Wednesday 8 July 2009

Thăm nhà thờ đá Phát Diệm qua ảnh
















































































30 Tháng 8 2007 - Cập nhật 10h33 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Thăm nhà thờ đá Phát Diệm qua ảnh
document.write('
')
document.getElementById('picGallery_loading').style.display = 'block';
document.getElementById('picGalleryNoScript_0').style.display = 'none';
Cách Hà Nội 121 km về phía Nam, khu di tích Phát Diệm được xây trên một vùng đất ven biển bằng phẳng. Vì là đất bồi giữa vùng trũng nên người ta đã phải đóng cọc tre tạo một nền móng cho các cấu trúc nặng hàng nghìn tấn bằng đá.
document.getElementById('picGalleryNoScript_1').style.display = 'none';
Thầy Sáu tức cha Trần Lục đã quyết định khởi sự việc xây dựng 'Công trình của Đức Tin" từ 1875 trong gần 30 năm. Công trình đến năm 1898 mới hoàn tất, sau khi ông qua đời.
document.getElementById('picGalleryNoScript_2').style.display = 'none';
Anh Giuse Trần Văn Đỉnh giúp việc trong Tòa Giám mục ở Pháp Diệm làm công việc hướng dẫn du khách xem khu nhà thờ miễn phí. Anh kể về các công trình ở đây với một sự hào hứng đáng quý.
document.getElementById('picGalleryNoScript_3').style.display = 'none';
Trẻ em chơi đùa ngay trên phiến đá lớn, từng là long sàng của Hồ Quý Ly ở Tây Đô. Giáo phận có 150 nghìn tín đồ Công Giáo nhưng cũng có dân lương sống ở đây. Thắng-ngồi giữa-nói em không phải người đi đạo còn bé Mai bên phải thì có đạo.
document.getElementById('picGalleryNoScript_4').style.display = 'none';
Du khách chụp ảnh ở ngôi đình ngoài, thiết kế như cổng làng Việt Nam nhưng có chiều sâu và một chỗ nghỉ rộng bằng đá. Các công trình nối nhau trên một trục dài, với các họa tiết và khuôn cửa kiểu Phương Đông lồng vào các tích của đạo từ Trung Đông.
document.getElementById('picGalleryNoScript_5').style.display = 'none';
Điểm độc đáo là kiến trúc truyền thống Việt Nam được kết hợp với các nét văn hóa Á Đông và châu Âu để tạo nên dáng vóc của Phát Diệm. Nhìn ra xa chính là vùng biển Kim Sơn, Tiền Hải, nơi nhà Nho Nguyễn Công Trứ đã có công khai hoang, lấn biển. Bản thân cha Trần Lục cũng am hiểu Nho giáo sâu sắc.
document.getElementById('picGalleryNoScript_6').style.display = 'none';
Hình một vị Thánh của Thiên Chúa Giáo La Mã chạm trên mặt đá. Không phải ai cũng dễ chấp nhận sự kết hợp Đông-Tây này, và ngay cả Giáo hội cũng chỉ chính thức đồng ý để giáo dân thờ tổ tiên sau Công đồng Vatican II năm 1965.
document.getElementById('picGalleryNoScript_7').style.display = 'none';
Đức Mẹ Đồng Trinh Maria mang trang phục kiểu Việt Nam bế Chúa Hài Đồng. Bức tượng trắng đứng dưới bóng tre trong khuôn viên của khu lưu niệm phía sau Giáo đường Thánh Giuse.
document.getElementById('picGalleryNoScript_8').style.display = 'none';
Trong nhà lưu niệm có hình nhà truyền giáo Alexander de Rhodes từng góp công tạo ra cách viết tiếng Việt hệ La-Tinh. Qua giao tiếp ta thấy rõ một niềm tự hào của những người nông dân Việt Nam theo Công Giáo trong việc tiếp nhận Đức Tin và sự mới mẻ đến từ châu Âu.
document.getElementById('picGalleryNoScript_9').style.display = 'none';
Đây chính là ngôi Nhà Thờ Đá (Legise de Pierre) nổi tiếng. Từ mái, tường, cột kèo đều làm bằng đá. Ngay từ cuối thế kỷ 19, cha Trần Lục đã cho khắc dòng chữ về Thánh Tâm của Đức Mẹ bằng bốn thứ chữ, trong đó có chữ Quốc Ngữ.
document.getElementById('picGalleryNoScript_10').style.display = 'none';
Bên trong Nhà Thờ Đá có một bức tượng Đức Mẹ Fatima, Bồ Đào Nha bằng gỗ do Giáo Hoàng tặng cho Giáo dân Phát Diệm.
document.getElementById('picGalleryNoScript_11').style.display = 'none';
Giáo dân Việt Nam rất tự hào về Phát Diệm và luôn nhắc về tính cách dân tộc trong công trình này. Với nhiều người khác thì đây là một điểm du lịch có ý nghĩa. Các đoàn xe chở người đến thăm Phát Diệm liên tục ra vào khu di tích.
123456789101112
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2007/08/070829_phatdiemcathe...

Saturday December 1, 2007 - 04:14am (EST) Permanent Link 0 Comments

No comments:

Post a Comment