Friday 10 July 2009

Lòng Dân Đối Với Nhà Tây Sơn

Biên giới phía Bắc 1979-1989, những hình ảnh từ phía VN
Biên giới phía Bắc 1979-1989, những hình ảnh từ phía VN magnify
source
« Trả lời #90 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2008, 02:44:02 pm »


Máy bay J-6 (MiG-19) của TQ xâm phạm không phận VN và rơi do trục trặc kỹ thuật (?)




Theo wiki: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Cold_War_pilot_defections

On April 15, 1979, Yan Wenchang (阎稳昌), a distinguished PLAAF pilot who earned numerous awards for his excellent performance in support of the Sino-Vietnamese War, was extremely bitter after learning that the promotion for the deputy squadron commissar was given to somebody else instead of him. Yan felt he was the better candidate and should get the promotion and he was under appreciated, and as a result, he decided to defect to Vietnam after learning that the opportunity would be gone because his unit would soon be redeployed to Hunan, and the only thing he left was a note to his wife that read:I'll be gone, good-bye forever!'. However, Vietnam did not react at all to his attempts for contacts after his Shenyang J-6 entered Vietnam from Guangxi, and as result, Yan was killed after directly crashing into a 1,000 metre high mountains cliff approximately 80 km south of Haiphong. The Chinese Ministry of Foreign Affairs told Vietnam the next day that the incident was a navigational error and asked for the return of the remains of the pilot and the jet, but Vietnam refused, and instead, asked Soviet to inspect the wreckage. KGB aviation experts discovered that the avionics of Yan's J-6 was extremely rudimentary even by Soviet standard, and was indeed lacking any effective navigational avionics. Furthermore, the communication on the J-6 was not encrypted, and it could be intercepted by the top-notch civilian radios on the market. Since Yan was a regular pilot that patrolled the airspace within the 10 km of the Sino-Vietnamese border (sometimes as frequent as 4 times a day), his defection was not detected until his crash.


Đọc trong cái link trên thấy có những chú PLAAF đào tẩu sang Đài được thưởng đến mấy trăm kg vàng, ghê thật!

« Trả lời #91 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2008, 05:34:55 pm »


Tặng mọi người vài tấm hình mà em có, có mấy cái này chưa thấy ai post nên em post cho mọi người xem Grin

Bộ đội VN từ CPC xếp hàng chờ lên máy bay về nước tham chiến


Xe Tank TQ cũng có sao vàng như Tank nhà mình


Tù binh Trung Quốc


Hiên ngang trước kẻ thù


Lại các em tù binh


một tên lính TQ bị bắn tỉa chết ngay khi vừa định cắm cờ xuống 1 điểm cao ở Lạng Sơn


Tank TQ bị Việt Nam bắn hỏng


Em chả biết quân ta hay TQ bị chết nữa >"<



« Trả lời #99 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2008, 02:02:41 am »


May quá! Tìm toét mắt mới thấy thông tin về vụ Mig-21 của C31 bị Lữ phòng không biên viễn sô 70 của Đại quân khu Côn Minh bắn rơi vào ngày 5/10/1987. Các nguồn của ta ko xác nhận việc bị bắn rơi này mà chỉ nêu chung là bị rơi do trục trặc kỹ thuật để tránh rắc rối (hình ảnh dưới đây do đồng chí boytialia sưu tầm):

Xác Mig-21 và phi công bị bắn rơi của C31


Phân đội tên lửa Hồng Kỳ 2 Lữ đoàn 70 ĐQK Côn Minh chụp ảnh lưu niệm mừng công bên xác chiếc Mig-21 của ta:



PS: Trang bwl.top81.cn có rất nhiều hình ảnh về cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung do phía bên kia chụp.
Tags: | Edit Tags
Thursday December 18, 2008 - 01:46am (EST) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Biên Khảo Biến Cố Vịnh Bắc Việt
Biên Khảo Biến Cố Vịnh Bắc Việt magnify
Tags: | Edit Tags
Wednesday December 17, 2008 - 11:38pm (EST) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Lòng Dân Đối Với Nhà Tây Sơn
Lòng Dân Đối Với Nhà Tây Sơn magnify
Nhà Tây Sơn

