Sunday 18 October 2009

Tóm tắt tiểu sử Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn



1. Họ và tên: Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo)
2. Năm sinh: Sinh năm 1228; Mất năm 1300.
3. Quê quán: Phủ Thiên Trường (nay thuộc xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định).
4. Cuộc đời và sự nghiệp:
Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất nước đói kém, loạn ly. Trần Thủ Độ, một tôn thất tài giỏi đã xếp đặt bầy mưu giữ cho thế nước trông chênh thành bền vững.

Bấy giờ Trần Cảnh còn nhỏ mới 11 tuổi, vợ là Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của dòng họ Lý. Vì nhường ngôi cho chồng nên trăm họ và tôn thất nhà Lý dị nghị nhà Trần cướp ngôi. Trần Thủ Độ rất lo lắng.

Bấy giờ Trần Liễu, anh ruột vua Trần Cảnh lấy công chúa Thuận Thiên, chị gái Chiêu Hoàng đang có mang. Trần Thủ Độ ép Liễu nhường vợ cho Cảnh để chắc có một đứa con cho Cảnh. Liễu nổi loạn. Thủ Độ dẹp tan nhưng tha chết cho Liễu. Song điều này không dẹp nổi lòng thù hận của Liễu. Vì thế Liễu kén thày dạy giỏi cho con trai mình thành bậc văn võ toàn tài, ký thác cho con mối thù sâu nặng. Người con trai ấy chính là Trần Quốc Tuấn.

Thuở nhỏ, có người đã khen Quốc Tuấn là bậc kỳ tài. Khi lớn lên, Trần Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, thông kim bác cổ, văn võ song toàn. Trần Liễu thấy con như vậy mừng lắm, những mong Quốc Tuấn có thể rửa nhục cho mình. Song cuộc đời Trần Quốc Tuấn trải qua một lần gia biến, ba lần quốc nạn, ông tỏ ra một bậc hiền tài. Thù nhà ông không đặt lên trên quyền lợi dân nước, xã tắc. Ông biết dẹp thù riêng, vun trồng cho mối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần khiến cho nó trở thành cội rễ của đại thắng.

Bấy giờ quân Nguyên sang xâm chiếm Việt Nam. Trần Quốc Tuấn đã giao hảo hoà hiếu với Trần Quang Khải. Hai người là hai đầu mối của hai chi trong họ Trần đồng thời một người là con Trần Liễu, một người là con Trần Cảnh, hai anh em đối đầu của thế hệ trước. Sự hoà hợp của hai người chính là sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hung hãn.

Chuyện kể rằng: Thời ấy tại bến Đông, ông chủ động mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Quang Khải...

Rồi một lần khác, ông đem việc xích mích trong dòng họ dò ý các con. Trần Quốc Tảng có ý khích ông cướp ngôi vua của chi thứ, ông nổi giận định rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. Do các con và những người tâm phúc xúm vào van xin, ông bớt giận, dừng gươm và bảo rằng: Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thầy này nữa!

Trong chiến tranh, ông luôn hộ giá bên vua, tay chỉ cầm cây gậy bịt sắt. Thế mà vẫn có lời dị nghị, sợ ông sát vua. Ông bèn bỏ luôn phần gậy bịt sắt chỉ chống gậy không mỗi khi gần cận nhà vua. Và sự nghi kỵ cũng chấm dứt. Giỏi tâm lý, chú ý từng việc nhỏ để tránh hiềm nghi, yên lòng quan, yên lòng dân, đoàn kết mọi người vì nghĩa lớn dân tộc. Ông là một tấm lòng trung trinh son sắt vì vua vì nước.

Năm 1283, Vua giao quyền tiết chế cho Trần Quốc Tuấn. Ông biết dùng người tài như các anh hùng: Phạm Ngũ Lão, Dã Tượng, Yết Kiêu, Trương Hán Siêu... đều từ cửa tướng của ông mà ra. Ông rất thương binh lính, họ cũng rất tin yêu ông. Đội quân cha con ấy trở thành đội quân bách thắng.

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng cột đá chống trời. Ông soạn hai bộ binh thư: "Binh thư yếu lược" và "Vạn Kiếp tông bí truyền thư" để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc. Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời ca ngợi ông..."Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương...", "Biết dĩ đoản binh chế trường trận, có nghĩa là lấy ngắn chống dài. Khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, Trần Quốc Tuấn truyền lệnh cho các tướng, răn dạy chỉ bảo lẽ thắng bại, tiến lui.

Bản Hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn mang tầm tư tưởng của một bậc đại bút .

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên - Mông , Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn.

Năm 1258, Trần Quốc Tuấn chỉ huy đánh chặn quân Mông Cổ ở Hưng Hoá.

Năm 1284, khi quân Nguyên - Mông chuẩn bị sang xâm lược Đại Việt lần thứ II, Trần Quốc Tuấn tổ chức duyệt quân ở Đông Bộ Đầu, đọc “Hịch tướng sĩ”, tổ chức rút lui chiến lược, bảo toàn lực lượng.

Cuối tháng 2 năm 1285, quân Nguyên – Mông vào Thăng Long, vua Trần lo ngại ướm hỏi, Trần Quốc Tuấn khảng khái thưa: “Nếu bệ hạ muốn hàng, trước hết xin hãy chém đầu thần”.

Tháng 5 năm 1285, Trần Quốc Tuấn cho quân Trần tổng phản công và trực tiếp chỉ huy đánh thắng trận đầu ở A Lỗ; liên tiếp thắng lớn trong các trận: Hàm Tử, Chương Dương và Vạn Kiếp, đánh bại cuộc xâm lược lần thứ II của Nguyên – Mông.

Năm 1287, trước tình thế quân Nguyên – Mông chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần III, vua Trần hỏi về thế địch, Trần Quốc Tuấn thưa: “Năm nay đánh giặc nhàn”. Khi triều Trần muốn tuyển mộ thêm quân, Trần Quốc Tuấn nêu nguyên tắc “Quân cần tinh, không cần nhiều” và chính mình rèn quân theo nguyên tắc đó.

Tháng 1 năm 1288, quân Trần đánh thắng trận Vân Đồn.

Tháng 4 năm 1288, thắng lớn trong trận Bạch Đằng và trận phục kích ở ải Nội Bàng (Bắc Giang), tiêu diệt hàng vạn quân địch, đánh bại ý đồ xâm lược của quân Nguyên. Được vua Trần phong: thái sư thượng phụ thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.

Hai tháng trước khi mất, Vua Anh Tông đến thăm lúc ông đang ốm có hỏi: Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?. Ông đã trăng trối những lời cuối cùng, thật thấm thía và sâu sắc cho mọi thời đại dựng nước và giữ nước: "Thời binh phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước".

Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm Canh Tí, Hưng Long thứ 8 (1300) "Bình Bắc Đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời.

Theo lời dặn lại, thi hài ông được hoả táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ, san phẳng trồng cây như cũ.

Khi ông mất, vua phong cho ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông thuở sinh thời. Công lao sự nghiệp của ông khó kể hết. Vua coi như bậc trượng phu, trăm họ kính trọng ông gọi là Hưng Đạo Đại vương. Trần Hưng Đạo là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hoá Việt Nam.








Một số hiện vật liên quan



Trận đánh tiêu biểu
Trận Vạn Kiếp (2/1285)
Trận Hàm Tử (5/1285)
source
http://www.btlsqsvn.org.vn/Chi_tiet_danh_nhan/?%5E?=37

Giáo hội Phật giáo VN nói về vụ Bát Nhã




Tu viện Bát Nhã đã bị đập phá hôm 27/09

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã có phát biểu chính thức về diễn biến liên quan Tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng.

Trong văn bản đăng trên báo Giác Ngộ, cơ quan ngôn luận của GHPGVN, chức sắc giáo hội yêu cầu cho phép các tăng ni theo pháp môn Làng Mai được ở lại chùa Phước Huệ, nơi họ đang tá túc sau khi bị buộc phải rời Tu viện Bát Nhã, cho tới tháng 12/2009.

GHPGVN cho biết: "Trong thời gian chờ tìm nơi cư trú thích hợp của tăng ni theo từng địa phương, thì số tăng ni này vẫn tạm trú tại chùa Phước Huệ, dưới sự bảo lãnh của trụ trì và tuân thủ các quy định pháp luật."

Văn bản này cũng khẳng định rằng GHPGVN "nhất trí là không công nhận sự tu tập bất hợp pháp và cá nhân không hợp pháp", nhưng cho rằng cần có thời gian để sắp xếp cho họ tiếp tục tu học.

"Vấn đề phân tán của các tăng ni trên cần phải có thời gian để liên hệ với Ban Trị sự, thân nhân của các tăng ni theo từng địa phương. Do đó, cần được lưu lại một thời gian nhất định, đến tháng 12/2009."

Được biết hiện có khoảng 200 tăng ni theo pháp môn Làng Mai tại chùa Phước Huệ, thị xã Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Đây là khoảng một nửa con số tăng thân theo Làng Mai từng tu tập tại Tu viện Bát Nhã trước khi Thượng tọa Thích Đức Nghi ngừng bảo lãnh và buộc họ phải rút đi.

Các nhân chứng cho biết hôm 27/09, một đám đông ùa vào đập phá tu viện và đuổi hết tăng ni và tu sỹ theo Làng Mai ở đây ra ngoài.

Đại diện Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Lâm Đồng khi can thiệp cũng bị hành hung.

GHPGVN kết luận rằng" "Giáo hội minh định Thượng tọa Thích Đức Nghi và đệ tử của Thượng tọa Đức Nghi phải chịu trách nhiệm về hành vi thô bạo, kém văn hóa đối với Ban Trị sự" và yêu cầu Thượng tọa Đức Nghi phải "sám hối chư tôn đức Ban Trị sự".

'Hành xử thiếu văn hóa'

Lời dẫn trên báo Giác Ngộ còn nhắc tới vai trò của chính quyền địa phương, cho rằng " Lộ trình 'Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật' đang bị thử thách nghiêm trọng bởi cách hành xử thiếu văn hóa của chính quyền địa phương, phủ nhận những nỗ lực của xã hội theo hướng thượng tôn luật pháp".

Mới đây, chính quyền trung ương đã chính thức phủ nhận có liên quan trong vụ Bát Nhã, cho rằng đây là "mâu thuẫn nội bộ" giữa hai nhóm Phật tử và nỗ lực của nhà chức trách chỉ nhằm bảo đảm an ninh.

Ông Nguyễn Thanh Xuân, phó trưởng ban thường trực của Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam, nói với báo trong nước rằng "chính quyền địa phương đã tích cực hòa giải các mâu thuẫn".

Ông khẳng định "từ trước, trong và sau khi xảy ra xung đột, không hề có một người nào bị chính quyền bắt giữ".

Trong khi đó, hôm 15/10 website của Làng Mai có đăng lời giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người sáng lập ra môn phái Làng Mai, gửi cho các đệ tử của mình.

Bức thư mang tựa đề 'Âm thanh huyền diệu của chiếc Hồ Cầm' của người được đệ tử gọi là Sư ông Làng Mai nhắc lại việc các Phật tử từng che chở những người làm cách mạng thời kỳ kháng chiến.

Thiền sư Nhất Hạnh nói việc "đánh bật" tăng ni khỏi Bát Nhã là "một hành động vô ân, bất nghĩa, phản bội, không phải là hành động của truyền thống cách mạng".

*****************

source

BBC Vietnamese

Sunday 11 October 2009

Thiên anh hùng ca Nguyễn Trung Trực


October 08, 2009


Lý Minh Hào

Một bậc anh hùng phải khởi bằng cái tâm anh hùng: không cúi đầu trước uy vũ
(Cổ ngôn)

Anh hùng Nguyễn Trung Trực, tên tuổi vang lừng gắn liền với công cuộc kháng chiến tiên phong chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam vào hậu bán thế kỷ thứ XIX tại miền Nam. Sau khi tuẫn quốc vì đại nghĩa, dù trải qua bao thế hệ và thời cuộc thăng trầm bể dâu của lịch sử dân tộc, gương hy sinh tận trung báo quốc của vị anh hùng hào kiệt đó vẫn ngời sáng trong tâm tưởng mọi người dân Việt ngày nay.

Ghi tạc công đức và uy hiển của người anh hùng “khi sống làm tướng, khi chết hóa thần” (sinh vi tướng, tử vi thần), biết bao danh nhân, văn nhân và thi sĩ do bởi tâm phục mà sinh nguồn cảm hứng viết, lên những áng thi văn trác tuyệt, hào hùng. Vào thời đại cùng thời có nhà nho Nguyễn Thông trong tác phẩm “Kỳ Xuyên Văn Sao” đã nhận xét nhân vật Nguyễn Lịch, một tên khác của Nguyễn Trung Trực, như sau: “Nguyễn Lịch tính thâm trầm, nghiêm nghị và can đảm.” Còn ông nghè Trương Gia Mô, còn gọi là chí sĩ Cúc Nông, viết tác phẩm “Gia Định Tam Tiên Liệt Truyện” ghi lại tiểu sử của ba vị tiên liệt của Nam Kỳ Lục Tỉnh là Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân và Hồ Huấn Nghiệp. Theo thi sĩ Đông Hồ, chí sĩ Cúc Nông Trương Gia Mô còn là tác giả bài điếu sau đây được Vua Tự Đức cử quan triều đình là Hoàng Giáp Lê Khắc Cẩn đọc trong lễ truy điệu:

Úy bỉ ngư dân
Hùng tai quốc sĩ
Hỏa Nhật Tảo thuyền
Đồ Kiên Giang lũy
Địch khái đồng cừu
Thân tiên tự thí
Hạo khí cổ kim
Thử nhân nam tử
Xích huyết hoàng sa
Ô hô dĩ hi
Huyết thực thiên thu
Chương ngã trung nghĩa

Tác giả quyển sách “Bốn Vị Anh Hùng Kháng Chiến Miền Nam,” nhà văn Thái Bạch dịch:

Giỏi thay người chài
Mạnh thay quốc sĩ
Đốt thuyền Nhựt Tảo
Phá lũy Kiên Giang
Thù nước chưa xong
Thân sao đã mất!
Hạo khí xưa nay
Người nam tử ấy
Máu đỏ cát vàng
Hỡi ơi thôi vậy
Ngàn năm hương khói
Trung nghĩa còn đây.

