Wednesday 8 July 2009

Sử chính thống nhìn lại triều Nguyễn

























































































































Gian bếp người Việt vùng Nam bộ

Ngày 13.10.2008 Giờ 14:50
Gian bếp người Việt vùng Nam bộ
Khoảng 170 hiện vật tại trưng bày “Gian bếp của người Việt vùng Nam bộ” cùng với không gian tái hiện một gian bếp quê xưa với góc bếp dân dã đưa người xem chu du qua một vùng không gian và thời gian đặc thù giờ đây đã ít nhiều mất đi – những kiểu bếp được dùng qua nhiều thời kỳ, cách bài trí không gian bếp. Trưng bày từ ngày 10.10.2008 – 10.2.2009, tại bảo tàng Phụ nữ Nam bộ TP.HCM.
Trần Việt Đức thực hiện
Một không gian bếp được phục dựng. Nhiên liệu thời kỳ này là củi nên xoong, nồi bị một lớp lọ nghẹ dày bám dưới đáy. Tre nứa là thành phần vật liệu chính của không gian chức năng này
Các kiểu bếp dầu hôi xưa
Mâm cơm người Việt thường bày trên phản
Một kiểu bếp có thể nói là xưa nhất của di dân vùng Nam bộ
source
http://sgtt.com.vn/detail83.aspx?newsid=41725&fld=HTMG/2008/1013/41725

Monday October 20, 2008 - 08:39am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Nguyễn Hoàng và đất Phương Nam