Lòng Dân Đối Với Nhà Tây Sơn

Danh người anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ, người đã hai phen thảo quân xâm lược do Duy Kỳ thỉnh về, Nguyễn Phúc Ánh rước tới, cứu nhân dân Việt Nam thoát vòng nô lệ của ngoại quốc, cùng mặt trăng mặt trời rạng rỡ trên sông núi Việt Nam.
Và nghĩ rằng nếu không có Vua Thái Ðức mở đường, Ðông Ðịnh Vương giúp sức thì chắc gì đã có những chiến công oanh liệt của Vua Quang Trung, nên người Bình Ðịnh, nhất là người Bình Khê, ghi nhớ cả ba người anh hùng áo vải Bởi vậy, sau khi ngôi từ đường của nhà Tây Sơn ở Kiên Mỹ bị nhà Nguyễn phá hủy thì ngôi đình làng thay thế vào.
Ðình làng dựng lên để thờ thần. Nhưng nhân dân địa phương đem sắc thần để một ngôi miếu khác, còn đình thì bí mật thờ ba Vua Tây Sơn. Xuân kỳ thu tế, nhưng chỉ vái thầm chớ không đọc văn.
Ngoài xuân kỳ thu tế, còn ngày kỵ của ba vua vào tháng 11 âm lịch. Ðể che mắt vua quan nhà Nguyễn, ngày kỵ gọi trại là ngày cúng cơm mới.
Lâu ngày chánh quyền địa phương biết được, nhưng một mặt sợ thần linh bẻ họng, một mặt sợ thất nhân tâm, nên bóp bụng làm lơ.
Lòng kính yêu nhớ tiếc ba Vua Tây Sơn thấm thía và bền bỉ, chẳng những ở trên tầng lớp sĩ phu mà cả dưới mọi tầng lớp nhân dân. Bất kỳ trẻ già trai gái, hễ đi qua đình Kiên Mỹ, là lấy nón cúi đầu. Khách đi ngựa đi võng đều phải xuống ngựa xuống võng.
Và ca dao địa phương có câu:
Ðá Hàng cữ nước không sâu Hàng Thuyền lai láng mặc dầu cá đua.
Có đua sông trước thì đua Sông sau mắc miễu thờ Vua xin đừng[103].
Lòng kính yêu nhớ tiếc nhà Tây Sơn chẳng những ở thời trước, mà cho đến năm 1945 vẫn nồng nàn như cũ. Xuân kỳ thu tế, ngày kỵ cúng cơm mới trong năm 1945 vẫn cử hành theo thường lệ. Ðến năm 1947 có lệnh tiêu thổ kháng chiến, đình miễu bị phá hủy, việc cúng tế mới thôi.
Năm 1960, nhân dân Bình Khê chung tiền chung sức lập lại đền thờ Tây Sơn nơi đình cũ.
Ðền không lấy gì làm rộng lớn, song trang nghiêm. Ðối với sự nghiệp anh hùng thật không xứng. Nhưng đối với hoàn cảnh thiếu thốn của nhân dân địa phương lúc bấy giờ, thì chừng ấy cũng là một cố gắng vượt mức.
Ðền có ba gian.
Gian giữa thờ vua Quang Trung.
Hai bên thờ vua Thái Ðức và Ðông Ðịnh Vương.
Trước sân có tượng bán thân của Vua Quang Trung và có bi đình khắc bài ký tán tụng công đức nhà vua:
Ðức Vũ Hoàng, Họ Nguyễn, húy Huệ.
Ứng hùng năm Quý Dậu (1753), Thừa long năm Nhâm Tý (1792) Thọ 40 tuổi, ở ngôi 5 năm.
Niên hiệu Quang Trung.
Miếu hiệu Thái Tổ Vũ Hoàng Ðế.
Tổ tiên vốn người Châu Hoan, dời vào ấp Tây Sơn được bốn đời. Trước ở Phú Lạc, sau xuống Kiên Thành buổi tiềm long, chính nơi đây là Tây Kỳ cơ chỉ.
Vũ Hoàng có ba anh em.
Anh là Vua Thái Ðức Nguyễn Nhạc, thiệp thế đa mưu.
Em là Ðông Ðịnh Vương Nguyễn Lữ, thành tín nhân hậu.
Còn Vũ Hoàng: Sức mạnh cử đảnh, tài dụng binh như thần, lại sùng thượng kinh văn, quý trọng đạo lý. Kẻ cao tài đại đức được tôn kính vào bậc thầy. Văn võ dưới cờ đều những trang khai quốc tuấn kiệt.
Thân bố y, tay trường kiếm, Vũ Hoàng gồm cả khí tượng họ Hạng họ Lưu.
Quả là cái thế anh hùng vậy.
Năm Tân Mão (1771), thống tâm vì cảnh đất chia nước loạn, trăm họ hết chỗ đặt tay chân, ba anh em Vũ Hoàng chiêu tập nghĩa binh, chịu gian nan mà dấy nghiệp. Lấy thành Quy Nhơn làm căn cứ. Rồi đánh vào Nam, tiến ra Bắc. Lòng xa gần đều theo. Trăm trận trăm thắng. Thanh thế nhà Tây Sơn lẫy lừng.