Bài Đường thi rất nổi tiếng “Điếu Nguyễn Trung Trực” của Huỳnh Mẫn Đạt, nhà nho ái quốc đã từ quan (chức Tuần Phủ Hà Tiên để bày tỏ sĩ khí trước giặc Pháp xâm lăng, qua những vần thơ trác tuyệt thương khóc vị anh hùng tuẫn quốc đã được lưu truyền và ghi nhớ mãi cho tới nay.

Thắng phụ nhung trường bất túc luân
Đồi ba đề trụ ức ngư dân
Hỏa Hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần
Nhất đán phi thường tiêu tiết nghĩa
Lưỡng toàn vô úy báo quân thân
Anh hùng cường cảnh, phương danh thọ
Tu sát đê đầu vị tử nhân.

Trước cổng vào đình thần Nguyễn Trung Trực tại Kiên Giang, nơi các tượng đài tưởng niệm và đình thần các nơi khác thường khắc hai câu tiêu biểu cho hai chiến công hiển hách của người anh hùng chống Tây xâm:

Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần
(Lửa bừng Nhật Tảo rầm trời đất.
Kiếm tuốt Kiên Giang rợn quỷ thần)

Lớp thi văn nhân hậu thế, vào thời trùng tu đình thần thờ ngài tại Kiên Giang vào đầu thập niên 1960, không ngớt tiếp bồi thêm những bài thơ hay và giá trị. Xin được trích dẫn đôi câu tiêu biểu:

Bát niên hãn mã mông nam thổ
Nhất phiến đan tâm củng bắc thần
Nhật Tảo tung hoành ham sát địch
Kiên Giang khảng khái chí thành nhân
(Bài “Đề Nguyễn Trung Trực Tướng Quân Miếu” của giáo sư Lý Văn Hùng)

Hỏa công Nhật Tảo kinh thiên địa
Uy chấn Kiên Giang động đẩu thần
Trung hiếu nan toàn ninh tận tiết
Quốc ân vị báo khái thành nhân
(Họa vận “Đề Nguyễn Trung Trực Tướng Quân Miếu.” – Nhân sĩ Quách Dịch Chi)

Chính khí hạo nhiên đồng nhật nguyệt
Đan tâm bỉnh thí chiếu tinh thần
Dương oai Nhật Tảo sam ngoạn địch
Tráng liệt Kiên Giang khái thành nhân
(Họa vận “Đề Nguyễn Trung Trực Tướng Quân Miếu”- Nhân sĩ Diêu Thanh Ba)

Văn học, thi ca Việt Nam hiện đại xuất hiện thêm, những nhà thơ văn trọng tuổi cũng như trẻ tuổi, các nhà nghiên cứu, biên khảo lịch sử trong nước và hải ngoại, tiếp tục trước tác và hoàn thành những thi phẩm, ấn phẩm văn học, sử học đóng góp thêm cho việc phổ biến thân thế và sự nghiệp của nhân vật lịch sử Nguyễn Trung Trực. Gần đây có nhà thơ Hoài Anh (trong nước) dưới hình thức diễn ca theo thể thơ song thất lục bát đã sáng tác bài trường thi “Anh Hùng Nguyễn Trung Trực” dài ngót 300 câu. Bố cục theo trình tự diễn tiến trong cuộc đời dấn thân chống giặc cứu nước của anh hùng Nguyễn Trung Trực. Xin trích dẫn những vần thơ phản ảnh từng giai đoạn của con đường đấu tranh gian khổ nhưng hào hùng đó của vị anh hùng áo vải gốc dân chài.

Trong bối cảnh quốc phá gia vong, dân lành vô tội sống điêu linh dưới gót giày xâm lăng của thực dân Pháp, sự bất lực của triều đình nhà Nguyễn bị dân tình ta thán và thống trách:
Khi Tây đến tơi bời mặt đất
Giặc bắt người cướp vật không tha
Giết trẻ nhỏ, hiếp đàn bà
Bắt xâu, thâu thuế, đốt nhà, phá bưng…
...Giận triều Nguyễn tầm thường vụng tính
Nhượng cho Tây ba tỉnh miền Đông
Bịt giáo sắt, chẹn súng đồng
Ép dân không được tấn công quân thù...

Nhưng thế nước yếu vẫn có những con người không yếu, trong số những sĩ phu văn võ cương cường đó có một hào kiệt xuất hiện tại một vùng địa phương không xa phiên trấn thành Gia Định đang bị đe dọa bởi giặc Tây xâm:

Phủ Tân An có người chài lưới
Nguyễn Lịch là tên gọi thân quen
Ngày đêm võ nghệ luyện rèn
Căm loài giặc nước chờ phen rửa hờn.

Hào kiệt Nguyễn Lịch tìm cách đầu quân cứu quốc trong quân ngũ triều đình dưới quyền chỉ huy của chủ tướng Trương Công Định, ra trận tiền giết giặc với khí thế can trường, trí dũng tài ba:

...Buổi đầu theo vó ngựa quân triều
Giữ thành Gia Định thân yêu
Gian nan đâu ngại, hiểm nghèo sá chi.
Quản Binh Đạo, chức ghi sổ bộ
Dưới quyền Trương Định Phó Lãnh Binh.
Chí Hòa một trận tử sinh
Lướt vòng tên đạn coi mình như không.

Thành vỡ, chí không sờn, ra sức chiêu tập quân cơ cũ mới, cộng với biệt tài thao lược, người trai trẻ hào kiệt tiếp tục con đường đấu tranh theo cách dụng binh riêng và ý hướng riêng:

Đại đồn vỡ, đành lòng phân tán
Lịch kéo về trấn mạn Tân An
Nghe tin giặc cho tàu sắt lớn
Chạy dọc sông hung hãn phô trương
Thêm tàu sắt nhỏ tìm đường
Vào sâu các rạch trên đường tuần tra…
...Vàm Nhật Tảo sóng lao xao,
Bèo vương chân vịt, nước trào đuôi tôm.
Nghĩa quân khua om sòm tiếng mõ
Kế nghi binh: kéo nó ra xa
Chỉ huy Pháp lịnh truyền ra
Ca-nô thòng xuống, mã tà bơi mau…
Tiếp nghĩa quân xung phong đồng loạt
Nhảy lên tàu chém giặc liền tay
Giặc Tây đền tội bỏ thây
Số còn sống sót nhảy ngay khỏi thuyền…
Tàu ngút cháy mịt mờ lửa bốc
Nồi “xúp de” phút chốc nổ tung…

Sau đó, để tránh mũi dùi bạo lực tập trung binh pháo phản công để báo thù và phục hận của quân Pháp, Nguyễn Trung Trực lui về Hòn Chông (Hà Tiên) lập căn cứ kháng chiến, mở rộng địa bàn hoạt động tới Tà Niên, Sân Chim (Kiên Giang):

...Về Hòn Chông giáp cạnh biển khơi
Xây căn cứ, mộ thêm người
Vun bồi sinh lực qua thời gian truân
Vùng Tà Niên bàn chân in dấu
Trực được dân nồng nhiệt đón chào…
Vùng Sân Chim nương biển, tựa sông
Dọc ngang kinh rạch lưu thông,
Xuồng con một mái vẫy vùng nước non…

Áp dụng binh pháp người xưa, “lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều, tấn nhanh rút gọn, động tĩnh xuất kỳ,” người anh hùng chỉ huy trận đánh thần tốc vào thành địch, giết chết tên quan đầu tỉnh và triệt hạ gần toàn bộ lực lượng phòng thủ địch đóng tại ngay đầu não chính quyền thực dân Pháp là “Thành Săn Đá” (Citadelle de Soldats) do binh lính Tây trú đóng để bảo vệ trị an và địa phương.

Trực xuất phát bất thình lình
Vượt sông Cái Lớn, nấp rình một nơi
Bốn giờ sáng, say vùi, giặc ngủ
Lệnh tấn công sấm nổ truyền ra
Lính canh chết chẳng kịp la
Nghĩa quân trèo sẵn cây đa sát đồn…
Chém tên chủ tỉnh “Chánh Phèn”
Bảy mươi tên Pháp trận tiền bỏ thân…
Đồn Kiên Giang, lửa bốc cao
Tiếng reo dậy đất, đồng bào hân hoan.

Quân Pháp gọi viện binh các nơi về giải vây Kiên Giang, mặt khác dụng độc kế của tên Việt gian Huỳnh Công Tấn là “bắt mẹ để bức con, bắt con để ép cha” với dã tâm dồn người chí cả lâm vào thế khó xử sau khi rút về hải đảo Phú Quốc.

Tấn mượn bút thư đề gởi Trực
Báo ông hay tin tức chẳng lành:
Mẹ, và con Trực mới sanh
Trong tay Tấn đã trở thành con tin…
Kiếm phong lan vung dài, nắng xế
Cảm thương ai gạt lệ anh hùng.
Một mình gặp giặc cho xong.
Để dân Phú Quốc khỏi vòng đau thương…
Tự trói tay dây rau muống biển.
Xuống tàu giặc, chẳng chuyển rung chí bền

Được giặc phủ dụ vinh hoa, chức quyền, nhưng người anh hùng tâm bền, dạ một mực không đổi, ý vững quyết không lay:

Trực rằng, muốn một chức thôi:
Có quyền chặt đỗ hết loài giặc Tây
Bao giờ nước Nam này hết cỏ,
Mới hết người thượng võ đánh Tây!...
Biết không thể dễ dàng thuyết phục
Giặc liền tuyên độc án tử hình
Đưa về Rạch Giá thi hành
Cho dân chứng kiến cố tình thị oai…

Phong thái uy nghi của Nguyễn Trung Trực xem cái chết nhẹ tựa lông hồng trong những giờ khắc cuối cùng thọ tử càng khiến cho người đương thời và hậu thế thành tâm ngưỡng phục:

Lớp chiếu bông trải dài nền chợ
Dân Tà Niên dọn bữa cơm ngon
Tế sống Trực dãi lòng son
Tạ người vì nghĩa nước non quên mình

Ngày lịch sử đẫm máu ấy là 27 tháng 10 năm 1868, nhằm ngày 12 tháng 09 năm Mậu Thìn, người anh hùng trang phục:

Áo vạt hò, ấm tình dân tặng
Ra pháp trường, bước thẳng ngẩng cao
Chào Tổ Quốc, chào đồng bào…
Đầu rơi cổ vẫn không rung
Máu tươi thấm đất Lạc Hồng ngàn năm.

Đối với người dân Việt nói chung, anh hùng Nguyễn Trung Trực ngày nay là một nhân vật lịch sử ngời sáng uy linh trong pho sử đấu tranh cận đại của dân tộc Việt Nam, được nhà thơ Hoài Anh cảm khái và diễn tả qua hai câu thơ cuối trong bản diễn ca anh hùng:
Nguyễn Trung Trực: Tạ ơn Người
Ánh gươm sáng loáng để đời soi chung.

Lý Minh Hào cẩn bút

Bài viết đặc biệt dành cho “Lễ Úy Nhật thứ 141 Anh hùng Nguyễn Trung Trực” do Hội Ái Hữu Kiên Giang tổ chức tại 2127 S. Tenth Street, San Jose vào Chủ Nhật 11/10/2009 từ 10 sáng tới 3 giờ chiều.

******************

source

Viet Tribune Online

pix-source

Xem ảnh với kích cỡ đầy đủ

Xem ảnh với kích cỡ đầy đủ

400 x 300 - 48k - jpg - www.simplevietnam.com/uploads/Ban%20Tin%20du%...

Hình ảnh có thể có bản quyền.

Dưới đây là hình ảnh tại: www.simplevietnam.com/article/view/id/4186

Monday 5 October 2009

Phát hiện mới liên quan chủ quyền Hoàng Sa




Châu bản có bút tích của vua Bảo Đại

Nhà nghiên cứu Phan Thuận An ở Huế vừa phát hiện trong tủ sách gia đình một châu bản từ thời vua Bảo Đại liên quan tới chủ quyền tại Hoàng Sa.

Vợ ông Phan Thuận An là người dòng dõi hoàng tộc. Hiện gia đình sống tại 31 Nguyễn Chí Thanh, thành phố Huế.

Châu bản đề ngày 15 tháng 12 năm Bảo Đại thứ mười ba, tức là ngày 03/02/1939 Dương lịch, do Tổng lý Đại thần Phạm Quỳnh ký tên, "tâu lên Hoàng đế" đề nghị ban chuẩn huân chương cho một người Pháp.

Ông An cho đài BBC biết người Pháp được đề nghị ban thưởng là ông Louis Fontan, cai quản lính Khố xanh trên đảo Hoàng Sa, vừa chết vì bệnh sốt ác tính hai ngày trước ngày ra châu bản.

Ông cũng nói châu bản này được vua Bảo Đại phê chuẩn lập tức, và bút tích của Ngài bằng mực đỏ với chữ "Chuẩn y - BD (Bảo Đại)" vẫn còn rõ ràng trên giấy.