Ngày 03.02.2008 Giờ 13:27
Nguyễn Hoàng và đất Phương Nam
Nguyễn Hoàng con thứ hai của Nguyễn Kim, tước Đoan quận công, thấy anh rể Trịnh Kiểm tỏ thái độ không ưa mình, tìm cách xin vào Thuận Hoá.
Được chấp thuận, tháng 10 năm Mậu Ngọ (1558), Nguyễn Hoàng lúc đó 34 tuổi (tuổi ta), bắt đầu vào trấn thủ Thuận Hoá. Nếu Nguyễn Hoàng đi vào Thuận Hoá để thoát thân và lập sự nghiệp thì những người dân ở đó bấy giờ có nguồn gốc là những lưu dân Việt vượt đèo Ngang, đi về phương Nam tìm đất sống từ thời Lý, Trần, Hồ, đầu Lê sơ. Hoàn cảnh tạo cho họ tinh thần mạo hiểm, ý chí kiên cường, chấp nhận gian khổ, họ luôn luôn cần có sức mạnh chung để ổn định cuộc sống và tiếp tục tiến bước về phương Nam cùng với những người lưu dân mới. Nguyễn Hoàng cần có lực lượng hậu thuẫn mạnh, họ, những lưu dân Việt cần có lãnh đạo tài năng, sáng suốt, đức độ.
Tháng 9.1569, Nguyễn Hoàng ra Thanh Hoá yết kiến vua Lê chúa Trịnh, năm sau trở về được kiêm lãnh hai xứ Thuận Hoá, Quảng Nam. Từ đó Nguyễn Hoàng thoát khỏi cái thế kiềm toả của chúa Trịnh ở cả hai phía.
Năm Nhâm Thân (1572), Nguyễn Hoàng tiêu diệt được lực lượng Mạc còn sót lại trong xứ. Từ đó Mạc không còn nhòm ngó.
Nhận định tình trạng Thuận Quảng lúc bấy giờ, Lê Quý Đôn đã viết trong Phủ biên tạp lục: “Đoan quận công có uy lược, xét kỹ, nghiêm minh, không ai dám lừa dối. Cai trị hơn mười năm, chính sự khoan hoà, việc gì cũng thường làm ơn cho dân, dùng phép công bằng, răn giữ bản bộ, cấm đoán kẻ hung dữ, quân dân hai xứ thân yêu, thán phục, cảm nhân, mến đức, dời đổi phong tục, chợ không bán hai giá, người không ai ăn trộm cướp, cửa ngoài không phải đóng, thuyền buôn ngoại quốc đều đến mua bán, đổi chác phải giá, quân lệnh nghiêm trang, ai cũng cố gắng, trong cõi đều an cư lạc nghiệp”.
Sau khi nghe tin Trịnh Tùng đánh thắng Mạc Mậu Hợp, rước vua Lê về Đông Đô, tháng 5 năm Quý Tỵ (1593), Nguyễn Hoàng đem binh, thuyền ra yết kiến, được tấn phong làm Trung quân đô thống phủ tả đô đốc chưởng phủ sự, Thái uý đoan quốc công. Trong tám năm ở Đông Đô, lập được nhiều công lớn, cho rằng vì có công to nên họ Trịnh ghét, tháng 5 năm Canh Tý (1600) Nguyễn Hoàng lập mưu đem cả tướng sĩ, thuyền ghe theo đường biển trở về Thuận Hoá, để con trai thứ năm là Hải và cháu là Hắc ở lại làm con tin. Từ đó Nguyễn Hoàng lo củng cố lực lượng giữ vững phía bắc, lưu tâm kinh dinh phía nam để mở rộng thế lực.
Năm Tân Sửu (1601), xây dựng chùa Thiên Mụ trên đồi Hà Khê. Năm sau, xây dựng chùa Sùng Hoá ở xã Triêm Ân gần ngã ba Sình sông Bồ và sông Hương. Nguyễn Hoàng vượt đèo Hải Vân vào Quảng Nam, xây trấn dinh ở Cần Húc, huyện Duy Xuyên, sai con trai thứ sáu vào trấn, nắm giữ một địa hạt dân đông, của nhiều, dồi dào tiềm năng quân số. Thế lực của Nguyễn Hoàng ở phía Nam được xác lập khi khám lý phủ Hoài Nhơn (Bình Định) Trần Đức Hoà (thuộc một gia đình có thế lực lớn nhiều đời, ông nội, cha và bản thân vốn là bề tôi của nhà Lê) đến yết kiến.
Năm Giáp Thìn (1604), chia đặt lại các đơn vị hành chính: thuộc xứ Thuận Hoá, đổi phủ Tiên Bình làm phủ Quảng Bình (ngày nay là nửa phía bắc tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình), lấy huyện Điện Bàn phủ Triệu Phong (phần còn lại ngày nay là nửa phía nam tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế) đổi làm phủ Điện Bàn, Quảng Nam, đổi phủ Tư Ngãi làm phủ Quảng Ngãi, đổi phủ Thăng Hoa làm phủ Thăng Bình, trong phủ này huyện Lê Giang đổi làm huyện Lễ Dương, Hy Giang làm huyện Duy Xuyên, phủ Hoài Nhơn như cũ.
Năm Tân Hợi (1611), quân Chiêm Thành vượt đèo Cù Mông xâm chiếm biên giới, Nguyễn Hoàng sai người đem quân đánh đuổi và lấy đất đặt thêm phủ Phú Yên, mở rộng xứ Quảng Nam đến đèo Cả.
Sự kiện này đã mở ra một giai đoạn mới trong quá trình Nam tiến của lưu dân Việt.
Bắt đầu nửa cuối thế kỷ 11, dưới thời Lý Thánh Tông, vượt qua đèo Ngang biên giới Đại Việt kéo dài tới sông Thạch Hãn (Quảng Trị); đầu thế kỷ 14, dưới thời nhà Trần, Trần Anh Tông mở rộng lãnh thổ quá đèo Hải Vân đến sông Chợ Củi; đến đời nhà Hồ thêm Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa (tức Quảng Nam, Quảng Ngãi). Khi quân Minh xâm chiếm nước ta, người Chiêm chiếm lại vùng đất phía nam đèo Hải Vân; mãi đến thời Lê Thánh Tông mới lấy lại được đất cũ và lấy thêm đất mới đặt làm phủ Hoài Nhơn.
Tháng 6 năm Quý Sửu (1613), trước lúc lâm chung, Nguyễn Hoàng đã nắm tay con nối nghiệp là Nguyễn Phúc Nguyên trối trăng: “Đất Thuận, Quảng phía bắc có núi Ngang (Hoành Sơn) và sông Gianh (Linh Giang) hiểm trở, phía nam có núi Hải Vân và núi Đá Bia (Thạch Bi sơn) vững bền. Núi sẵn vàng, sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân luyện binh để chống chọi với Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. Ví bằng thế lực không địch được thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời dặn của ta”.
Qua những lời tâm huyết của vị chúa phương Nam đầu tiên, ta thấy ý chí của ông là tranh bá đồ vương, xây dựng cơ nghiệp lâu dài cho dòng họ. Tuy nhiên, tuỳ thời, những hành động của Nguyễn Hoàng phù hợp với nguyện vọng của người lưu dân Việt là giữ vững bờ cõi, mở rộng biên cương, ổn định cuộc sống, an cư lạc nghiệp.
