Saturday 31 July 2010

Trung Quốc khẳng định chủ quyền sau cuộc tập trận tại Biển Đông


TRUNG QUỐC - BIỂN ĐÔNG -
Bài đăng : Thứ bảy 31 Tháng Bẩy 2010 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 31 Tháng Bẩy 2010
Trung Quốc khẳng định chủ quyền sau cuộc tập trận tại Biển Đông
Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông cuối tháng 6/2010
Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông cuối tháng 6/2010
© AFP/ Park Yeong-Dae
Tú Anh

Bắc Kinh lại có thêm một động thái thách thức Hoa kỳ và Việt Nam. Sau khi tiến hành một cuộc tập trận bằng đạn thật trên vùng biển đảo tranh chấp với Việt Nam, Bộ Quốc phòng Trung Quốc một lần nữa tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, mà họ gọi là Nam Hải cũng như các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Phản ứng của chính giới Mỹ trong những ngày gần đây cho thấy là Hoa Kỳ không chấp nhận thái độ bá quyền của Bắc Kinh.

Theo bản tin của hảng thông tấn công giáo AsiaNews.it thì ngày hôm qua, phát ngôn viên bộ quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố rằng : « Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi được tại biển Nam Hải cũng như có đủ chứng cớ lịch sử và pháp lý » khẳng định chủ quyền.

Lời tuyên bố của viên sĩ quan cao cấp này được loan tải vào lúc hải quân Trung Quốc huy động ba hạm đội thực tập tác chiến trên biển, tấn công từ xa, và chống chiến đấu cơ của đối phương.

Theo giới phân tích, động thái quân sự này nhằm phản ứng lại một cuộc tập trận của Hoa Kỳ và Hàn Quốc trong vùng biển Nhật Bản theo kịch bản đề phòng Bắc Triều Tiên, nhưng thực tế là một tín hiệu cảnh báo Trung Quốc. Mặc khác, Trung Quốc cũng muốn biểu dương sức mạnh quân sự trên vùng biển khơi để khuyến cáo Việt Nam và những quốc gia Đông Nam Á khác tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.

Hàng năm, hải quân Trung quốc có thông lệ thao diễn quân sự để ghi dấu ngày thành lập quân đội 1 tháng 8. Tuy nhiên, cuộc tập trận năm nay mang hình thức khác thường vì đặt dưới sự chứng kiến và giám sát của hai nhân vật chủ chốt là tướng Trần Bĩnh Đức, tổng tham mưu trưởng quân đội và tướng Ngô Sinh Lợi, tư lệnh hải quân, cả hai đều là ủy viên Quân ủy trung ương, một cơ quan đầy quyền lực theo lối tổ chức trong chế độ chuyên chế của Trung Quốc.

Theo AsiaNews, sự hiện diện của ba soái hạm tham gia tập trận cho thấy quy mô của chiến dịch. Tuy Trung Quốc không công bố thông tin chi tiết, giới phân tích nói rằng các soái hạm này chắc chắn là đến cận khu vực nhiều dầu khí Hoàng Sa và Trường Sa . Qua cuộc tập trận này, giới lãnh đạo Bắc Kinh muốn phô trương thanh thế về khả năng đương đầu với các hạm đội Mỹ hùng mạnh hơn.

Tham vọng không che dấu của Trung Quốc đã làm cho các nước trong khu vực ráo riết chạy đua vũ trang. Việt Nam ở tuyến đầu, bị Trung Quốc hai lần dùng vũ lực chiếm đảo với trận Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988, đã đặt mua hàng loạt tàu ngầm và chiến đấu cơ của Nga. Đầu tuần này, khi tiếp bộ trưởng quốc phòng Pháp Hervé Morin, Hà Nội đưa ra một danh sách dài về nhu cầu quân sự và thiết tha kêu gọi Pháp trợ giúp hiện đại hóa quân đội.

Nhưng sự kiện được chú ý nhất, là nhân hội nghị an ninh khu vực hồi tuần trước tại Hà Nội, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định là Hoa Kỳ không chấp nhận để một nước nào sử dụng vũ lực tại biển Đông, con đường huyết mạch của giao thông quốc tế, và là « quyền lợi thiết thân của Hoa Kỳ ». Hoa Kỳ còn chính thức mời lãnh đạo các nước Asean sang Mỹ họp thượng đỉnh.

Theo các nhà phân tích, thì thái độ độc tôn của Trung Quốc, cái gì của tôi là của tôi, cái gì của anh thì tôi chia phần lớn, sẽ làm cho Đông Nam Á và Hoa Kỳ hợp tác chặt chẽ hơn.

Nếu không, thì làm thế nào để Việt Nam có thể bảo vệ được tài nguyên ở Biển Đông từ dầu khí đến hải sản. Theo Asia News, nhiều thẩm định cho biết dầu hỏa tại khu vực này dồi dào hơn cả Iran, còn trữ lượng khí đốt nhiều hơn Ả Rập Xê Út.

source

RFI Vietnamese

Wednesday 28 July 2010

3.700 liệt sỹ VN trong mộ tập thể ở TQ?


3.700 liệt sỹ VN trong mộ tập thể ở TQ?

Pháo binh Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc tới năm 1991 mới bình thường hóa quan hệ

Tin từ Nhật Bản nói sau một trận đánh cách đây 26 năm, 3.700 lính Việt Nam tử nạn được chôn chung tại vùng núi biên giới Hà Giang nay thuộc về Trung Quốc.