Trước khi Tổng lý Ngự tiền Văn phòng Phạm Quỳnh thảo châu bản, ông đã nhận được thư của Khâm sứ Trung Kỳ Graffeuil viết bằng tiếng Pháp, đề nghị tâu xin Hoàng đế Bảo Đại truy tặng huân chương cho ông Fontan.

Thư của khâm sứ Graffeuil ghi rõ ông Fontan là Chánh cai đội hạng nhất của đội lính Khố xanh, chết tại nhà thương Huế vì bệnh typhus (thương hàn) mà ông mắc phải trong thời gian công tác tại đảo Hoàng Sa.

Theo ông Phan Thuận An, châu bản này chứng tỏ rằng trong thời gian trước Đại chiến thế giới lần hai, Việt Nam đã giữ chủ quyền trên đảo Hoàng Sa.

Trước đây vài tháng, ông An cũng công bố một châu bản khác xin ban thưởng cho lính khố xanh người Việt từng đóng tại Hoàng Sa thời Bảo Đại.

Các nỗ lực tìm kiếm bằng chứng công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang được tăng cường trong thời gian gần đây.

Hồi tháng Tư, Việt Nam bổ nhiệm chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện đảo Hoàng Sa, hành động khiến Trung Quốc phản đối.

Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn quần đảo này từ sau trận hải chiến ngày 19/01/1974 với hải quân Việt Nam Cộng hòa.

Báo Tuổi Trẻ, hiện đang chạy loạt bài về trận hải chiến Hoàng Sa, đã phải tạm dừng mấy ngày không rõ vì lý do gì.

Dư luận trong nước ngày càng tỏ ra quan tâm tới vấn đề chủ quyền biển đảo sau các động thái mạnh bạo của Trung Quốc tại Biển Đông.

************************************

source

BBC Vietnamese

Đời người lính Trường Sa



Một trong những người sống sót từ trận hải chiến Trường Sa 1988 kể lại với BBC những gì ông chứng kiến và về cuộc đời trôi nổi của ông từ 20 năm qua.

Người lính Trương Văn Hiền ngày mới nhập ngũ

Cuộc đụng độ giữa hải quân Việt Nam - Trung Quốc ngày 14/03/1988 đánh dấu việc lần đầu tiên Trung Quốc mở rộng phạm vi chiếm đóng tại Trường Sa.

Trong cuộc chạm súng ngắn ngủi đó, ba tàu vận tải của Việt Nam bị đánh chìm, hơn 70 thủy thủ thiệt mạng và mất tích.

Một trong những người còn sống, Trương Văn Hiền, khi ấy vừa ở tuổi 20 và chuyến đi ra Trường Sa trên con tàu HQ-604 là lần ra biển đầu tiên của ông.

Nói chuyện với BBC qua điện thoại từ Ban Mê Thuột nhân dịp Trung Quốc tổ chức diễu binh rầm rộ đánh dấu 60 năm lập quốc, ông cho biết mình là lính đo đạc hải đồ, và vào tháng Ba 1988, đơn vị của ông nhận lệnh ra Trường Sa.

Đó là thời điểm khi Trung Quốc bắt đầu chiếm một số bãi đá thuộc khu vực Trường Sa, còn Việt Nam cũng đưa tàu ra cắm cờ trên các đảo để xác định chủ quyền.

Đầu tháng Ba, Trung Quốc đưa lực lượng hải quân hùng hậu – có cả một tàu khu trục tên lửa – xuống quần đảo Trường Sa.

Bộ tư lệnh Hải quân chỉ đạo đưa tàu đem vật liệu ra xây cất ở một số đảo mà Việt Nam dự đoán nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc.

Trận đánh

Ngày 10.03, từ Cam Ranh, con tàu HQ-604 - chở nhóm đo đạc của Trương Văn Hiền và khoảng 100 thủy thủ khác - lên đường ra khu vực tranh chấp.

Phối hợp cùng hai tàu 505 và 604, tàu HQ-604 tiến về phía các đảo Gạc Ma và Cô Lin.

Ông Hiền kể, sau khi tàu Việt Nam thả neo, ba tàu chiến Trung Quốc bắt đầu "đi quanh tàu mình mấy vòng".

"Tàu mình không vũ khí vì là tàu chở vật liệu ra xây dựng, chỉ có mấy khẩu AK."

"Sáng ngày 14, bên mình chuẩn bị đưa hàng lên xây dựng đảo, tàu Trung Quốc đến, họ cho xuồng nhỏ lên tranh chấp nhau trên đảo. Hai bên, người bẻ cờ thì người khác lên cắm lại cờ, lát sau thì nổ súng."

Trận đánh không cân sức kết thúc mau chóng, "chỉ 15 phút sau thì chìm tàu".

Cũng trong sáng hôm đó, tại bãi ngầm ở đảo Cô Lin, tàu HQ-505 bị cháy vì hỏa lực của ba tàu Trung Quốc.

Báo chí Việt Nam nói khi thấy tàu HQ-604 đã bị chìm, những người lính trên tàu 505 đã dùng xuồng cao su cơ động chạy ra cứu về 44 thủy thủ.

Theo tài liệu chính thức của Việt Nam, ba thủy thủ Việt Nam hy sinh và 70 người mất tích mà 61 người trong số đó sau này vẫn được xem là đã tử trận.

Những ngày trong tù

Ông Hiền là một trong chín người lính Việt Nam trôi trên biển và bị hải quân Trung Quốc cầm giữ.

Mấy năm đầu, chỉ có bánh mình với nước cháo, một ngày ba lần. Ba cục bánh mì bằng bàn tay, không ăn nổi vì nhạt quá.

Trương Văn Hiền

"Ban đầu thấy mình trôi trên biển, trên tàu nó nổ loạt súng, rồi vớt lên. Mọi người bị bịt mắt, đưa đi bốn ngày thì tới đảo Hải Nam, sau đó đưa về Quảng Đông. Họ mổ lấy mảnh đạn, mấy ngày sau thì đưa vào trại."

Nhốt mỗi người một phòng, cứ đến giờ thì mở cửa để đi vệ sinh. Mấy năm đầu, chỉ có bánh mì với nước cháo, một ngày ba lần. Ba cục bánh mì bằng bàn tay, không ăn nổi vì nhạt quá."

Ông Hiền kể tiếp: "Mấy năm đầu, bị nó đánh, tra hỏi, hỏi các căn cứ cách mạng, khu quân sự, nhưng mình là lính mới đâu có biết, sau một thời gian thì thôi."

"Sau này Hội chữ thập đỏ quốc tế đến thăm, nó mới cho đường, muối để pha ăn với cháo, tương đối thoải mái hơn. Suốt thời gian trong tù, không được tập thể thao, chỉ cho ở trên nhà nghe nhạc, xem phim chưởng."

Tháng Chín 1991 - khi Việt Nam và Trung Quốc chuẩn bị bình thường hóa quan hệ - những người tù của trận hải chiến Trường Sa được trả tự do.

Ông Hiền hồi tưởng: "Tối đó nó cho bữa nhậu, đốt pháo. 12h đêm, xe đến chở đi suốt ba ngày thì tới nơi trao trả tù binh, gồm 9 người và mấy lính bộ binh và một bộ hài cốt."

"Quân chủng đến đón về, cho an dưỡng một tháng, sau đó các đơn vị đến nhận người, được một thời gian thì làm thủ tục xuất ngũ."

Vất vả sinh nhai

Ông Hiền cho hay những người còn sống được tặng huân chương Chiến công Hạng Ba, được nhận thêm ít tiền.

Gần đây trên mạng xuất hiệp clip được nói là ghi lại trận đánh 1988

Ông kể tiếp: "Được tự do, mình mừng quá, về thăm quê. Gặp lũ lụt, giấy tờ bị cuốn trôi hết trong khi chưa làm kịp giấy tờ để hưởng chế độ gì của nhà nước."

"Bây giờ muốn làm lại thì phải ra đơn vị, nhưng xa xôi qua, tiền bạc tốn kém, chấp nhận thôi."

Người sinh ra ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, sau đó chuyển vào xã Hòa Thắng, Buôn Mê Thuột, Dak Lak, để "làm thuê, hái cà phê, cuốc cỏ, làm gì có tiền là được."

"Bây giờ vẫn làm thuê, người ta thuê gì làm nấy, đất đai thì ở nhờ bà chị."

Ở nơi ông ở bây giờ, hầu như không ai biết quãng đời 20 năm trước của ông Hiền.

Ngay cả hai con của ông - bé trai 13 tuổi và bé gái 4 tuổi - có lần được cha kể về thời gian đi lính rồi đi tù, nhưng "bọn nó đâu có tin".

Cho tới gần đây trên mạng internet xuất hiện một đoạn băng video được cho là ghi lại biến cố Trường Sa 1988 ở đảo Gạc Ma, nhìn từ quan điểm Trung Quốc.

Theo BBC Tiếng Trung, đây là video do người Trung Quốc thực hiện và tải lên YouTube, có vẻ như từ Trùng Khánh, nhưng khó có thể xác tín hoàn toàn về độ chính xác của các hình ảnh.

Dù có nhiều bán tin bán nghi về độ chân thực của video clip này, ông Hiền đã xem và cho BBC Tiếng Việt biết ông tin rằng đó là tư liệu thật được ghi vào chính ngày định mệnh 14/03/1988.

Đêm nào ngủ cũng giật mình, cô đơn rất nhiều.

Trương Văn Hiền

Ông nói hai con của ông xem đĩa và bây giờ các cháu mới tin vào quá khứ của cha mình.

Ông nói những vết thương của 20 năm trước đến giờ "cứ gặp trời mưa là đau nhức".

"Đêm nào ngủ cũng giật mình, cô đơn rất nhiều," ông tâm sự.

Tháng Ba năm 1988 đánh dấu lần đầu tiên chàng trai 20 tuổi Trương Văn Hiền đi biển, lần đầu tiên rơi vào trận chiến mà trước đó, ông nghĩ về chiến tranh "như có màu hồng lãng mạn".

Khi được hỏi nếu mai này xảy ra chiến tranh vì Hoàng Sa - Trường Sa thì ông sẽ làm gì, ông Hiền nói:

"Chắc là không bao giờ đi nữa đâu. Có cảm giác tủi thân vì đổ ra xương máu không được gì, cũng hơi buồn. Đời mình không còn quan trọng, chỉ mong làm thế nào để giúp hai đứa con cho chúng nó có tương lai."

********************************

source

BBC Vietnamese

Hành trình truy tìm ký ức của một chiến sĩ Hải quân

Vào cái tuổi hai mươi "tim đang dào dạt máu/gân đang săn và thớ thịt căng da", anh Trương Văn Hiền mang theo tình yêu Tổ Quốc cưỡi sóng đạp gió cùng đồng đội thực hiện chiến dịch "Chủ quyền 1988" lịch sử.

Trong biến cố ngày 14/03/1988, anh Hiền chìm cùng tàu HQ-604, lênh đênh giữa Biển Đông mênh mông, ba ngày hai đêm sau mới được cứu sống.

Gặp người lính Hải quân năm xưa

Một buổi sáng tháng 5/2009, chúng tôi nhận được thư điện tử từ anh Nguyễn Kim Hữu (đang làm cho một doanh nghiệp dầu khí tại Vũng Tàu), nội dung chỉ vỏn vẹn mấy dòng mà chứa rất nhiều thông tin: “Tôi biết rất chính xác thông tin về anh Trương Văn Hiền mà các anh cần. Trương Văn Hiền vẫn còn sống, quân Trung Quốc bắt và đã trả về, Trương Văn Hiền là bạn thân với tôi từ nhỏ, hiện đang sinh sống tại tỉnh Đắk Lắk”.

Anh Hữu cho biết thêm, anh nhận ra anh Hiền qua “Đoạn phim về vòng tròn bất tử của các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam” trên diễn đàn hoangsa.org.

Cựu chiến binh tham gia chiến dịch CQ-88 lịch sử Trương Văn Hiền ngày nay
Lần theo đầu mối trên, Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa (hoangsa.org) có được một số thông tin sơ bộ về người cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch CQ-88 (viết đầy đủ là: “Chủ quyền 1988”, là chiến dịch cắm mốc biên giới chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa) như sau:

- Họ và tên: Trương Văn Hiền

- Cựu chiến binh Hải quân Nhân dân Việt Nam được xác định là mất tích trên tàu vận tải HQ-604 trong biến cố ngày 14/3/1988 (danh sách có đăng trên báo Nhân Dân ngày 28/3/1988).

- Nguyên quán: xóm 5 xã Hương Phong - Hương Khê (trong báo ghi địa chỉ là Hương Khuê - giống nhau)

- Nơi sống hiện nay: Thôn 3 xã Hòa Thắng - TP Buôn Mê Thuột - Daklak.

- Điện thoại: 0934.874.XXX

- Hoàn cảnh gia đình hiện tại (theo lời anh Kim Hữu), gia đình anh Hiền có gặp khó khăn về kinh tế - bản thân anh Hiền có trở ngại về sức khỏe với vết thương ở sườn và cánh tay trái.

Vì biết mục đích chuyến viếng thăm, anh Hiền bỏ cả ngày làm việc, ngồi chờ. Theo lịch hẹn, chúng tôi sẽ gặp nhau lúc 9h, nhưng khoảng 7h30 anh đã nóng lòng gọi điện - hỏi han và dặn dò đường đi rất cặn kẽ. Thậm chí, anh còn nhiệt tình ra đón tôi trên đường tới sân bay Buôn Ma Thuột. Chúng tôi được đón tiếp như người thân lâu ngày gặp lại.