Riêng Vũ Hoàng. Bốn lần bạt thành Gia Ðịnh, ba lần vào thành Thăng Long. Thắng chúa Nguyễn, diệt chúa Trịnh. Thu non sông về một mối, dựng nên cơ nghiệp Võ Thang.
Lại hai phen thảo quân xâm lược:
Năm Giáp Thìn (1784) quét sạch 300 chiến thuyền Xiêm La do Phúc Ánh lưu vong rước tới.
Năm Kỷ Dậu (1789), đánh tan 20 vạn hùng binh Mãn Thanh do Duy Kỳ khất lân lĩnh về.
Nhờ vậy mà dân tộc thoát ách vong nô.
Nhờ vậy mà tổ quốc vững nền độc lập.
Công thật cao như Trường Sơn.
Ân thật sâu như Nam Hải.
Non sông đãng định, Vũ Hoàng chăm lo việc trị bình.
Ðắp quốc cơ theo tôn chỉ phú cường. Sửa chính sự cho kỷ cương nghiêm túc. Dùng chữ Nôm làm quốc gia văn tự. Lập Sùng Chính viện để đào tạo nhân tài.
Và cái nhục cống người vàng cho Trung Hoa rửa xong, Vũ Hoàng luyện tướng nuôi binh, quyết khôi phục phần đất Lưỡng Quảng.
Nhưng than ôi!
Năm sắc đá rèn gan, trời chưa kịp vá, Chín tầng mây lấp núi, rồng thoát bay xa.
Khiến nhà Tây Sơn lâm vào bước suy vong!
Khiến nước Việt Nam lỡ mất cơ cường thịnh!
Tuy nhiên, Danh Vũ Hoàng vẫn cùng mặt trăng mặt trời mà sáng. Ân Vũ Hoàng vẫn cùng núi Trưng núi Tượng mà cao. Và nhân dân Việt Nam vẫn ca rằng:
Non Tây áo vải cờ đào Giúp dân dựng nước xiết bao công trình.
Tiết Trọng Xuân năm Tân Sửu (1961) Nhân dân Bình Khê cẩn ký.
Sau khi đền lạc thành, cứ mỗi năm, đến ngày lễ Ðống Ða, nhân dân toàn tỉnh Bình Ðịnh hợp nhau tại đền làm lễ kỷ niệm. Lễ kỷ niệm cử hành theo cổ lễ, nhưng những cuộc vui thì có mới có xưa. Người đến dự lễ vô cùng đông đúc. Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Và riêng nhân dân Bình Khê, rằm tháng 11 âm lịch, lại tổ chức ngày kỵ ba Vua theo thường lệ.
Trong buổi lễ Ðống Ða và ngày kỵ đều có đọc văn tế và cử nhạc theo cổ lễ.
Hai bài văn tế đầu tiên:
Văn Tế Ðống Ða:
“ Than ôi!
Dòng Côn thủy mây lồng thức gấm, mãn vui tình mai liễu độ xuân; Ðỉnh Trường Sơn gió cuộn sóng tùng, chạnh tưởng đức anh hùng cứu quốc.
Nhớ tôn linh xưa:
Khí cốt lăng tằng, Anh tư khôi đặc.
Sức điều binh khiển tướng, Hạng Võ Lưu Bang Lòng trọng sĩ tôn hiền, Văn Vương Huyền Ðức, Tình đất nước giận cơn chia xẻ, lưỡi gươm thần dẹp loạn cứu dân; Nghĩa Bắc Nam trải dạ gắn hàn, thân áo vải giúp anh dựng nước.
Quy Nhơn biển lặng, rực rỡ ánh tường vân, Thuận Hóa trời cao, chói chang vầng bạch nhật. Xiêm phê áp phủ, trên chín trùng toan mối trị bình, Vuốt dũa nanh mài, ngoài muôn dặm rắp tâm xâm lược. Cõng rắn tội kìa ai?
Bắt hùm tay sẵn chước.
Tế Trời Ðất đàn Giao cao vút vút, bóng tinh kỳ sáng dọi buổi đăng quang.
Nhìn non sông khí giận ngất từng mây, tiếng hiệu lệnh sấm vang giờ xuất phát. Hùng binh mười vạn hăng hái hy sinh!
Chiến tượng hai trăm tinh trường trận mạc.
Lòng một quyết ra tay hùng hổ, hẹn nước non ca khúc khải hoàn sau.
Chỉ mười ngày dẹp giống sài lang, cùng tướng sĩ chung vui Nguyên Ðán trước.
Cạn lời ủy lạo, trống giục cờ giong:
Dốc dạ truy tùy, non băng biển vượt.
Ngày ba mươi tháng chạp, sông Giản Thủy dồn binh; Ðêm mồng ba tháng giêng, đồn Hà Hồi hãm giặc.
Ðánh trận này tiếp trận khác, sấm dậy chớp giăng:
Xong đồn nọ tới đồn kia, khói tan đá nát.
Khuya mồng bốn gió sương mờ mịt, đốt lương rừng lửa đỏ, khiến ba quân liều chết chớ lui; Sáng mồng năm voi ngựa sẵn sàng, quấn cổ thước khăn vàng, quyết một trận chẳng hơn thì thác.