Nắm quyền 56 năm thọ 89 tuổi. Suốt cuộc đời ông đầy sóng gió và huyền thoại, nhưng khi đậy nắp quan tài, ông xứng đáng là một hào kiệt ở phương nam nước Đại Việt.
bài và ảnh Hồ Tấn Phan
source
http://sgtt.com.vn/detail74.aspx?ColumnId=74&newsid=27115&fld=HTMG/2008/0124/27115
Ngày 01.02.2008 Giờ 17:05
Chúa Nguyễn và công cuộc hải thương với Nhật Bản
Giữa năm 1601, kèm theo thư tỏ tình giao hảo gởi cho Đức Xuyên Gia Khang (Tokugawa Ieyasu), Đoan quốc công Nguyễn Hoàng nhờ các thương nhân chuyển quà tặng đến Mạc phủ, theo bản kê đính kèm, vật phẩm gồm năm loại:
Một khối kỳ nam (nặng 3 cân 10 lượng); 3 tấm lụa trắng; 10 bình sữa ong chúa; 100 cây gỗ lôi; 5 con chim khổng tước (công).
Tháng 10.1601, Nguyễn Hoàng nhận thư hồi đáp của Ieyasu, có đoạn “…đã thu nhận các di sản của quý quốc, thật là quý hiếm ở chốn xa. Nay nước tôi bốn biển đều ổn định, các nơi thanh bình, thương nhân lui tới buôn bán trên biển và đất liền, không thể làm trái với chính sách, nên cũng an tâm. Thuyền của nước tôi ngày sau đến vùng này, lấy ấn trong thư làm tin, thuyền không có dấu ấn này thì không chấp nhận. Binh khí của nước tôi làm ra xin gởi tặng, vật ít nhưng tình sâu…”
Thuyền phương Tây
Những bức văn thư cấp nhà nước như trên – ghi dấu mối quan hệ giao thương giữa chúa Nguyễn và Mạc phủ Tokugawa trong khoảng thời gian từ 1601-1635 – riêng Lê Dư (Sở Cuồng) sưu tập được 15 bức, chúng nằm rải rác trong các nguồn sử liệu Nhật Bản. Sau phong trào Đông du, khi trở về nước làm trợ bút phần chữ Hán cho tạp chí Nam Phong, Lê Dư công bố nguyên văn bộ sưu tập này ở số tháng 12.1921, với tiêu đề “Cổ đại Nam Nhật giao thông khảo”. Cho đến năm 2008, có thể xem các văn thư ấy là những hiệp nghị thương mại đầu tiên giữa chính quyền Đàng Trong và chính phủ Nhật Bản.
Qua nội dung các bức thư, chúng ta biết nhiều điều về cung cách giao thương của Nguyễn Hoàng và người kế vị ông là Nguyễn Phúc Nguyên. Sự chủ động mời gọi với lời lẽ nhún nhường mềm dẻo luôn là ý cơ bản. Nhằm tạo sự thuận lợi trong việc mua bán, chúa Nguyễn đã tranh thủ lấy lòng Mạc phủ Tokugawa bằng việc gởi tặng sản vật quý hiếm thường xuyên theo những đợt xuất cảng. Điều đáng lưu ý là danh mục tặng phẩm luôn có kỳ nam, một mặt hàng cực quý và có lẽ rất hiếm hoi ở đất Nhật. Trong thời điểm này, qua một nguồn thư tịch khác, sách Ngoại phiên thông thư/ Gaiban Tsuasho (1918), thấy ba bức thư của Mạc phủ gởi cho quốc vương Chiêm Thành liên hệ việc mua/ trao đổi kỳ nam, và không hiểu vì lý do gì mà không thấy hồi âm. Cử chỉ hào phóng của chúa Nguyễn có lẽ đã tác động mạnh đến công cuộc doanh thương của hai xứ. Cùng với nhiều lý do khác, Chiêm Thành bị quên lãng dần và cảng thị Hội An trở thành nơi xuất khẩu và điểm trung chuyển hấp dẫn đối với thương thuyền Nhật Bản.
Mối quan hệ được thắt chặt hơn bởi vài sự kết thân do chúa Nguyễn chủ động, như việc năm 1619, Nguyễn Phúc Nguyên gả con cho Hoang Mộc Tông Thái Lang (Araki Soutarou), một thương nhân ở Trường Kỳ (Nagasaki). Sự giao hảo đặc biệt của chánh quyền hai xứ - thông qua các thương nhân – đã dẫn đến nhiều hiệp nghị quan trọng ngoài mục đích phát triển kinh tế. Năm 1604, trong một bức thư, Nguyễn Hoàng viết: “Từ nay thuyền buôn hàng năm nên đến nước tôi để tiện việc buôn bán. Nhưng ở Thanh Hoá và Nghệ An vốn thù địch với tôi, rất mong quốc vương vì mối giao tình vốn có với tôi nên theo lý cần cấm chỉ các thương thuyền đến những nơi đó. Chớ để mất lòng tin…”. Mạc phủ đã theo lời yêu cầu đó, trước đấy đã cấm thuyền buôn đến phố Hiến, Đông kinh sau lại rất hạn chế việc cấp thông hành đến Hưng Nguyên - Nghệ An, vùng kinh tế của Đàng Ngoài. Khi chiến cuộc xảy ra giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, năm 1935, Mạc phủ cũng đã theo dõi đề nghị của Nguyễn Phúc Nguyên mà cấm vận Đông kinh, không bán lưu huỳnh, khí giới cho Đàng Ngoài.
Thuyền Nhật Bản
Tóm lại, ngoài việc tranh thương với Champa và Đàng Ngoài, chúa Nguyễn đã thành công khi yêu cầu bạn hàng Nhật Bản phải chiều mình. Lợi nhuận thương mại từ phía Nhật khá lớn, góp phần vào việc trang bị vũ khí để đối phó với Đàng Ngoài và mở mang kinh tế vào Nam. Việc xây dựng và phát triển thành công kinh tế và thương mại đã đưa chúa Nguyễn từ vai trò nhận lãnh trách nhiệm đi trấn thủ xứ Thuận - Quảng, trở thành thống lĩnh của xứ Đàng Trong.
Qua nhiều tài liệu khác, tiến sĩLi Tana, trong luận án “Lịch sử xứ Đàng Trong thế kỷ 17 và 18” (1992) đã có những con số khá cụ thể về tình hình thương mại của xứ Đàng Trong và Nhật Bản trong giai đoạn 1601 – 1635 như sau:
Số “Chân ấn thuyền” (thuyền buôn có ấn tín của Mạc phủ) đến Đàng Trong là 86 chuyến (Đàng Ngoài 36 chuyến, Champa 5 chuyến); mỗi thuyền buôn chở theo một lượng bạc giá trị từ 4 đến 5 triệu; mỗi chân ấn thuyền mang theo số vốn tối thiểu trị giá 400 kan (400.000 đồng tiền đồng) và tối đa 1.620 kan (1.620.000 đồng tiền đồng); hàng hoá thuyền buôn Nhật thu mua gồm: tơ, vải thô, lụa đamát, lô hội, gỗ trầm hương, da cá mập, đường phổi, mật ong, tiêu, vàng, song mây…
Hàng đem đến bán: đồng, lưu huỳnh, gươm giáo, áo giáp, sơn.
Phạm Hoàng Quân
source
http://sgtt.com.vn/detail74.aspx?newsid=27113&fld=HTMG/2008/0124/27113