Thật khó quên ánh mắt người cựu binh lúc đó: thân thiện và có thoáng chút xót xa (có lẽ kí ức đau thương dội về - kí ức của một thời nhớ mãi nhưng không muốn nghĩ lại). Anh đi trên chiếc xe Wave đỏ đã cũ và bộ đồ in thêm màu nắng.

Những giây phút đầu, tôi lanh chanh và hấp tấp, tôi hỏi đủ thứ dường như làm anh lúng túng và cười:

"Thì cứ uống nước đi đã nào … "

Câu chuyện bắt đầu sau khi ly nước đã cạn …

Truy tìm ký ức

Anh Hiền sau khi được tàu Trung Quốc trục vớt và bắt giữ. Hình chụp từ video clip

"Vòng tròn bất tử". Đây cũng chính là hình ảnh mà anh Hữu đã nhận ra bạn mình.

Qua trò chuyện ban đầu tôi được biết anh thuộc Tiểu đoàn 6 - bộ phận đo đạc Hải đồ trực thuộc Bộ tham mưu Hải quân trước đây do anh Lê Đình Thơ, quê Hoằng Minh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa chỉ huy.

Khi tôi hỏi anh về những ghi chép ngày ấy, anh chỉ cười buồn: “Trôi trên biển ba ngày, mất hết cả rồi còn đâu…”.

Khi xem đoạn phim về vòng tròn bất tử của các chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam, anh ngạc nhiên: “Bọn chúng còn quay cả được những cảnh này cơ à?”.

Nói đến đây, anh Hiền bỗng im lặng như cố gắng nhớ lại những kí ức ngày nào, như thể chính anh và các đồng đội thân thương của mình vẫn đang sát vai nhau giữa làn nước biển và vòng vây tàu chiến Trung Quốc giữ lấy lá cờ chủ quyền trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma thiêng liêng của Tổ Quốc. Rồi mắt người chiến sĩ hải quân năm xưa bỗng ướt nhòe…

Không xúc động sao được khi giờ đây anh lại thấy chính mình trong đoạn phim quay từ hiện trường biến cố. Anh Hiền sau đó đã cùng với 8 đồng đội chịu cảnh tù tội vô cớ tại Quảng Đông trong suốt 3 năm ròng.

Sau khi chiếc tàu đầu tiên bị chìm xuống (tàu vận tải HQ-604 bị bắn trúng hỏa lực mạnh của hai/bốn tàu chiến Trung Quốc), phía Trung Quốc tiến hành trục vớt được 9 chiến sĩ của ta, anh Hiền được cứu sống sau 3 ngày 2 đêm trôi lênh đênh giữa dòng Biển Đông và bị trói mang lên tàu chiến đưa về giam giữ tại một nhà giam thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

Sau này, trong báo cáo về biến cố đó, phía Trung Quốc lại nói rằng chiến sĩ ta buông súng chịu hàng, trong khi thực tế 74 chiến sĩ đều không có vũ trang (trên tàu 604 khi đó các anh chỉ có súng AK, có lẽ các anh chỉ trang bị đủ để đối phó với hải tặc).

“Thậm chí còn không nghĩ tới việc sẽ xảy ra giao chiến, đơn thuần chỉ là vận chuyển đồ đạc cần thiết để đi cắm mốc biên giới chứ có chuẩn bị cho chiến tranh đâu” - anh Hiền nói.

Và anh tiếp tục kể lại quãng thời gian bị giam cầm: “Thời gian đầu cai ngục đánh đập dã man lắm, tiêu chuẩn bữa ăn mỗi ngày thì chỉ có 3 cái bánh mì tròn nhỏ như bánh bao, rỗng ruột và 1 bát nước cháo. Thời gian sau này, nhờ sự viếng thăm của Hội Chữ Thập Đỏ thế giới, bữa ăn của các anh được cải thiện chút đỉnh".

Lúc ấy, anh bị giam riêng, biệt lập nên không rõ đồng đội lúc này thế nào, cũng không biết Biển Đông bây giờ ra sao, chỉ biết nén nỗi căm thù vào trong tim.

Anh còn bị tiêm 1 thứ thuốc mà không rõ là thuốc gì. “Thì có biết thuốc gì đâu. Chúng nói bị bệnh phải tiêm thuốc".

Rồi cứ thế, bác sĩ tới tận nhà tù “chăm sóc” bằng những mũi tiêm không rõ mục đích. Riêng anh Hiền bị tiêm 3 mũi thuốc, các đồng đội còn lại có lẽ đều bị tiêm nhưng không rõ liều lượng thế nào “vì bị nhốt riêng”?

Tới ngày 2/9/1991 (theo trí nhớ của anh Hiền), các anh được trả tự do tại “cửa khẩu Bằng Tường - Lạng Sơn” (có lẽ là cửa khẩu Hữu Nghị Quan xuất sang Bằng Tường, Trung Quốc), và được đưa về trại an dưỡng 1 thời gian tại Quảng Ninh (chừng 2-3 tháng). Tất cả các bức hình sau này đều được chụp ở Quảng Ninh) rồi thì mỗi người một nơi lập nghiệp.

“Mỗi người đều có một quyển sổ nhỏ ghi chép địa chỉ của nhau để tiện liên lạc về sau nhưng bôn ba nhiều nơi cũng không biết nó bị mất từ lúc nào...”

Theo đề nghị của chúng tôi, anh Hiền đã hứa sẽ bắt tay vào viết một vài trang hồi ức để lưu giữ lại các thông tin mà anh biết về những chiến sĩ còn sống, đã hi sinh, cũng như đời sống của quân dân Trường Sa những ngày ấy nhằm góp thêm vào kho tư liệu lịch sử chủ quyền những thông tin quý giá.

Cuộc sống hiện tại

Lưu lạc tới Tây Nguyên lập nghiệp đã mười mấy năm trời nhưng cuộc sống vẫn cơ hàn. Đường đời không thương bước chân người chiến sỹ thương tật 22% này. Một mái nhà - một mảnh đất - một nơi tụ họp cũng không có. 10 năm trời sống nhờ người chị đến tận bây giờ mới có riêng cho gia đình một khoảng trời.

Ngôi nhà hiện nay của anh Trương Văn Hiền mới được người chị tặng
1 chiếc wave cũ- 1 điện thoại di động và 1 tivi. Bao nhiêu năm làm lụng chỉ được có chừng đó. Cơ hàn vẫn cứ cơ hàn! Thương tật vẫn còn là thương tật! Sức khỏe giảm sút và đau nhói mỗi khi trái gió trở trời.

“Anh yếu không làm gì được nhiều. Nhiều đêm đang ngủ anh kêu đau buốt đầu gối như có con gì bò ở trong, khó chịu lắm, khổ sở lắm, mà nào có tiền đi khám... Nhà nghèo thì ai cũng thế, khi thập tử nhất sinh mới liều tới bệnh viện thôi. Anh cứ đòi lấy cưa để cưa chân mình đi luôn cho khỏi đau…” - Chị Bùi Thị Phượng, vợ anh chia sẻ.


Bé út Trương Viết Thùy (5 tuổi) và anh Trương Viết Thống (học sinh lớp 7 - THCS Nguyễn Chí Thanh - Tp Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk)
Kinh tế không đủ ăn, đủ mặc lại còn hai con nhỏ tới tuổi đến trường, anh Hiền là người mang thương tật từ những di chứng khi bị giam giữ ở nhà tù Quảng Đông, hoàn cảnh của anh đang rất khó khăn.

Thiết nghĩ, với những trường hợp như anh Trương Văn Hiền, những nhân chứng sống của lịch sử thì chính quyền địa phương cần có những biện pháp hỗ trợ cho anh, một cựu chiến binh HQNDVN đã hi sinh cả quãng đời trai trẻ của mình cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh hải của đất nước để rồi chịu nhiều thương tật - khổ ải và buồn đau.

Tìm kiếm thông tin về những người đồng đội còn sống sót của anh Trương Văn Hiền

Hình chụp của cựu chiến binh CQ-88 Lê Minh Thoa (Ảnh do anh Trương Văn Hiền cung cấp)

Theo trí nhớ của anh Trương Văn Hiền, 8 đồng đội của “Vòng tròn bất tử” ngày nào còn may mắn sống sót sau biến cố “Hải chiến Trường Sa” (http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=5480) là:

1. Nguyễn Tiến Hùng, Quảng Xương, Thanh Hóa (số 9 trong danh sách công bố của báo Nhân Dân) - ( theo lời của anh Hiền thì anh Hùng và anh Thoa là cùng đơn vị “lính tàu” - tức là thợ máy.)

2. Lê Minh Thoa, Bình An, Tây Sơn, Nghĩa Bình ( nay là 1 trong 3 xã Tây An, Tây Bình hoặc Tây Vinh thuộc huyện Tây Sơn, Bình Định. Nghị định Số: 33/a-HĐBT Ngày 14 tháng 02 năm 1987 chia xã Bình An thành 3 xã Tây An, Tây Bình,Tây Vinh, nhưng có lẽ hồ sơ chiến sỹ năm 1988 chưa cập nhật thay đổi này) (số 10)

Theo lời kể của anh Hiền thì chú ruột của anh Lê Minh Thoa công tác tại Phòng chính sách thuộc Cục Chính trị Hải quân đóng tại Hải Phòng. Cha anh Thoa là ông Thừa nhà ngay cạnh cảng Qui Nhơn.

3. Nguyễn Văn Thông, Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình (số 46).

4. Lê Văn Đông, Tây Trạch, Bổ Trạch, Bình Trị Thiên.(nay là Quảng Bình) (số 47) - Trung đoàn công binh E83- trên tàu 604

5. Trần Thiện Phụng, Phường 2, Đông Hà, Bình Trị Thiên (nay là Quảng Trị) (số 49) - Trung đoàn công binh E83 - trên tàu 604

6. Mai Văn Hải, Liêm Trạch, Bổ Trạch, Bình Trị Thiên (nay là Quảng Bình) (số 55) - Trung đoàn công binh E83- trên tàu 604

7. Nguyễn Văn Tiến, Nam Định (thuộc trung đoàn Công binh E83) (trong danh sách mà báo Nhân Dân đã đăng tải thì không có ai tên Tiến ở Hà Nam Ninh đây chỉ là tên khai báo cho Trung Quốc còn tên thật là Phạm Văn Nhân - Nghĩa Lợi - Nghĩa Hưng - Hà Nam Ninh - nay là Nam Định) (số 65)

8. Dương Văn Dũng, tổ 53, Hòa Cường, Quảng Nam-Đà Nẵng.(nay là 1 trong 2 phường Hòa Cường Bắc, Hoà Cường Nam thuộc quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Cũng xin lưu ý là 2 phường này còn có 6 liệt sỹ khác là các chiến sỹ số 62, 63, 64, 70, 71, 72 theo thứ tự trên báo Nhân Dân ngày 15/03/1988) (số 67)

Trong nhiều hình ảnh mà anh Hiền còn giữ lại được về các đồng đội, số có thể nhìn được rõ mặt thì không còn bao nhiêu.

Hình bên trái là anh Trương Văn Hiền 21 năm về trước, bên phải là 9 người đã bị bắt cùng 3 người nữa là vợ chiến sĩ Trần Thiện Phụng và 2 đồng chí cán bộ khác. Ảnh đã bị nhòe do nước lũ cuốn trôi. (Ảnh do anh Trương Văn Hiền cung cấp).

Qua đây chúng tôi cũng xin kêu gọi những chiến sĩ đã trở về sau ngày 2/9/1991 có tên nêu trên đang sinh sống- làm việc ở đâu thì liên lạc với chúng tôi hoặc gia đình các chiến sĩ, độc giả cả nước - xin hãy cùng chung tay góp sức với chúng tôi tìm kiếm thông tin về các anh và gia đình để qua đó có những hành động thiết thực ghi nhớ công ơn mà các anh đã cống hiến cho Tổ Quốc, để 1 ngày anh Hiền và 8 đồng đội còn lại có thể cho chúng ta những bức hình ghi dấu sự hội ngộ.

Đây đồng thời cũng là việc thu thập thêm tư liệu về sự kiện lịch sử gìn giữ, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc Việt Nam. Cám ơn sự ủng hộ từ các bạn.
  • Nguyễn Thị Đài Trang (Trung Tâm Dữ liệu Hoàng Sa)
  • ***********************
  • source
  • http://www.tuanvietnam.net/2009-10-14-hanh-trinh-truy-tim-ky-uc-cua-mot-chien-si-hai-quan-

Thursday 1 October 2009

Việt Sử bằng tranh

Kính thưa quý đọc giả,

Chúng tôi có những đứa con còn nhỏ, biết đọc biết nói tiếng Việt chút đỉnh. Cũng giống như các bậc cha mẹ khác, chúng tôi muốn dạy con cháu chúng tôi lịch sử Việt Nam để sau nầy dù sống ở nơi đâu chúng sẽ không quên đất nước, cội nguồn.
Chúng tôi biên soạn cuốn Việt Sử bằng tranh nầy cho các em nhỏ, có hoàn cảnh tương tự con cháu của chúng tôi . Chúng tôi nghĩ rằng một quyển lịch sử bằng tranh sống động, đơn giản với 2 ngôn ngữ Việt-Anh sẽ dể lôi cuốn đọc giả trẻ.
Đọc sách sử của tiền nhân để lại, chúng tôi bùi ngùi, rung cảm trước lòng can đảm, tận tụy của các bậc anh hùng đã hy sinh thân mình bảo vệ non sông. Chúng tôi rơi lệ khi nghe lời khuyên con của ông Nguyễn Phi Khanh nói với ông Nguyễn Trãi. Chúng tôi đã khóc khi giặc giết ông Trần Bình Trọng, chém anh hùng Nguyễn Thái Học và sát hại anh hùng Nguyễn Trung Trực của chúng ta.
Chúng tôi nghĩ rằng đọc sử sách để hiểu gốc gác nguồn cội là điều quan trọng. Nhưng hiểu rõ những gì đang xảy ra cho đất nước để có những quyết định, đóng góp cho tương lai có khi còn quan trọng hơn. Chúng tôi xin viết lên những gì chúng tôi đã nghe, đã thấy trên (...) , kèm theo những lời bình luận theo nhãn quan của chúng tôi. Dù rằng (...) đã hết chiến tranh từ lâu, những nỗi khổ đau mà (...) đang phải gánh chịu từ (...) ngày càng thêm vô lý. Chúng tôi nghĩ rằng sự thật phải được trình bày để con cháu chúng ta có một lựa chọn đúng đắn cho tương lai.
Chúng tôi cám ơn họa sĩ Vi Vi đã bỏ công lao vẽ cho chúng tôi những bức tranh công phu, sống động. Xin cám ơn bạn bè đã khuyến khích và đóng góp công của cho quyển sách được thành hình. Chúng tôi sẵn sàng đón nhận lời chỉ bảo của tất cả quý vị.