Thế giặc dẫu binh đông tướng dữ, thuốc súng chôn quanh thành, chông sắt cắm khắp lũy, thêm bốn bề đạn rạc rào mưa; Quân ta nhờ trí sáng gan bền, ván dày cột thành cốt, rơm ướt phủ làm bì, hò một rập sức cuồn cuộn thác, Ầm tiếng pháo, Ngọc Hồi kịp hạ, sông máu láng lai; Thúc chân voi, Khương Thượng liều thân, núi thây chồng chất. Nghi Ðống liệu khôn bề sống sót, vội vàng treo cổ Ðống Ða! Sĩ Nghị may tìm được lối ra, hớt hải thoát thân mạn Bắc. Ngoài ải sói gió tan mùi sát khí, niềm hân hoan nhuộm thắm mặt sơn xuyên; Vào thành Long cờ rợp bóng vinh quang, áo chiến thắng phủ đen hồn đạn dược. Mười ngày hẹn trước, trời đất chứng lời vàng; Hai bận vui xuân, cỏ hoa lồng tiệc ngọc.
Lửa tạnh hề biên cương Nền cao hề xã tắc, Tiếng anh dũng nước mây lừng lẫy sấm, Triều Mãn Thanh bóp bụng sống chung trời; Chí đấu tranh gan sắt vững vàng non, Niềm Lưỡng Quảng quyết tâm đòi lại đất, Nhưng than ôi!
Tấm gan rèn đá, trời chửa vá xong; Ðỉnh Ngự chìm mây, rồng sao vội khuất!
Cơ cường thịnh thiếu tay xếp đặt, Cửi dòn thoi phút để mối tơ chùng!
Nghiệp đế vương đuối sức giữ gìn, Thuyền thuận bến trúc theo cơn gió lật!
Trời Phú Xuân sương gió lạnh lùng!
Biển Thị Nại bèo mây tản mác!
Bút chép sử múa men tay đắc thế: trang oanh liệt son nhòa! Nền ghi ân khuất lấp bóng cô thôn: gương anh hùng thủy nhạt!
Nối chí cả người sau toan lấp hận, Lao công Tinh Vệ, ngậm ngùi thương.
Gìn dấu linh chốn cũ khó nguôi tình, Lắng giọng đề quyên tê tái ruột, Cũng may thay!
Lẽ tuần hoàn trời đất chẳng ngừng xoay, Ách chuyên chế giống nòi nay đã thoát, Trăng hào kiệt bấy lâu u ám, ngọn đông phong mát mẻ vén màn sương; Vườn anh hoa đua nở tự do, bút thanh nghị ngọt ngào rơi giọt móc Chúng tôi nay:
Chung gội ơn xuân.
Kính dâng lễ bạc, Non xanh nước biếc, khí anh tú mơ màng, Nội thắm ngàn xa, hương tinh thành bát ngát.
Dòng lịch sử mở ra ôn lại, dịu dàng chữ gấm dệt lời hoa. Tranh vĩ nhân trải rộng xem chung, lộng lẫy chỉ vàng treo bóng ác.
Hầm hô con cá nhảy, trong bóng mây thấp thoáng bóng rồng Trưng Lĩnh cánh diều bay, theo tiếng gió lẫy lừng tiếng nhạc.
Linh thiêng xin chứng.
Bài văn nhân dân Bình Khê tế Tây Sơn tam kiệt ngày rằm tháng 11.
“Duy!
Nước bị qua phân, Nhà sanh tam kiệt, Non Tây áo vải, phất nghĩa kỳ dẹp loạn an dân.
Ðất Việt khí thiêng, tung bửu kiếm diệt thù cứu nước.
Nền đế nghiệp xây cao trời một cõi, Bước tiền đồ hoa cỏ đón mừng xuân; Tiếng anh hùng vang dội sấm mười phương, Miền biên tái sài lang im lặng dấu.
Ví thử bóng rồng không vội khuất Thì chi đuôi ngạc dễ mà tung.
Biển nên cồn thời vận khéo xui, tay bé không xoay trời đất lại; Ðất vá khuyết cơ duyên chưa gặp, dấu linh còn tạc nước non đây.
Nhân dân Bình Khê chúng tôi:
Lắng hơi quyên trằn trọc giấc canh chầy.
Mơ bóng hạc thẫn thờ đêm nguyệt rạng.
Ðền cũ dâng lòng hương một nén; Bia xanh tạc đức ngọc muôn hàng.
Cá nhớ nguồn lên xuống nước Côn giang, dạ nhắc dạ mồi thơm chẳng tưởng; Chim mến cội đi về cây Tượng Lĩnh, đàn gọi đàn gò thấp chớ nương.
Một lòng nguyện giữ sắt son, Muôn gội dám quên mưa móc.
Nay:
Niệm kỳ húy nhật, lá vàng điểm tiết hàn đông; Chứng tấc thành tâm, lễ bạc dâng trời dị lộ.
Trăm thước trầm hương cuồn cuộn gió, Ðôi hàng bạch lạp ngập ngừng châu.