Sunday October 19, 2008 - 10:53am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Sử chính thống nhìn lại triều Nguyễn

17 Tháng 10 2008 - Cập nhật 12h49 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Sử chính thống nhìn lại triều Nguyễn
Hội thảo nhìn lại vai trò mở nước của các vua chúa Nguyễn
Việt Nam sẽ mở hội thảo quan trọng đánh giá lại triều Nguyễn, mở lối cho cách nhìn đa dạng hơn về triều đại từng bị giới học giả miền Bắc phê phán nặng.
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh nhiều vấn đề của Việt Nam thế kỷ 18-19 như giao thương hàng hải, xung khắc tôn giáo nay đang lại có tính thời sự.
Việc định "công và tội" của các nhân vật lịch sử theo quan điểm dân tộc chủ nghĩa và giai cấp một chiều đang bị thách thức.
Theo chính lời Giáo sư Phan Huy Lê, vị sử quan hàng đầu của hệ thống chính trị Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa, nay thì ngay cả sự kiện Nguyễn Ánh đưa quân Xiêm về đánh Tây Sơn cũng cần xem xét 'một cách công minh'.
Thậm chí vua Minh Mạng cũng được coi như người có 'tầm nhìn chiến lược', theo lời trả lời phỏng vấn đăng trên VietnamNet hôm 16/10 về hội thảo tổ chức 18-19/10 tại Thanh Hoá, đất phát tích của các chúa Nguyễn.
Trong 91 báo cáo khoa học có tám bản của các học giả từ nước ngoài tham gia và một số luận điểm thực ra đã được nêu ra từ lâu trên thế giới, nhưng với Việt Nam lại là mới.
Theo báo Sài Gòn Giải Phóng, số học giả nước ngoài đến từ Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga...
Cũ và mới
Các học giả miền Nam trước 1975 và nhiều nhà nghiên cứu bên ngoài đã nêu bật vai trò mở nước của các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn từ Gia Long.
Sách của Tạ Chí Đại Trường từng bị cấm tại Việt Nam dù nay cũng được đăng.