California, ngày 12 tháng 12 năm 2000.
Thay mặt ban biên tập,
Trần Việt Nam.

Lịch Sử Việt Nam - phần I




1. Con Rồng Cháu Tiên: Theo truyền thuyết, người Việt xuất hiện khoảng 5000 năm trước. Ông Lạc Long Quân, thuộc dòng dõi Rồng, lấy bà Âu Cơ, thuộc dòng dõi Tiên, đẻ được 100 người con trong cùng một bọc. Khi họ trưởng thành, 50 người con theo mẹ lên núi và 50 người con theo cha xuống vùng đồng bằng gần biển sinh sống. Mổi năm họ đoàn tụ với nhau một lần. Vì sự tích đó, người Việt được gọi là dòng giống Tiên Rồng. Sách sử cũng chép rằng ông Lạc Long Quân thuộc dòng họ Hồng Bàng, là dòng họ đầu tiên ngự trị nước Việt Nam.

Dragon and Fairy Legend: According to legend, the first Vietnamese existed about 5000 years ago. Lac Long Quan, a man descended from dragons, married Au Co, a woman whose ancestors were fairies. Au Co gave birth to 100 children in one pouch. When the children grew up, 50 of them followed their mother to settle in the mountains, and the other 50 children followed their father to lowlands near the sea. Every year they see each other once. For that story, the Vietnamese called themselves the Dragon-Fairy. History books tell us that the first Vietnamese family to dominate the country was the Hong Bang.

2. Vua Hùng Vương Lập Quốc: Lạc Long Quân lấy tên nước là Văn Lang và phong con trưởng làm vua, hiệu là Hùng Vương. Con trai của vua gọi là Quan Lang, con gái gọi là Mị Nương. Trong thế kỷ qua, người Việt đào được nhiều trống đồng thời cổ xưa có khắc hình chim Lạc, chim Hồng, nên người Việt còn gọi nhau là dòng giống Lạc Hồng.

King Hung Vuong established the country: Lac Long Quan named the country Van Lang and put his eldest son on the throne as King Hung Vuong. The sons of the king were given the title Quan Lang, and the daughters were called My Nuong. During the last century, the Vietnamese have dug up many ancient copper drums with ỘLacỢ birds and ỘHongỢ birds engraved on them. This is why Vietnamese also call themselves the Lac Hong.

3. Phù Đổng Thiên Vương: Đời vua Hùng Vương thứ 6, giặc Ân bên Tàu hung bạo đem quân sang chiếm nước ta . Vua cho tìm người tài giỏi ra đánh giặc giúp nước. Làng Phù Đổng, Bắc Ninh có một đứa trẻ xin vua một con ngựa sắt và một cây roi sắt để đi đánh giặc. Khi ngựa và roi đem đến, đứa trẻ vươn vai trở thành một thiếu niên cao lớn lạ thường. Sau khi ăn thật nhiều cơm của dân làng đem đến, chàng thiếu niên nhảy lên lưng ngựa, cầm roi sắt đánh giặc Ân.

Phu Dong Thien Vuong: During the reign of Hung Vuong the 6th, the Ân from China invaded the country. The King looked for a brave, heroic person to fight the enemy and save the country. In Phu Dong village, Bac Ninh, a little boy who had never talked suddenly asked the King for a big iron horse and an iron stick. When the horse and the stick came, the boy stretched out his body to become a young man who was extraordinarily tall. After eating a huge meal offered by the whole village, the youth jumped onto the iron horse, and using the iron stick as a club, he started to beat the Ân enemy.

4. Đánh được một lúc roi gẫy, anh hùng Phù Đổng nhổ từng bụi tre quật vào quân giặc. Giặc tan, chàng thiếu niên anh hùng phi ngựa lên núi Sóc Sơn rồi biến mất. Vua và dân chúng nhớ ơn, nên lập đền thờ, gọi cậu bé là Phù Đổng Thiên Vương. Thanh niên Việt Nam yêu nước thường ước mơ đem tài sức mình ra giúp nước, giúp dân như anh hùng Phù Đổng Thiên Vương.

During the battle against the Ân, the stick was broken. The Phu Dong hero then uprooted bamboo trees and continued to strike againts the invaders. After the enemy army collapsed, the hero youth galloped his horse up to Soc Son mountain and disappeared. The King and the people gratefully appreciated, built a temple to honor him and called him Phu Dong Thien Vuong, means the God King at Phu Dong. Patriotic Vietnamese youths still dream of contributing to the welfare of their country as heroically as did the young Phu Dong Thien Vuong.

5. Sơn Tinh, Thủy Tinh: Vua Hùng Vương thứ 18 có cô con gái xinh đẹp tên Mỵ Nương. Có 2 chàng trai là Sơn Tinh và Thủy Tinh đến hỏi làm vợ. Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, cưới được Mỵ Nương và đem vợ lên núi. Thủy Tinh đến sau, không cưới được vợ, tức giận làm mưa gió, dâng nước lên đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh làm phép cho núi cao hơn và dùng sấm sét đánh lại. Thủy Tinh đánh thua rút chạy. Hàng năm đến mùa mưa to gió lớn, bão táp, lụt lội, người ta nghĩ Sơn Tinh và Thủy Tinh vẫn còn đánh nhau.

Son Tinh, Thuy Tinh: King Hung Vuong the 18th had a beautiful daughter, named My Nuong. Son Tinh and Thuy Tinh both came to propose to marry her. Son Tinh came first with his offerings, married My Nuong and brought her up to the mountain. Thuy Tinh came later, angrily made a strong hurricane to raise water up to fight with Son Tinh on the mountain. Son Tinh also cast a magic spell to grow the mountain taller, and used thunder to fight back. Finally, Thuy Tinh was defeated and withdrew. When the raining season comes every year, people think that Son Tinh and Thuy Tinh are still fighting.

6. Năm 257 trước Tây Lịch (tr.TL), vua Hùng Vương 18 mất ngôi : Vua nước Thục bên Tàu là An Dương Vương đem quân đánh bại vua Hùng Vương, đặt lại tên nước là Âu Lạc. Vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa để phòng thủ và được thần Kim Quy cho nỏ và tên thần giữ nước.

Year 257 B.C., King Hung Vuong the 18th lost his throne: King An Duong Vuong of Thuc country defeated King Hung Vuong. Then An Duong Vuong named the new country Au Lac and built the Co Loa rampart. One day a Golden tortoise genius came up and gave him a magic crossbow and arrows, which would be used to defend the country.

7. Năm 208 tr.TL: Triệu Đà cho con là Trọng Thủy đến cưới Mỵ Châu, con gái vua An Dương Vương, với chủ mưu đánh cướp nỏ thần. Mỵ Châu vô tình giúp cho Trọng Thủy lấy xem và đánh tráo nỏ thần. Triệu Đà đem quân đánh. An Dương Vương vì không còn nỏ thần nên bị thua. Triệu Đà chiến thắng, sáp nhập nước Âu Lạc vào quận Nam Hải lập nên nước Nam Việt.

The year 208 B.C.: Trieu Da planned to have his son, Trong Thuy, marry My Chau, the daughter of King An Duong Vuong. Trong Thuy incited his wife to borrow the magic crossbow. Then Trong Thuy brought it to his father. Trieu Da led his forces over to defeat An Duong Vuong, and then combined Au Lac and Nam Hai into the Nam Viet nation.

8. Mỵ Châu bị cha hiểu lầm giết chết, máu loang xuống biển khiến ngọc trai ở vùng đó đổi màu. Trọng Thủy đau buồn nhảy xuống giếng tự tử. Người ta đem ngọc trai có màu xấu xuống giếng Trọng Thủy rửa, ngọc trai trở nên lóng lánh màu rất đẹp.

King An Duong Vuong killed My Chau, thinking that his daughter betrayed him. My ChauỖs blood flowed into the sea, causing the color of pearls in that area to blur. Conscience-stricken, Trong Thuy jumped into a well to end his life. Later, people noticed that when they washed blurry pearls in Trong Thuy well, their color turned bright and beautiful.

9. Năm 113 tr.TL: Đời vua Triệu Ai Vương, hoàng thái hậu Cù Thị và sứ thần Thiếu Quí mưu toan dâng nứơc Nam Việt cho nhà Hán bên Tàu . Tể tướng Lữ Gia tức giận chém chết vua, hoàng thái hậu, và sứ thần rồi lập vua Triệu Dương Vương lên ngôi.

Year 113 B.C.: During the reign of Trieu Ai Vuong, king mother Cu Thi and Chinese ambassador Thieu Qui attempted to present the Nam Viet country as a gift to the Chinese Han dynasty. The prime minister Lu Gia angrily killed the king, king mother and the ambassador. Then Lu Gia ascended Trieu Duong Vuong to the throne.

10. Quan Thái Thú: Vua Vũ Đế bên Tàu sai tướng quân đánh chiếm nước Nam Việt đặt tên là Giao Chỉ Bộ và đặt quan Thái thú đ cai trị nước ta. Giao Chỉ nghĩa là hai ngón chân cái giao nhau.

The Chinese governor: King Vu De of China ordered his army to conquer Nam Viet, then named it the Giao Chi province and appointed a Chinese governor to rule the country. Giao Chi means the two toes slanted toward each other.


Lịch Sử Việt Nam - phần 2




11. Tích Quang, Nhâm Diên: Có 2 ông quan Thái thú có công với nước ta. Ông Tích Quang dạy dân ta điều Lễ Nghĩa . Ông Nhâm Diên dạy dân ta cày cấy . Dân chúng nhớ ơn nên lập đền thờ.

Tich Quang, Nham Dien: There are two of the Chinese governors that the people are grateful to. Tich Quang taught our people to act with civility, and Nham Dien taught us how to use plows and how to grow rice. Our people appreciated them and built temples to commemorate what they did for us.

12. Hai Bà Trưng: Năm 40, Thái thú Tô Định tàn ác, lòng dân Giao Chỉ oán hận. Tô Định giết Thi Sách là chồng bà Trưng Trắc. Bà Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị mộ quân đánh đuổi Tô Định chạy về Tàu . Hai Bà tự xưng là vua đóng đô ở Mê Linh.

Hai Ba Trung: In 40, the people of Giao Chi began to rebel against To Dinh, a very cruel Chinese governor. They felt great animosity towards him. Among those killed by To Dinh was Thi Sach. Trung Trac, his widow, and Trung Nhi, her sister, raised troops and chased To Dinh all the way back to China. The two women proclaimed themselves the new kings of Giao Chi and built their capitol at Me Linh.

13. Vua Tàu sai đại tướng Mã Viện cầm quân sang đánh nước ta. Hai bà Trưng quân ít thế cô không chống nổi đại quân của Mã Viện. Hai Bà Trưng thua chạy đến sông Hát Giang, đành nhảy xuống sông tự vẫn. Hai Bà Trưng là nữ anh hùng của nước ta. Dân chúng lập đền thờ hai Bà Trưng ở làng Hát Môn, tỉnh Sơn Tây và ở bãi Đồng Nhân, Hà Nội.

The Chinese king ordered general Ma Vien to lead an army into Giao Chi to defeat the Trung sisters. Losing the battle, the Trung sisters retreated to the Hat Giang River. They jumped into the river and committed suicide. The Trung sisters are Vietnamese heroines. Their memorial temples were built at Hat Mon village of Son Tay province, and at Dong Nhan, Ha Noi.

14. Năm 168-203: Lý Tiến và Lý Cầm là người Giao Chỉ đầu tiên được vua Tàu cho làm quan. Sau có quan thái thú Sĩ Nhiếp chăm lo dạy bảo dân ăn ở có phép tắc nên được dân Giao Chỉ thương mến.

During the years 168 to 203, Ly Tien and Ly Cam were the first Giao Chi people who were granted to be mandarins by a Chinese King. Later, there was also governor Si Nhiep who taught our people how to live a courteous life. He, too, was widely loved by Giao Chi people.

15. Bà Triệu: Năm 248, đi Đông Ngô, Thứ sử Lục Dận tàn ác nên lòng người oán hận. Bà Triệu Thị Trinh mộ quân giúp anh là Triệu Quốc Đạt đánh với quân Tàu được 6 tháng. Sau vì quân ít thế cô, bà thua đành phải tự vẫn ở xã Bồ Điền, huyện Mỹ Hóa . Bà Triệu cũng là một nữ anh hùng của nước ta. Dân chúng lập đền thờ Bà Triệu ở xã Phú Điền, tỉnh Thanh Hóa.