Nâng kim bôi rượu đủ ba tuần, phảng phất long nhan dường thấy đó; Trước linh án lễ rồi bốn lạy, mơ màng loan giá trở về đây. Gương nghìn thu lai láng ánh quang huy, Trong khuất tịch cũng không còn hắc ám; Ðất ba cõi sáng soi vầng bạch nhật, Dẫu vô cùng vẫn được hưởng vinh quang.
Lời cầu xin mong thấu cõi u huyền, Lòng thành kính ngửa nhờ ơn chiếu giám.
Phục duy, Thượng hưởng “ Từ khi đền Tây Sơn lập lại, năm năm đều tế lễ. Lễ Ðống Ða thay thế lễ Xuân Thu. Lễ húy nhật vẫn giữ y như cũ. Và tuy đời đổi mới, lễ vẫn cử hành theo lề lối xưa. Nhưng lần lần, người đọc văn tế có tài qua đời hết, và cứ đọc đi đọc lại mãi một bài nghe cũng chán, nên cứ vài ba năm, thay văn tế một lần, không thiếu những điểm quan trọng, nhưng gọn gàng dễ đọc.
Có hai bài thường được dùng đến:
Văn Tế lễ Ðống Ða:
Non Tây áo vải, Trời Việt khí thiêng; Ngọn cờ đào gió thuận lòng dân, Mối ly loạn dẹp yên dòng Trịnh Nguyễn; Thanh kiếm báu chớp ngời thế trận, Ðường xâm lăng quét sạch giặc Xiêm, Hoa.
Ðài vinh quang rạng rỡ giống nòi, Nền độc lập vững bền đất nước.
Mây áng Trường Sơn rồng dẫu khuất, Trăng lồng Quế Hải gấm còn giăng.
Ðền ghi ân ngào ngạt nén tâm hương, đá tạo nghìn thu vững núi; Bút chép sử ung dung ngòi chính luận, son pha từng nét đơm bồng.
Nay chúng tôi:
Ðón tiết dương xuân, Nhớ ngày kỷ niệm.
Ngửa dâng lễ bạc, Cúi trải niềm son.
Mơ màng trận thắng Ðống Ða, hồn chiến sĩ thơm lây chiều gió mới; Lai láng dòng trong Côn Thủy, gương anh hùng sáng dọi ánh trăng xưa.
Nén tinh thành mong thấu cõi u linh, Cơ huyền diệu sớm xoay thời thịnh thái.
Giống Hồng Lạc đơm hoa kết trái, sương nắng chung, mưa móc cùng chung.
Tình Bắc Nam líp thịt liền xương, dâu bể đổi, ruột gan chẳng đổi.
Linh thiêng xin chứng.” Bài Văn tế ngày kỵ 15 tháng 11:
Tây lĩnh tài cao, Côn giang đức cả.
Giận Trịnh, Nguyễn cắt tình đất nước, Thêm Phúc Loan đọa kiếp giống dòng.
Tuốt gươm thần phạt ngụy điếu dân, danh Tam Kiệt nướcnon lừng lẫy sấm.
Thu mối nước bình Nam định Bắc, công nghìn thu sử sách rõ ràng son.
Nay chúng tôi:
Ðối cảnh đông thiên.
Niệm kỳ húy nhật, Ngọn gió hương đưa hồn Tổ Quốc, Ðầu non thông vút khí anh hùng.
Rượu ba tuần rót chén tinh thành.
Lễ bốn lạy dâng trời dị lộ, Phảng phất đài mây điện ráng, ngưỡng vọng giáng lâm, Chít chiu con lạc cháu Hồng, huệ diên phước tải Thượng hưởng “ Những bài văn ký đã nói lên được trung thực lòng người yêu nước đối với nhà Tây Sơn.
Nhưng trong đó lòng chỉ dám biểu lộ sau khi nhà Nguyễn đã bị nhân dân đứng lên lật đổ.
Dám biểu lộ trong lúc ách cường quyền còn đè nặng trên cổ nhân dân, thì long kính yêu nhớ tiếc mới thật là mạnh liệt.
Nguyễn Bá Huân viết:Cân Quắc anh hùng truyện, Tây Sơn văn thần liệt truyện, Nguyễn Trọng Trì viết: Tây Sơn danh tướng chinh Nam truyện, Tây Sơn lương tướng ngoại truyện v.v...
Các tác phẩm trên ghi chép sự tích, hành trạng của các anh hùng hào kiệt văn võ phò tá nhà Tây Sơn. Sách viết thời Tự Ðức. Dụng ý đề cao nhà Tây Sơn.
Không phải là danh sơn sự nghiệp mà sách được phổ biến trong giới trí thức đương thời, trong đó có một đại thần nhà Nguyễn là Ðào Tấn ở Vĩnh Thạnh.
Ðiều đó chứng minh rằng lòng người dân yêu nước đối với nhà Tây Sơn dâu bể đổi, ruột gan chẳng đổi.
Ðến năm 1975, Bắc Nam thống nhất, đền Tây Sơn ngót 15 năm thuộc quyền quản trị của nhân dân Bình Khê, giao lại cho Nhà nước cách mạng. Ðền được mở rộng thêm, và mỗi năm lễ Ðống Ða vẫn được tổ chức trọng thể.