Tự Đức và triều Nguyễn đã tìm mọi cách bảo vệ đất nước.
GS Phan Huy Lê
Nay thì quan điểm này được nêu ra chính thức tại Việt Nam, bác bỏ quan điểm phê phán nhà Nguyễn, đã trở thành chính thống trong thập niên 1960 tại Hà Nội.
Cũng giới sử gia không bị ràng buộc bởi ý thức hệ cộng sản đã nêu ra nhiều quan điểm nhìn phong trào Tây Sơn khác với cách nhìn sử thi anh hùng trong nước.
Chẳng hạn trong bài viết ‘Rethinking the Tây Sơn Era’ (Nghĩ lại về thời Tây Sơn), giáo sư George Dutton, từ California hồi 2005 không đồng ý với cách nhìn của triều Nguyễn coi Tây Sơn là giặc hay nguỵ triều và đánh giá của các sử gia xã hội chủ nghĩa muốn lý tưởng hóa anh em nhà Tây Sơn.
Hiện chưa rõ việc mở hội thảo này có nhằm mục tiêu xác tín lại vai trò của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam trong bối cảnh chính trị mới hay không nhưng với giới nghiên cứu thì đây là sự kiện quan trọng.
Tính thời sự của bài học nhà Nguyễn phải đối phó với Phương Tây và Công giáo có lẽ cũng gợi ra nhiều câu hỏi cho giới quan sát.
Thậm chí, ý tưởng phát triển tàu thuyền và hướng ra biển của vua Minh Mạng và ý thức thống nhất về biển và hải đảo của triều Nguyễn nay cũng được nhắc đến.
Trong năm 2007, ban lãnh đạo Việt Nam cũng đưa ra chiến lược biển để đối phó với các thách thức thời sự.
Ngoài ra, hội thảo cũng nêu bật vấn đề vai trò của các vua chúa Nguyễn trong việc khai khẩn và Việt hóa đồng bằng Nam Bộ cũng như nhìn lại vị trí của Phú Xuân-Huế về mặt văn hóa.
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/story/2008/10/081017_nguyendynastyrevision.shtml

Saturday October 18, 2008 - 09:18pm (EDT) Permanent Link 0 Comments

No comments:

Post a Comment