Miss Trieu: In 248, during Dong Ngo time, Chinese governor Luc Dan was very cruel. People felt animosity towards him. Miss Trieu Thi Trinh recruited soldiers to help her brother, Trieu Quoc Dat, to uprise and fight the Chinese for 6 months. Her troop was too small compared to Chinese army so she was defeated. She committed suicide at Bo Dien village, My Hoa county. Lady Trieu is also a heroine of our country. Our people built her memorial temple at Phu Dien village, Thanh Hoa province.

16. Sự cai trị tàn ác của người Tàu: Người Tàu cai trị dân Nam rất tàn ác. Họ bắt dân ta lên rừng săn voi lấy ngà, lặn xuống biển mò ngọc trai và đánh giết dân ta hằng ngày. Ngoài ra họ còn lấy hết vàng bạc châu báu và bắt gái đẹp của nước Nam làm hầu thiếp. Họ còn bắt giam và chém giết nhân tài của nước ta.

The cruel ruling of the Chinese: In general, the Chinese ruled the Southern people in a cruel way. They forced the people to the jungle to obtain the elephant trunks, into the ocean to find the pearls for them. They captured the Southern beautiful girls for their sex slaves. They also imprisoned and murdered many brave and patriotic Vietnameses.

17. Ông Lý Bôn: Năm 544, ông Lý Bôn khởi nghĩa đánh bại quân Tàu rồi lên ngôi vua xưng là Lý Nam Đế . Sau Lý Nam Đế mất, đất Giao Châu chia làm 2 do Triệu Quang Phục tức ông vua đầm Dạ Trạch, và Lý Phật Tử cai quản. Sau vua nhà Tùy của Tàu sai quân sang đánh chiếm nước ta, đặt tiếp nền cai trị.

Mr. Ly Bon: In 544, Mr. Ly Bon rised against Chinese army and defeated them. Then he ascended to be the king, called King Ly Nam De. When Ly Nam De died, Giao Chi land was divided into 2 and ruled by Trieu Quang Phuc, also called the King of Da Trach bog, and Ly Phat Tu. Later, the Chinese king of Tuy regime ordered his army to conquer, and continue to rule the Nam country again.

18. Mai Hắc Đế: Năm 722, ông Mai Thúc Loan, một người đen đúa khỏe mạnh, thấy quân Tàu làm nhiều điều tàn bạo với dân ta nên ông chiêu mộ nghĩa quân đánh với quân Tàu và xưng là Mai Hắc Đế tức là ông Vua Đen họ Mai. Quân Tàu kéo đại quân qua đánh. Ông thua, ít lâu sau thì chết.

Mai Hac De: In 722, Mr. Mai Thuc Loan was a strong man who had blackish skin. Seeing that Chinese army was very cruel towards our people, he recruited his army fighting back the Chinese, proclaimed himself King Mai Hac De. Chinese army brought a great troop over to attack him. He was defeated and died.

19. Bố Cái Đại Vương: Năm 791, quan đô hộ Cao Chính Bình bắt dân đóng sưu cao, thuế nặng, nên lòng người oán hận. Có ông Phùng Hưng nổi lên đánh giặc Tàu. Dân chúng thương ông, gọi ông là Bố Cái Đại Vương, nghĩa là ông Vua được dân thương như cha mẹ. Sau ông chết, con ông bị quân Tàu đánh mạnh quá phải xin hàng.

Bo Cai Dai Vuong: In 791, a Chinese imperial officer, Cao Chinh Binh, forced our people to contribute very high tax so our people were very discontented. Mr. Phung Hung rose in rebellion to fight the Chinese. People were very fond of him, called him Bo Cai Dai Vuong, or the Parent King. After his death, his son was agressively attacked, and later surrendered to the Chinese army.

20. Ông Cao Biền: Từ năm 713, Nước Nam Chiếu ở phía Nam hay sang cướp phá nước ta. Năm 865, quan Tàu là Cao Biền giúp ta đánh giặc nhiều năm dẹp được quân Nam Chiếu lại đem nước ta về nội thuộc nhà Đường như cũ. Ông xây thành Đại-La bên sông Tô Lịch. Tục đồn rằng ông Cao Biền có phép cỡi diều giấy bay đi đó, đi đây.

Mr. Cao Bien: From 713, the Nam Chieu army from the south often came up our country to loot the good from our people. In 865, a Chinese officer, Cao Bien helped us to fight Nam Chieu army for many years then defeated them. He then made our country a colony of China again. He built Dai La rampart next to To Lich river. There was a rumor that Mr. Cao Bien had the magic to travel by flying on a kite.

Lịch Sử Việt Nam - phần 3




21. Ông Khúc Thừa Dụ: Năm 906, bên Tàu loạn lạc, ông Khúc Thừa Dụ quê ở Hải Dương được dân cử lên làm Tiết Độ Sứ. Sau ông chết truyền ngôi cho con là Khúc Hạo . Ngôi Tiết Độ Sứ truyền đến đời Khúc Thừa Mỹ . Ông Mỹ cũng nhận chức nhưng không thần phục vua Tàu.

Mr. Khuc Thua Du: In 906, when China was in times of chaos, Mr. Khuc Thua Du, from Hai Duong, was elected to be Tiet Do Su. When he died, he gave the throne to his son, Khuc Hao. Till Khuc Thua My reign, he accepted the throne but did not acknowledge kingship allegiance to the Chinese king.

22. Năm 923: Vua Nam Hán của Tàu sai tướng đánh bại Khúc Thừa Mỹ rồi tiếp tục cai trị xứ Giao Châu . Ít lâu sau Dương Diên Nghệ nổi lên đánh bại tướng Tàu xưng làm Tiết Độ Sứ. Sau đó một người quan tên Kiều Công Tiển làm phản giết chết Dương Diên Nghệ.

Year 923: The Chinese King Nam Han ordered his general to defeat Khuc Thua My and then re-ruled Giao Chi country. Duong Dien Nghe rose in rebellion against Chinese generals, defeat them and proclaimed himself Tiet Do Su. Later Kieu Cong Tien betrayed and killed Duong Dien Nghe.

23. Năm 936: Ông Ngô Quyền là rể của ông Dương Diên Nghệ tiến, binh đánh Kiều Công Tiển báo thù. Kiều Công Tiển cầu cứu vua Nam Hán bên Tàu. Được dịp tốt, vua Nam Hán sai thái tử Hoằng Tháo đem đại quân sang đánh nước ta.

Year 936: Mr. Ngo Quyen, Duong Dien NgheỖs son in law, battled Kieu Cong Tien to revenge. Kieu Cong Tien asked the Chinese King Nam Han for help. Taking the good chance, King Nam Han ordered the crown prince Hoang Thao to lead their great army to attack our country.

24. Nhà Ngô, vua Ngô Quyền phá quân Nam Hán: Năm 938, quân Nam Hán kéo đại quân vào đến sông Bạch Đằng ở vịnh Bắc Việt . Ông Ngô Quyền cho đóng cọc nhọn dưới lòng sông rồi dụ thuyền địch vào. Thuyền địch mắc vào cọc nhọn nên bị chìm rất nhiều. Thái tử Hoằng Tháo bị Ngô Quyền bắt giết. Quân ta đại thắng, ông Ngô Quyền lên làm vua.

The Ngo Dynasty, King Ngo Quyen defeated Nam Han army: In 938, Nam Han great army advanced toward river Bach Dang in the North. Mr. Ngo Quyen had pointed wood poles driven into the bed of the Bach Dang River then lured the enemy ships deep into the river. At low tide the enemy ships were stuck on sharp stakes then sank. Ngo Quyen killed the crown prince Hoang Thao. Our army won a great victory; Mr. Ngo Quyen ascended the throne.

25. Loạn Thập Nhị Sứ Quân: Sau khi Ngô Quyền mất, con cháu ông là những ông vua yếu kém nên loạn lạc nổi lên khắp nơi . Có tất cả 12 ông tướng hùng cứ 12 nơi khác nhau gọi là loạn Thập Nhị Sứ Quân.

Twelve Warlords: After Ngo Quyen death, his descendant were incapable kings. Disturbances were everywhere. There were 12 generals who lorded over 12 different regions called Thap Nhi Su Quan.

26. Cờ Lau Tập Trận: Ông Đinh Bộ Lĩnh là người ở Hoa Lư. Lúc nhỏ ông hay luyện tập võ nghệ và dùng cờ bông lau để tập trận với trẻ em chăn trâu trong làng.

Reed flag for military exercises: Mr. Dinh Bo Linh was from Hoa Lu village. When he was a boy, he often used reed wool to hold field maneuver with other shepherds and practiced martial arts.

27. Nhà Đinh: Lớn lên ông Đinh Bộ Lĩnh chiêu mộ quân sĩ dẹp loạn. Ông đánh đâu thắng đó nên được quân dân tôn ông là Vạn Thắng Vương. Sau ông lên làm vua đóng đô ở Hoa Lư, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

The Dinh Dynasty: When growing up, Mr. Dinh Bo Linh drafted recruits to squash the rebellion. He won all battles and was called Van Thang Vuong. Later he ascended the throne as King Dinh Tien Hoang found Hoa Lu as the capitol, and named the country as Dai Co Viet.

28. Vua Đinh Tiên Hoàng bị tên Đỗ Thích giết chết, con là Đinh Tuệ lên ngôi lúc 6 tuổi . Quân Tống thừa cơ hội đem quân sang đánh nước ta . Các quan tôn ông Lê Hoàn lên vua, hiệu là Lê Đại Hành, chuẩn bị chống lại quân Tàu.

King Dinh Tien Hoang was killed by Do Thich. His son, Dinh Tue, ascended throne at the age of 6. Chinese Tong army took the opportunity to invade our country. The government officials raised Mr. Le Hoan to be King Le Dai Hanh, to fight back Chinese army.

29. Vua Lê Đại Hành, nhà Tiền Lê: Năm 981, vua Lê Đại Hành chỉ huy đánh bại bộ quân Tống khiến thủy quân hoảng sợ rút về nước. Vua Lê sau đó đánh tan giặc Chiêm Thành và lo sửa sang việc nước.

Emperor Le Dai Hanh, the First Le Dinasty: In 981, King Le Dai Hanh defeated Tong ground troops. That made Tong Navy panic-stricken and withdrew back to China. Later on, King Le also defeated Chiem Thanh army and settled country affairs.

30. Năm 1005: Vua Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh giết anh là Lê Long Việt để cướp ngôi vua. Lê Long Đĩnh là một ông vua hung ác, bạo ngược, trụy lạc còn gọi là vua Lê Ngọa Triều. Lê Long Đĩnh mất, triều thần tôn ông Lý Công Uẩn lên ngôi, hiệu là Lý Thái Tổ.

In 1005, King Le Dai Hanh died. Le Long Dinh killed his brother to usurp the throne to be King Le Ngoa Trieu. He was a cruel, brutal and debauched king. When Le Long Dinh died, the Imperial Court raised Mr. Ly Cong Uan to the throne, called King Ly Thai To.


Lịch Sử Việt Nam - phần 4




31. Thành Thăng Long: Lý Thái Tổ là một ông vua tốt rất chuộng đạo Phật. Trong lúc di chuyển kinh đô về Đại La Thành, ông thấy rồng vàng hiện ra nên đặt tên thành là Thăng Long, có nghĩa là rồng bay lên. Thành Thăng Long là Hà Nội bây giờ.Trong các đời vua Lý kế tiếp Khổng học và Phật học phát triển mạnh. Vua cho xây Văn miếu thờ đức Khổng Tử cùng hàng ngàn chùa chiền trong đó có chùa Một Cột nổi tiếng ở Hà Nội.

The Ly dinasty, Thang Long capital: King Ly Thai To was a kind emperor and was fond of Buddish. While moving the imperial city to Dai La Thanh, he saw a golden dragon flying up, so he named the city Thang Long that meant Up-flying Dragon.

32. Phạt Tống, bình Chiêm: Nhà Tống bên Tàu lại uy hiếp nước ta, vua Lý Thái Tổ sai ông Lý Thường Kiệt đem quân vây đánh Khâm châu và Ung châu. Quân ta đại thắng trở về. Sau quân Tống hợp với Chiêm Thành và Thủy Chân Lạp đánh phá nước ta. Ông Lý Thưng Kiệt lại đem quân đánh Tống, bình Chiêm giữ yên bờ cõi.

Defeating Tong, pacifying Chiem: The Chinese Tong dynasty again threatened our country. King Ly Thai To ordered Mr. Ly Thuong Kiet brought troops to besiege Kham Chau and Ung Chau. Ly Thuong Kiet gained big victory and brought troops home. Later on, Tong army incited Chiem Thanh and Thuy Chan Lap to invade our country. Mr. Ly Thuong Kiet again led our troops to defeat Tong and Chiem to safeguard our territory.

33. Năm 1225, nhà Lý mất ngôi: Nhà Lý truyền ngôi đến công chúa Lý Chiêu Hoàng thì bị Trần Thủ Độ lập mưu cho công chúa lấy cháu của y là Trần Cảnh. Sau Trần Thủ Độ ép công chúa nhường ngôi cho chồng.

Year 1225, the Ly lost the throne: The Ly dynastyỖs throne was passed to Princess Ly Chieu Hoang. Tran Thu Do arranged for his nephew, Tran Canh, to marry Princess Ly Chieu Hoang and then forced her to abdicate on her husband.