source

http://www.thuvien-it.net/library/home/thuvien/truyen/?act=6_3&lv=6&cid=18&sid=60&titleid=777&chapterid=801

Tags: | Edit Tags
Thursday December 11, 2008 - 04:44am (EST) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Đô đốc Bùi Thị Xuân
Đô đốc Bùi Thị Xuân magnify
Đô đốc Bùi Thị Xuân



Nếu có một nữ tướng như ta nữa thì cửa Nhật Lệ(1) không để lạnh. Nhà ngươi khó mà đặt chân được tới đất Bắc hà…
Triều vua Quang Trung có vài nữ tướng, trong số đó nổi bật hơn cả là Đô đốc Bùi Thị Xuân.

I.Tiểu sử:

Bùi Thị Xuân (裴氏春;?- 1802) Quê ở làng Xuân Hòa, xã Bình Phú huyện Bình Khê, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.Chưa rõ tên cha mẹ, chỉ biết bà là cháu thái sư Bùi Đắc Tuyên. Bà là người phụ nữ xinh đẹp, nhờ sớm học võ với đô thống Ngô Mạnh nên bà rất giỏi võ nghệ, nhất là môn song kiếm. Chuyện kể rằng, trên đường đến Tây Sơn tụ nghĩa Trần Quang Diệu (1) đã đánh nhau với một con hổ lớn, hung dữ. Nhân đi qua đấy, bà Xuân đã rút kiếm xông vào cứu trợ. Quang Diệu bị hổ vồ trọng thương nên phải theo bà về nhà chữa trị. Sau hai người thành gia thất rồi cùng nhau về tòng quân dưới ngọn cờ Tây Sơn ở chiến khu Phú Lạc.Nhờ vào tài nghệ về chiến thuật, binh bị cộng với lòng dũng cảm; vợ chồng bà nhanh chóng trở thành những tướng lĩnh trụ cột, góp công lớn trong công cuộc đánh đuổi quân Mãn Thanh vào đầu xuân Kỷ dậu 1789 và so tranh quyết liệt với quân Nguyễn Ánh hơn 10 năm …
Người ta còn kể, khi đến với Nguyễn Huệ, người con gái trẻ đẹp làng Xuân Hòa này không chỉ tòng quân một mình mà còn dẫn theo một đội nữ binh do mình đào tạo và một đoàn voi rừng đã được bà rèn luyện thuần thục.Trước khi gia nhập quân Tây Sơn, bà đã tự phong là “Tây Sơn nữ tướng”. Sau này bà được hội kiến với Nguyễn Huệ, Huệ cũng thừa nhận bà rất xứng đáng với danh xưng đó; và vương còn ban tặng thêm bốn chữ “Cân quắc anh hùng”.
Giữa lúc Tây Sơn đang rất thành công với các hoạt động chính trị, quân sự, ngoại giao và phát triển kinh tế thì đột ngột vào ngày 29/7/1792, Quang Trung (Nguyễn Huệ) mất, để lại nhiều thương tiếc.
Cũng từ đây triều đại Tây Sơn bắt đầu suy yếu do vua Cảnh Thịnh ( Quang Toản) còn nhỏ, bất tài nên đã không giữ được việc triều chính, bị họ ngoại chuyên quyền, dẫn đầu số đó là cậu họ Thái sư Bùi Đắc Tuyên, làm cho các đại thần kết bè phái, quay sang giết hại lẫn nhau dẫn đến nội bộ lục đục, triều chính suy vi, khiến lòng dân vốn đã sống quá nhiều năm trong cảnh máu lửa càng thêm oán ghét cảnh phân tranh, loạn lạc...Và đây thật sự là một cơ hội vàng
Vì vậy, tức thì Nguyễn Ánh xua quân chiếm lại Quy Nhơn vào năm 1799. Bùi Thị Xuân cùng chồng một mặt tham gia củng cố triều chính, một mặt chỉ huy quân sĩ giữ lũy Trấn Ninh, chống lại quân Nguyễn.Tuy nhiên trước sức tấn công mạnh mẽ của Nguyễn vương, các thành luỹ của Tây Sơn nhanh chóng bị mất. Bà Xuân cùng chồng con bị quân Nguyễn bắt được ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An .
Khi nghe bà bị bắt, Nguyễn Ánh sai người đem đến trước mặt hỏi giọng đắc chí: Ta và Nguyễn Huệ ai hơn? Bà trả lời: Chúa công ta; tay kiếm tay cờ mà làm nên sự nghiệp. Trong khi nhà người đi cầu viện ngoại bang, hết Xiêm đến Tàu làm tan nát cả sơn hà, cùng đều bị chúa công ta đánh cho không còn manh giáp. Đem so với Chúa công ta, nhà ngươi chẳng qua là ao trời nước vũng. Ánh gằn giọng: Người có tài sao không giữ nổi ngai vàng cho Cảnh Thịnh? Bà đáp: Nếu có một nữ tướng như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không để lạnh. Nhà ngươi khó mà đặt chân được tới đất Bắc hà…
Ngày 6 tháng 11 năm Nhâm tuất (20-11-1802), vua tôi nhà Tây Sơn trong đó có Bùi Thị Xuân cùng chồng con bị đưa ra pháp trường tại Phú Xuân.Chồng bà bị xử tội lột da, còn bà cùng con gái độc nhất 15 tuổi tên Trần Bích Xuân bị xử voi dày (bãi chém An Hoà, ngoại ô Huế,ở đó khoảng 200 tướng lĩnh của nhà Tây Sơn đã hiên ngang ra pháp trường )

