một lý do nào đấy họ không nói thẳng ra được hoặc không tiện biện minh, mà tìm không ra những lý do xác đáng để làm điều đó. Cho nên mới "cù cưa" kéo dài. Có vậy thôi.

Còn quá trình làm việc với anh chị em an ninh (không nói những người lãnh đạo cấp cao mà tôi có tiếp xúc 2 lần với 2 người, cũng khá thú vị, có dịp sẽ kể sau) thì như anh Phạm Toàn đã nói được một phần, đây là một đội ngũ trẻ, có học và có nhân cách. Họ biết mình đang đối thoại với ai và phải xử sự như thế nào cho đúng, tất nhiên không tránh khỏi những lúc căng thẳng vì hai bên cùng bảo vệ chân lý trên quan điểm của mỗi bên. Đối với tôi, những nguyên tắc sống mình đã đặt ra thì không bao giờ mình chịu lùi, tuyệt không bao giờ; trong nguyên tắc sống ấy có vấn đề quan điểm: trí thức là người độc lập về tư tưởng và tự do, không một thứ mệnh lệnh nào áp đặt được lên mình. Cuối cùng thì mọi thứ đã kết thúc có hậu, các bạn từng thẩm vấn tôi rất căng đã đến bày tỏ thiện chí của họ - gián tiếp thừa nhận tôi là người có nhân cách và lý tưởng, không để ai, phía nào mua chuộc hay lôi kéo cả. Vì vậy, tôi không muốn nghĩ ở góc độ luật pháp như bạn Vũ nghĩ, rằng đây là việc trái luật hay không trái luật, cũng không muốn khoe khoang mình là người yêu nước vì đó là chuyện dĩ nhiên không cần phải nói. Bởi theo tôi, cuộc đời này luôn là một nghiệm sinh, mỗi chặng đường mình trải, mỗi con người mình gặp, dù tốt hay xấu đều là duyên nghiệp của mình".

source

BBC Vietnamese