34. Nhà Trần: Trần Cảnh lên ngôi, hiệu là Trần Thái Tông. Triều đình bị Trần Thủ Độ khống chế làm nhiều điều bạo ngược, tàn ác. Trần Thủ Độ tìm cách tiêu diệt dòng họ Lý, bắt dân chúng họ Lý đổi thành họ Nguyễn.

The Tran dynasty: Tran Canh ascended the throne, named Tran Thai Tong. Tran Thu Do controlled the imperial court and did brutal and cruel things. Tran Thu Do tried to wipe out the Ly lineage by forcing people to change their last name from Ly to Nguyen.

35. Tuy nhiên đời Trần Thái Tông và các vua kế tiếp thực hiện rất nhiều cải tổ tốt đẹp trong xã hội, như đặt ra thi Tiến sĩ để chọn nhân tài giúp nước. Luật pháp cũng rất nghiêm minh, ai ăn cắp thì bị đánh bằng roi hay bị chặt tay.

Anyhow, the reign of Tran Thai Tong and following kings achieved great improvements for society such as setting up the Ph. D. examination to choose great talents to serve the country. The law was strict and just in which thieves would have be beaten with a stick or gotten fingers cut out.

36. Năm 1257: Quân Mông Cổ chiếm hết nước Tàu rồi đem quân sang đánh nước ta và chiếm được thành Thăng Long. Được ít lâu bị quân ta phản công, quân Mông Cổ thua to phải rút về nước.

Year 1257: After conquering the whole China, the Mongolian army invaded our country, and seized Thang Long capitol. Not long after that, our army launched a counter-attack; Mongolian army was defeated and withdrew back home.

37. Nước ta sang cầu hòa với Mông Cổ, nhưng người Mông Cổ vẫn mưu tính xâm chiếm nước ta. Vua quan nước ta hiểu được ý đồ xâm lăng của Mông Cổ nên lúc nào cũng tuyển dụng và huấn luyện quân binh, sẵn sàng chống giặc.

Even though our country asked for peace, but Mongolian still planed to conquer our country. Understanding their intention, our king and imperial officials prepared for the war by recruiting and well training our army.

38. Hội Nghị Diên Hồng: Đến đời Trần Nhân Tông, vua Nguyên của Mông Cổ sai thái tử Thoát Hoan đem các tướng Toa Đô và Ô Mã Nhi cùng đại quân sang đánh nước ta. Vua Nhân Tông triệu tập hội nghị Diên Hồng để hỏi ý kiến quốc dân. Các vị bô lão đều đồng thanh quyết chiến. Vì biết tôn trọng người dân, vua quan nhà Trần được dân chúng đồng thanh ủng hộ, tạo một sức mạnh chưa từng có trong lịch sử.

The Dien Hong Meeting: In the Tran Nhan Tong reign, the Chinese Nguyen emperor ordered the crowned prince Thoat Hoan with generals Toa Do, O Ma Nhi and their great army to invade our country. King Nhan Tong summoned Hoi Nghi Dien Hong to survey our senior citizens’ opinions. All senior citizens agreed to fight the enemy resolutely. Having regard for the people, Tran dynasty’s kings and officials were supported to bring about a united strength, which was never equaled in our history.

39. Còn trẻ tuổi mà biết yêu nước: Trần Quốc Toản là một cậu bé con quan, vì mới 16 tuổi nên cậu không được vào dự hội nghị Diên Hồng. Cậu đứng bên ngoài, nghe nói về sự tàn ác của quân Mông Cổ và nghe tiếng dân reo hò quyết chiến, cậu bóp nát một trái cam trong tay lúc nào không hay. Trở về, cậu chiêu mộ được hơn 1000 nghĩa quân trẻ tuổi, lập thành một đội binh riêng đánh giặc giúp vua, lập được nhiều chiến công hiển hách.

The young patriot: Tran Quoc Toan, an official’s son, was only 16 years old. He wasn’t allowed to attend the Dien Hong meeting. While standing outside, hearing about the cruelty of Mongolian army and the cheering and shouting of people, he crushed an orange in his hand without noticing it. Returning home, he recruited more than 1000 righteous youths to form a militia unit of his own to fight the enemy to serve the king. His militia unit won many glorious victories.

40. Ngồi đan xọt mà lo việc nước: Ông Phạm Ngũ Lão là một thanh niên yêu nước, ngày ngày luyện tập võ nghệ, chờ thời cơ giúp nước. Khi quân Nguyên xâm chiếm nước ta, ông rất đỗi lo âu. Một hôm ông ngồi đan xọt bên đường thì đại quân của Hưng Đạo Vương đi đến. Ông mải mê suy nghĩ việc quân binh mà không nghe tiếng quân lính la hét dọn đường. Một người lính đến chích dáo vào đùi ông đến chảy máu mà ông vẫn chưa hay. Đức Trần Hưng Đạo thấy lạ hỏi ông về binh pháp và võ nghệ, ông đối đáp trôi chảy, nên thu nạp ông làm tướng. Sau ông đánh giặc rất giỏi lập nhiều chiến công hiển hách.

Concerning national affairs while weaving bamboo baskets: Mr. Pham Ngu Lao was a patriot. He practiced martial art everyday, waiting for an opportunity to serve the country. When Mongolian enemy invaded our country, he was very worried. One day, while he was sitting on the roadside to weave bamboo baskets, the great army of Hung Dao Vuong came. He was so occupied in thinking about military strategies that did not hear the order to stay away from the road. One soldier arrived and pierced Mr. Pham’s leg with a spear. He was bleeding without noticing it. Being surprised by this, Sir Hung Dao Vuong asked him about military strategies and martial arts, he replied fluently. Sir Hung Dao Vuong appointed him to be one of the generals. Pham Ngu Lao fought the enemy and achieved glorious victories.


Lịch Sử Việt Nam - phần 5




41. Đức Thánh Trần Hưng Đạo: Năm 1283, quân Nguyên hùng mạnh kéo sang. Vua Nhân Tông sai Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Trần Quang Khải, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão ra chống giặc. Lúc đầu quân ta thua to rút lui khỏi thành Thăng Long. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn soạn quyển Binh Thư Yếu Lược và bài Hịch Tướng Sĩ để huấn luyện và khuyến khích ba quân. Hưng Đạo Vương là một vị tướng tài ba được dân ta tôn làm Đức Thánh Trần Hưng Đạo.

Saint Tran Hung Dao: In 1283, the Mongolian Nguyen army advanced vigorously towards our country. The king Nhan Tong ordered Tran Hung Dao, Tran Binh Trong, Tran Quang Khai, Yet Kieu, Da Tuong and Pham Ngu Lao to fight the enemy. In the beginning, our army was defeated and had to withdraw from Thang Long capitol. Hung Dao Vuong wrote Binh Thu Yeu Luoc (the Resume of Military Tactics) and Bai Hich Tuong Si (The Officers Edit) to train and encourage the army. He was a genius general who was called Saint Tran Hung Dao by our people.

42. Trần Nhật Duật đánh thắng Toa Đô ở trận Hàm Tử. Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão đánh thắng thủy quân Nguyên ở trận Chương Dương. Những chiến thắng liên tiếp làm tinh thần binh sĩ dâng cao.

Later, Tran Nhat Duat defeated Toa Do at Ham Tu battle. Tran Quang Khai, Tran Quoc Toan and Pham Ngu Lao defeated Mongolian Nguyen Navy at Chuong Duong battle. The soldier's spirit rised up high.

43. Trận Tây Kết, Hưng Đạo Vương chém đầu Toa Đô.

At Tay Ket battle, Hung Dao Vuong beheaded Toa Do.

44. Trận Vạn Kiếp, Hưng Đạo Vương cùng các tướng đại thắng. Thái Tử Thoát Hoan phải chui vào ống đồng cho quân kéo chạy về Tàu.

At Van Kiep land battle, Hung Dao Vuong and the generals gained complete victory. The crowned prince Thoat Hoan had to hide in a copper tube to be pulled back to China by his soldiers.

45. Năm 1287, Mông Cổ xâm lăng nước Nam lần thứ hai: Vua Nguyên tức giận vì nghĩ mình là một nước lớn, bách chiến bách thắng mà lại thua trận ở nước Nam, nên sai Thoát Hoan đem đại quân sang đánh nước ta lần thứ hai. Trước thế giặc quá mạnh, vua Trần phải bỏ thành Thăng Long chạy vào Thanh Hóa.

Year 1287, the Mongolian invaded the South the 2nd time: The Mongolian Nguyen emperor was angry, since his army was strong and had won every battle, now defeated by our army. So he ordered Thoat Hoan with his army to attack our country the second time. Since the enemy army was mighty, Tran emperor had to leave Thang Long capitol to stay in Thanh Hoa.

46. Ông Trần Bình Trọng: Ông Trần Bình Trọng là một tướng tài. Giặc Mông Cổ bắt được ông và dụ ông đầu hàng. Ông trả lời:" Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm Vương đất Bắc". Giặc biết không khuyến dụ ông được nên đem ông ra chém.

Mr. Tran Binh Trong: Mr. Tran Binh Trong was a talented general. The Mongolian Nguyen enemy arrested him and lured him to surrender to them. He answered: “ I am rather a devil of the South country than a king of the North country”. The enemy knew that they couldn’t encourage him to surrender so they killed him.

47. Trận Vân Đồn trên Vịnh Hạ Long: Trần Khánh Dư cướp được thuyền lương địch làm giặc Nguyên lo sợ nhốn nháo.

The Van Don battle: Tran Khanh Du captured the enemy’s food boats causing them to be panic and terrified in Van Don water battle at Ha Long Bay.

48. Hưng Đạo Vương giết giặc trên sông Bạch Đằng, năm 1288: Thủy quân Mông Cổ rút lui trên sông Bạch Đằng. Hưng Đạo Vương sai lấy cây nhọn bọc sắt cắm xuống lòng sông rồi dùng thuyền nhỏ dụ thuyền giặc ra đánh. Khi nước cạn, thuyền giặc mắc cọc đổ nghiêng, vỡ đắm rất nhiều. Quân ta giết giặc máu đỏ cả dòng sông. Tướng Nguyên là Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp đều bị bắt.

Hung Dao Vuong destroyed the enemy on Bach Dang river in 1288: The Mongolian Navy withdrew on Bach Dang river. Hung Dao Vuong ordered to drive sharp wood stakes with plated steel into the bed of the river then lured enemy’s ships out to battle. When the river tide was down, the enemy’s ships were stuck on sharp stakes. Many enemies’ ships were broken and sunk. Our soldiers killed so many enemies that their blood turned the river color to red. Enemy’s generals like O Ma Nhi and Phan Tiep were all arrested

49. Thoát Hoan nghe tin bại trận, dẫn bộ quân chạy về, bị Phạm Ngũ Lão và các tướng khác phục kích đánh tan tành. Từ đó nhà Nguyên không dám dòm ngó nước ta nữa . Dân Nam Việt lại được thanh bình xây dựng đất nước. Vua Trần Thánh Tông đề 2 câu thơ dưới đây làm kỹ niệm:

"Xã tắc hai phen bon ngựa đá
Non sông kim cổ vững âu vàng."

Thoat Hoan received the news that his navy was defeated, led his ground troops withdraw. His troops were ambushed and defeated by Pham Ngu Lao and other generals. Since then, Nguyen dynasty dared not to invade our country. The South people lived in peace and built up their country. King Tran Thanh Tong had following poem:

"For the country, the horses went to battle twice
Since that, the rivers and the mountains were stable for ever."

50. Nhà Trần mất ngôi: Nhà Trần truyền ngôi qua các đời vua Trần Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông, Duệ Tông, Phế Đế, Thuận Tông. Các đi vua sau hèn yếu, thường bị quân Chiêm Thành sang đánh phải chạy bỏ kinh thành mấy lần. Đến thời Thiếu Đế thì bị Hồ Quí Ly cướp ngôi vào năm 1400. Nhà Trần làm vua được 175 năm.

The Tran dynasty installed the throne to Tran Anh Tong, Ming Tong, Hien Tong, Du Tong, Nghe Tong, Due Tong, Phe De, and Thuan Tong. The later kings were incapable, so Chiem Thanh army often attacked our country. Our king had to run away from the capitol. During Thieu De reign, Ho Qui Ly stole the throne in 1400. The Tran dynasty ruled our country for 175 years.

Lịch Sử Việt Nam - phần 6

51. Nhà Hồ, Hồ Quí Ly, năm 1400: Hồ Quí Ly là một ông vua có tài, lập nhiều cải cách cho đất nước, nhưng vì ông đã thoán ngôi nên lòng dân không phục. Nhà Hồ truyền ngôi chỉ được 2 đời thì bị nhà Minh bên Tàu đem quân đánh chiếm nước Nam.

The Ho Dynasty, Ho Qui Ly, year 1400: Ho Qui Ly was a talented king, he conducted many reforms for our country. However, since he stole the throne, people did not fully support him. The Ho dynasty held the power for 2 generations then our country was conquered by the Chinese Minh dynasty.

52. Nhà Minh chiếm nước ta: Vua nhà Minh đã có ý đánh chiếm nước ta từ lâu. Viện cớ Trần Thiêm Bình, hậu duệ nhà Trần, sang Tàu cầu cứu, vua Tàu sai Trương Phụ và Mộc Thạnh đem quân sang chiếm nước ta, đặt lại nền đô hộ. Dân Nam chịu nhiều điều khốn khổ lắm. Một số người ngu dốt như Trần Thiêm Bình không chịu nghĩ đến dân đến nước. Người Tàu lúc nào cũng muốn chiếm nước ta, sang cầu cạnh họ tức là rước họ về chiếm nước ta vậy. Trần Thiêm Bình về sau bị quân Nam bắt được giết đi.