Theo tư liệu của một giáo sĩ phương Tây De La Bissachère viết năm 1807- người có dịp chứng kiến cuộc hành hình- đã miêu tả buổi hành hình được tóm lược như sau:

“Đứa con gái trẻ của bà ( Bùi Thị Xuân) bị lột hết y phục. Một thớt voi từ từ tiến đến .Cô gái biến sắc rồi mặt trắng bệch như tờ giấy.Nàng ngoảnh nhìn mẹ, kêu thất thanh. Bà Xuân nghiêm mặt trách : Con phải chết anh dũng để xứng đáng là con của ta !…Đến lượt bà, nhờ lớp vải ở bên trong quấn kín thân thể, nên tránh khỏi sự lõa lồ. Và bà rất bình thản bước lại trước đầu voi hét một tiếng thật lớn khiến voi giật mình lùi lại. Bọn lính phải vội vàng bắn hỏa pháo,đâm cây nhọn sau đít con vật để nó trở nên hung tợn, chạy bổ tới, giơ vòi quấn lấy bà tung lên trời…Nhưng trái với lệ thường, nó không chà đạp phạm nhân như mọi bận mà bỏ chạy vòng quanh pháp trường, rống lên những tiếng đầy sợ hãi khiến hàng vạn người xem hoảng hốt theo”…(2&3).

II.Những tư liệu liên quan :

(1)Trận chiến đấu oanh liệt cuối cùng: Tóm tắt theo Sử sách, bà Bùi Thị Xuân cưỡi voi liều chết đánh lũy Trấn Ninh, nơi Nguyễn Ánh đang cố thủ, từ sáng đến trưa chưa chịu lui. Rồi bà còn giành lấy dùi tự tay thúc trống liên hồi.Lúc bấy giờ Nguyễn vương cùng tướng tá đã hốt hoảng vội chia quân vượt sông Linh Giang đánh bọc hậu hòng mở đường máu thoát thân.Nào ngờ vua Cảnh Thịnh nhát gan thấy quân Nguyễn tràn qua nhiều, tưởng nguy khốn liền cho lui binh.Ngay lúc đó bà cũng nhận được tin Nguyễn Văn Trương phá tan thủy binh của Tây Sơn ở cửa biển Nhật Lệ (Quảng Bình) cướp được hầu hết tàu thuyền và tướng giữ cửa Nguyễn Văn Kiên cũng đã đầu hàng . Trước tình thế đang thắng thành bại này đội quân của bà bỏ cả vũ khí, đạn dược để chạy tháo thân…
Đây có thể nói là trận chiến đấu oanh liệt cuối cùng của bà để hòng cứu vãn tình thế.Nhưng ngờ đâu nhà Tây sơn, sau trận này thêm trượt dài trên đà suy vong, không sao gượng lại được nữa…

*Trích thêm tư liệu cùng đề tài trong web vn thu quan :
Bùi Thị Xuân đánh lũy Trấn Ninh, từ sáng đến chiều, máu và mồ hôi ướt đẫm áo giáp.
Trong bài Bùi phu nhân ca của cụ Vân Sơn Nguyễn Trọng Trì có đoạn rằng:

Xuân hàn lãnh khí như tiễn đao
Xuân phong xuy huyết nhiễm chinh bào
Hoàng hôn thành dốc bi già động
Hữu nhân diện tỷ phù dung kiều
Phu cổ trợ chiến Lương Hồng Ngọc
Mộc Lan tòng quân Hoàng Hà Khúc
Thùy ngôn cân quắc bất như nhân ?
Dĩ cổ phương kim tam đinh túc


Nghĩa là:

Khí xuân lạnh như khí lạnh nơi lưỡi dao bén thoát ra.
Gió xuân thổi máu bay thẩm đẩm tấm chinh bào
Nơi góc thành tiếng tù và lay động bóng hoàng hôn
Có người dung nhan kiều diễm như đóa hoa phù dung
Thật chẳng khác Lương Hồng Ngọc đánh trống trợ chiến cho ba quân.
Và nàng Mộc Lan xông trận nơi sông Hoàng Hà
Ai bảo khăn yếm không bằng người ?
Từ xưa đến nay vững vàng thế ba chân vạc

Ðây là tác giả tả Bùi nữ tướng lúc đánh thành Ðâu Mâu (Trấn Ninh) Thành sắp hạ được thì có tin thủy quân Nhật Lệ bị quân nhà Nguyễn đánh tan. Nguyễn Quang Toản hoảng hốt ra lệnh lui binh. Không sao cản được, Bùi nữ tướng đành phải mở đường máu để lui binh…

source

http://www.thuvien-it.net/library/home/thuvien/truyen/?act=6_3&lv=6&cid=18&sid=105&titleid=1325