The Minh occupied Nam Viet: The Chinese Minh had the intention to conquer our country long ago. Called upon Tran Thiem Binh’s request, they brought their army to conquer and ruled our country, making our people very suffering. Tran Thiem Binh was such an idiot, who did not care for the people and the country. The Chinese always wanted to take over our country. Asking them for help was inviting them into conquer our country. Later, Tran Thiem Binh was captured and killed by the South army.

53. Năm 1407, đời Hậu Trần. Con cháu vua Trần nổi lên chống giặc Minh có Đặng Tất, Đặng Dung, Nguyễn Biểu giúp sức. Nhưng vì binh yếu thế cô, họ chỉ chống cự được có 7 năm thì bị tiêu diệt.

Year 1407: The late Tran dynasty. The Tran emperor’s descendents rebelled Minh enemy. They were supported by Dang Tat, Dang Dung and Nguyen Bieu. Since their army was not well trained and small, they fought for 7 years then were defeated.

54. Đồng hóa: Các quan Tàu thu bắt gái đẹp, đồ quý, sách vở của nước ta chở hết về Tàu. Họ lại bắt dân ta ăn mặc, học hành theo cách của người Tàu cốt để đồng hóa dân ta với dân Tàu.

Assimilation: Chinese officials took our beautiful girls, looted precious things and books over to China. They also forced us to follow Chinese dressing and studying to assimilate our people with the Chinese.

55. Mười năm khởi nghĩa chống giặc Minh: Năm 1418. Từ khi quân Minh cai trị nước An Nam, dân ta khổ cực trăm đường, tiếng oán than kêu ra không hết. Đất Lam Sơn có ông nông dân giàu có tên Lê Lợi. Là một người có chí lớn, ông chiêu tập hào kiệt, bạn hữu, rèn luyện binh pháp rồi nổi lên khởi nghĩa chống quân Minh suốt cả 10 năm.

Ten year of uprising against Ming enemy: Since 1418, the Chinese Ming enemy ruled the An Nam country and made our people very miserable. Le Loi was a patriotic who was a wealthy peasant from Lam Son province. He was a talented person who recruited his friends and patriotic people to form a righteous army. The army was trained for tactics, uprising and fighting for 10 long years.

56. Lê Lai cứu chúa: Việc khởi nghĩa gian khổ, lắm phen thất bại, phải rút về núi Chí Linh ẩn núp 3 lần. Một lần bị giặc vây khốn, nhờ ông Lê Lai hy sinh giả làm vua mặc áo bào ra đánh. Giặc bắt giết ông Lê Lai rồi bỏ đi, vua Lê Lợi trốn thoát tiếp tục kháng chiến.

Le Lai saved his lord’s life: The resistance was very difficult. There were 3 times that the righteous army was defeated and had to retreat back to mount Chi Linh. Once the enemy besieged Le Loi. Le Lai, one of the generals, wore the king’s robe, moved out to fight with them. The enemy killed Le Lai and left; King Le Loi was saved from death.

57. Nguyễn Trãi khóc cha: Nguyễn Trãi là con ông Tiến sĩ Nguyễn Phi Khanh. Ông Tiến sĩ bị quân Minh bắt sang Tàu. Ông Nguyễn Trãi theo khóc tiễn cha tới ải Nam Quan. Ông Phi Khanh bảo: ''Con mau trở về lo trả thù cho cha, rửa nhục cho nước, chớ theo cha khóc lóc mà làm gì !''. Ông Nguyễn Trãi nghe lời cha, về giúp vua Lê Lợi bày mưu định kế đánh quân Nguyên, về sau ông thành một bậc đại công thần.

Mr. Nguyen Trai grieved at his father: Nguyen Trai was the son of Dr. Nguyen Phi Khanh who was arrested and led to China by Minh enemy. Nguyen Trai grievously followed his father till frontier gate Nam Quan. Dr. Nguyen Phi Khanh told his son: “ You should return home and try to revenge for your father, to wash out the insult for our country rather than grievously following me.” Mr. Nguyen Trai followed his father’s advice and returned home to serve King Le Loi. He suggested many schemes to fight the Ming enemy. Later he became a great meritorious imperial official.

58. Lê Lợi ban quân lịnh nghiêm minh, cấm quân lính xâm phạm của dân nên được dân tình thương mến. Trận Chi Lăng, quân ta chém đầu đại tướng Liễu Thăng. Sau giặc Minh thấy quân ta quá mạnh xin hòa, rút quân về nước. Ông Nguyễn Trãi giúp vua viết bài hịch Bình Ngô Đại Cáo, bá cáo chiến thắng cho thiên hạ được biết. Bài Bình Ngô Đại Cáo trở thành một tài liệu văn chương nổi tiếng của nước ta.

Le Loi enforced strict army law, which forbid soldiers to violate people’s property, so soldiers were loved and esteemed. In battle Chi Lang, our army beheaded great general Lieu Thang. Seeing the strength of our army, the Ming dynasty requested his to stop the war and returned to China. Mr. Nguyen Trai wrote the Binh Ngo Dai Cao, reporting the victory to people. That declaration became a very famous historical document of our country.

59. Nhà Lê, 1428: Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi lấy hiệu là Lê Thái Tổ. Ông sửa sang việc học hành thi cử, đặt ra luật lệ nghiêm minh. Ai làm du đảng, cờ bạc, rượu chè, bị phạt chặt ngón tay hay đánh bằng roi trượng. Các bậc tu hành đạo Lão đạo Phật phải qua các kỳ thi sát hạch về đạo giáo.

The Le dynasty, 1428: Binh Dinh Vuong Le Loi ascended the throne, proclaimed himself Le Thai To. He reformed the education, and enforced strict law. Anyone who was a gangster, gambler or drunkard had fingers cut or was beaten with a big whip. The Lao and Buddhist monks had to pass the religious examination.

60. Nhà Lê truyền qua Thái Tông, Nhân Tông, Thánh Tông. Việc học phát triển mạnh, vua mở rộng nhà Thái học có phòng nội trú cho sinh viên giỏi . Vua hay ngâm vịnh trong hội Tao đàn. Việc võ bị cũng được sửa sang cường thịnh, cứ 3 năm có một kỳ thi võ. Vua cho soạn bộ luật Hồng Đức rất hay, hợp với tình tự dân tộc. Bộ Luật Hồng Đức được trân trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới . Vua lại sai Ngô Sĩ Liên viết bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư gồm 15 quyển.

The Le dynasty installed the throne to Thai Tong, Nhan Tong and Thanh Tong. The education was spread and developed. Thai Hoc house was enlarged with boarding room for outstanding students. The king often chanted poems in Tao Dan group. The military training was also improved. There was a military examination every 3 years. The king ordered to write the Hong Duc law, which was suitable to our country’s human nature. The Hong Duc Law gained great respect in many countries today. The King also ordered Mr. Ngo Si Lien to do research and write the Great Viet History consisting of 15 books.

Mục Lục - Contents

- Bản đồ Giao Châu, năm -200, bìa trong
- Lời nói đầu
- Lời giới thiệu
- Mục Lục
1. Con Rồng Cháu Tiên
2. Vua Hùng Vương Lập Quốc
3. Phù Đổng Thiên Vương
4. Phù Đổng Thiên Vương
5. Sơn Tinh Thủy Tinh
6. Thục Phán An Dương Vương
7. Triệu Đà - Bản đồ quận Giao Châu
8. Trọng Thủy, Mỵ Châu
9. Tể tướng Lữ Gia
10. Giao Chỉ Bộ
11. Tích Quang, Nhâm Diên
12. Hai Bà Trưng khởi nghĩa
13. Hai Bà Trưng tuẫn tiết
14. Lý Cầm, Lý Tiến, Sĩ Nhiếp
15. Bà Triệu
16. Sự cai trị tàn ác của người Tàu
17. Lý Nam Đế
18. Mai Hắc Đế
19. Bố Cái Đại Vương
20. Cao Biền
21. Ông Khúc Thừa Dụ
22. Ông Dương Diên Nghệ
23. Ông Ngô Quyền
24. Vua Ngô Quyền phá quân Nam Hán - Bản đồ Giao Châu, Tàu.
25. Thập Nhị Sứ Quân
26. Cờ Lau Tập Trận, Đinh Bộ Lĩnh
27. Vua Đinh Tiên Hoàng
28. Ông Lê Hoàn
29. Nhà Tiền Lê, vua Lê Đại Hành
30. Lê Long Đĩnh
31. Thành Thăng Long, vua Lý Thái Tổ
32. Phạt Tống Bình Chiêm
33. Nhà Lý mất ngôi
34. Nhà Trần
35. Nhà Trần, thi Tiến Sĩ
36. Quân Mông Cổ xâm lăng
37. Cầu hòa Mông Cổ
38. Hội Nghị Diên Hồng
39. Trần Quốc Toản, tuổi trẻ yêu nước
40. Ông Phạm Ngũ Lão, ngồi đan xọt mà lo việc nước.
41. Đức Trần Hưng Đạo
42. Trận Hàm Tử, trận Chương Dương
43. Trận Tây Kết, chém đầu Toa Đô
44. Trận Vạn Kiếp, thái tử Thóat Hoan
45. Mông Cổ xâm lăng lần thứ hai
46. Ông Trần Bình Trọng
47. Trận Vân Đồn, Trần Khánh Dư
48. Hưng Đạo Vương giết giặc trên sông Bạch Đằng.
49. Thoát Hoan bại trận
50. Nhà Trần mất ngôi
51. Hồ Quí Ly
52. Nhà Minh chiếm nước Nam
53. Đi Hậu Trần
54. Đồng Hóa
55. Lê Lợi, mười năm khởi nghĩa chống giặc Minh.
56. Lê Lai cứu chúa
57. Nguyễn Trãi khóc cha
58. Trận Chi Lăng, chém đầu Liễu Thăng
59. Nhà Lê
60. Nhà Lê, luật Hồng Đức
61. Nhà Lê mất ngôi, nhà Mạc
62. Chúa Trịnh
63. Trịnh Nguyễn phân tranh - Bản đồ nước Nam.
64. Người Tây Phương sang An Nam
65. Sự cấm đạo
66. Trịnh Nguyễn đánh nhau
67. Tây Sơn dấy binh
68. Nguyễn Ánh cầu viện Pháp, Xiêm La
69. Nguyễn Huệ phá quân Xiêm La
70. Họ Trịnh mất nghiệp chúa
71. Nguyễn Huệ đánh ra Bắc
72. Lê Chiêu Thống, cõng rắn cắn gà nhà
73. Vua Quang Trung đại phá quân Thanh
74. Trận Ngọc Hồi
75. Tôn Sĩ Nghị đại bại
76. Vua Quang Trung
77. Nguyễn Ánh chiếm Qui Nhơn, Phú Xuân
78. Nguyễn Ánh th¡ng Tây Sơn
79. Nhà Nguyễn, vua Gia Long
80. Vua Minh Mạng - Bản đồ Việt Nam
81. Vua Thiệu Trị, Pháp bắn phá Đà Nẵng
82. Vua Tự Đức
83. Pháp chiếm Nam Kỳ
84. Hòa ước Nhâm Tuất
85. Ông Phan Thanh Giản tuẫn tiết
86. Giặc giã thời Tự Đức
87. Pháp chiếm Bắc kỳ lần thứ I
88. Hòa ước Giáp Tuất
89. Pháp chiếm Bắc kỳ lần thứ II, tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết
90. Sự sai lầm của quan quân nhà Nguyễn
91. Cầu viện Tàu đánh Pháp
92. Vua Hàm Nghi, hịch Cần Vương
93. Quan Tổng Đốc Pháp
94. Vua Đồng Khánh
95. Vua Hàm Nghi bị bắt
96. Cách cai trị của người Pháp
97. Ông Phan Đình Phùng
98. Ông Nguyễn Trung Trực
99. Ông Trương Công Định
100. Ông Thiên Hộ Dương
101. Ông Hoàng Hoa Thám
102. Ông Cao Thắng đúc súng
104. Anh hùng Phạm Hồng Thái
105. Nhà cách mạng Phan Bội Châu.
106. Lòng yêu nước của dân tộc Việt
107. Trận đói 1945
108. (...) Việt Nam
109. (...) trá hình
110. Chiến thắng Điện Biên Phủ
111. Hồ Chí Minh
112. Trường Chinh
113. Cải cách (...)
114. Cuộc di cư năm 1954
115. (...) bán nước
116. (...) 1954-1975
117. Quyền hành và Luật pháp (...)
118. (...) sợ sự thật
119. Miền Nam 1954-1975
120. Tổng thống Ngô Đình Diệm
121. Chiến tranh Nam Bắc 1954-1975
122. Tổng công kích Tết Mậu Thân
123. Hiệp định Hòa bình Paris, 1973
124. (...) miền Nam 1975.
125. (...) 1975-1985
126. (...) sau 1975.
127. Vượt (...) sau 1975
128. Trại (...)
129. (...) sau 1985
130. Vi phạm (...) trong xã hội (...).
131. Luật Hiến Pháp (...)
132. Quốc Kỳ và Quốc Ca (...)
133. Người (...) tị nạn
134. (...) trả lời trước lịch sử dân tộc.
135. Đoạn kết.
- Phụ bản tiếng Anh : The International Bill of (...).
- Sách tham khảo
- Bản đồ Việt Nam năm 2000, bìa trong.

*****************************************

source

littlesaigonusa