Tags: | Edit Tags
Thursday December 11, 2008 - 04:32am (EST) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Lãnh Binh Thăng
Lãnh Binh Thăng magnify
Lãnh Binh Thăng

Nguyễn Ngọc Thăng
Nguyễn Ngọc Thăng (1798-1866)

Lãnh Binh Thăng tên thật là Nguyễn Ngọc Thăng sinh tại ấp Giồng Keo, làng Mỹ Thạnh, huyện Tân An, nay là xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, trong một gia đình nông dân, cha tên Nguyễn Công, mẹ là Trần Thị Kiêm. Ông là anh cả của ba anh em. Vốn thông minh từ nhỏ, thời niên thiếu, ngoài việc học chữ Nho của thầy đồ trong làng, ông cùng với bạn bè đến các "lò võ" trong vùng luyện tập võ nghệ. Lớn lên, ông có công chiêu mộ dân, tổ chức và điều khiển công việc triển khai đất đai, lập đồn điền mở mang vùng Bảo Hựu. Về sau, ông đăng lính triều đình dưới thời Thiệu Trị, được thăng Cai Cơ và đến năm 1848 (Tự Đức nguyên niên) thì được thăng chức Lãnh binh.

Năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định. Nguyễn Ngọc Thăng đem binh đến cứu viện, nhưng chưa kịp đến nơi thì thành Gia Định thất thủ (10 giờ sáng ngày 17-2-1859). Hộ đốc trấn giữ thành là Võ Duy Ninh phải tự tử. Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng được lệnh đóng giữ đồn Cây Mai. Tại đây, ông tổ chức lại cuộc phòng thủ, chặn đứng nhiều cuộc tấn công của địch. Nhưng do lực lượng quá chênh lệch, sau một thời gian cầm cự, ông phải bỏ đồn rút quân về Gò Công, lúc này vẫn còn là đất thuộc phủ Tân An, tỉnh Gia Định.

Sau khi rút về Gò Công ông tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân chiến đấu chống Pháp dưới quyền chỉ huy của Trương Định ở vùng Tân Hòa, Tân Phước, Gia Thuận, Cần Đước, Lý Nhơn...

Sau khi chủ tướng Trương Định hy sinh trong một trận tập kích bất ngờ do tên phản bội Huỳnh Văn Tấn dẫn quân Pháp bao vây, đánh úp vào rạng sáng ngày 20-8-1864, Nguyễn Ngọc Thăng tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp. Lúc này ở chiến trường miền Đông chỉ còn lại 3 trung tâm kháng Pháp. Một, do Thiên Hộ Dương chỉ huy chiến đấu ở vùng Đồng Tháp Mười. Trung tâm thứ hai do con Trương Định là Trương Quyền lãnh đạo, hoạt động ở vùng Tây Ninh. Trung tâm thứ ba do Nguyễn Ngọc Thăng lãnh đạo chiến đấu ở vùng hữu ngạn sông Soài Rạp cho đến cửa Tiểu, tức khu vực Gia Thuận, Tân Phước (Gò Công).

Ngày 27-6-1866, trong một trận giao chiến với quân Pháp, ông bị trúng đạn, tử thương. Thi hài ông được các thuộc hạ và nghĩa quân đồng hương trung thành với ông đã lợi dụng đêm tối, dùng ghe đưa về nơi quê hương tại Mỹ Lồng và quàn tại đình làng bên cạnh mé sông để dân chúng trong vùng đến phúng điếu. Mộ ông chôn tại một con giồng nhỏ ở Mỹ Lồng thuộc làng Mỹ Thạnh. Sau khi ông mất, vua Tự Đức có phong sắc, áo, mão và một thanh gươm. Do chiến tranh, những di vật này đặt tại ngôi miếu thờ ông ở ấp Giồng Keo bị hư hỏng và thất lạc.

Thuộc thế hệ tham gia chiến đấu chống Pháp đầu tiên của địa phương, Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng đã nêu một gương sáng trong nhân dân. Hiện nay, ở thành phố Hồ Chí Minh có đường và một ngôi chợ mang tên Lãnh Binh Thăng, thuộc quận 11. Tại thị xã Bến Tre cũng có một con đường mang tên Lãnh Binh Thăng (từ năm 1955).

Tại đình làng Nhơn Hòa, nay thuộc phường Cầu Ông Lãnh (quận 1, TP. HCM) và tại đình làng Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm đều thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng. Hàng năm, vào dịp lễ Kỳ yên, tại 2 nơi này đều có lễ tế trọng thể tưởng niệm người anh hùng chống Pháp từ buổi đầu.

source

http://www.thuvien-it.net/library/home/thuvien/truyen/?act=6_3&lv=6&cid=18&si...

Tags: | Edit Tags
Thursday December 11, 2008 - 04:29am (EST) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments

No comments:

Post a Comment