Tài liệu được nói là của Đại học Phòng vệ thuộc Cục Phòng vệ Nhật Bản tức Bộ Quốc phòng đề cập tới trận đánh hôm 12/07/1984 giữa lính Việt Nam và Trung Quốc.

Tài liệu này được một người Việt ở Nhật Bản, ông Hà Minh Thành, dịch sang tiếng Việt và đăng tải trên một số trang mạng.

Theo tài liệu này, trận tiến công của quân đội Việt Nam nhằm chiếm lại điểm cao Núi Đất, hay Cao điểm 1509, được xem là một trong các trận đánh đẫm máu và khốc liệt nhất ở Á châu thời kỳ sau này.

Hai cao điểm Núi Đất (1509) và Núi Bạc (1250) nằm trên biên giới giữa hai nước được phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và Giả Âm Sơn.

Tài liệu của Nhật nói trong chiến tranh biên giới 1979, hai cao điểm này thuộc về phía Việt Nam và do Việt Nam chiếm giữ.

Tuy nhiên tháng Tư năm 1984, quân đội Trung Quốc lên kế hoạch đánh chiếm Lưỡng Sơn.

Trong khoảng thời gian một vài tháng, Cao điểm 1509 đã lần lượt đổi chủ, cho tới tháng Bảy 1984, khi nó nằm trong tay quân Trung Quốc và Việt Nam tổ chức tấn công để giành lại Núi Đất.

Mộ tập thể

Ngày 12/07/1984, Việt Nam đã điều sáu trung đoàn tham gia trận tập kích trên triền núi.

Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.


Thế nhưng kế hoạch của họ đã thất bại do bội phản "từ một sỹ quan quân báo cao cấp".

Trong cuốn sách 'Bí mật về cuộc chiến Trung-Việt' của ba tác giả Trung Quốc Kim Huy (Jin Hui), Trương Tuệ Sinh (Zhang Hui Sheng) và Trương Vệ Minh (Zhang Wei Ming) cũng có chương nhắc đến Bấm trận Lão Sơn, đăng trên mạng quốc phòng china-defense.com.

Nhiều trang mạng tiếng Hoa và tiếng Việt khác hiện cũng có Bấm tư liệu gồm cả hình ảnh về trận đánh ít được nói tới trên truyền thông chính thức tại Việt Nam.

Núi Đất lúc đó nằm trong lãnh thổ Việt Nam, thuộc xã Thanh Thuỷ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Tuyên, nay là tỉnh Hà Giang.

Các tài liệu đều nói trận đánh bắt đầu từ sáng sớm và kéo dài tới 17 tiếng đồng hồ. Dù rất ngoan cường nhưng phía Việt Nam đã phải rút lui, để lại 3.700 xác tử sỹ tại chiến trường.

Thông tin trong cuốn 'Bí mật về cuộc chiến Trung-Việt' còn nói hai hôm sau đó, tức 14/07/1984, phía Trung Quốc tiêu diệt thêm 60 lính Việt Nam sang thu gom xác liệt sỹ.

Tất cả các xác binh sỹ Việt Nam sau đó được lính binh chủng hóa học của Trung Quốc hỏa thiêu bằng ống phun lửa.

Việt Nam tưởng niệm bộ đội hy sinh hồi chiến tranh Biên giới 1979

Trên blog của mình, ông Hà Minh Thành, người nói đã tới khu vực Núi Đất/Lão Sơn cuối năm ngoái, viết ông đã được giới thiệu hố chôn tập thể của các bộ đội Việt Nam.

Khu vực này nay đã hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. Chưa biết liệu phía Việt Nam có kế hoạch quy tập con số tử sỹ này hay không.

Thông tin chưa được kiểm chứng mà một người dân địa phương cung cấp cho ông Thành nói một số bộ đội Việt Nam khi bị chôn vẫn còn sống.

Thông tin về giai đoạn xung đột Việt - Trung sau cuộc chiến 1979 ít được nhắc tới ở Việt Nam.

Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 28/7, ông Bùi Tín, cựu đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam hồi đó nhưng hiện sống tại Paris, cho hay Bộ Tổng tham mưu của quân đội Việt Nam biết về thất bại của trận Núi Đất và quyết định cho rút quân vì thương vong quá cao (nghe phần audio).

Hai nước ký Hiệp ước biên giới trên đất liền vào năm 1999 nhưng mãi tới năm ngoái mới thống nhất được đường biên.

Quá trình đàm phán biên giới đất liền được nói kéo dài hơn 35 năm.

source

BBC Vietnamese

Tuesday 27 July 2010

Cựu chiến binh VNCH phát hiện mộ chôn tập thể của bộ đội CS


Cựu chiến binh VNCH phát hiện mộ chôn tập thể của bộ đội CS


Hai cựu quân nhân thuộc lực lượng miền nam Việt Nam trước đây đã cung cấp thông tin đưa đến việc phát hiện hài cốt 40 bộ đội cộng sản bị thiệt mạng trong cuộc chiến tranh Việt Nam cách nay 40 năm.

Bản tin của hãng thông tấn Pháp trích lời Trung Tá Thái Văn Thuận cho hay những thi thể này đã được tìm thấy trong một cuộc khai quật kéo dài hơn 3 tuần lễ ở tỉnh Dak Nong.

Theo ông Thuận, việc phát hiện này là nhờ công của hai cựu quân nhân chế độ miền nam Việt Nam, những người hiện đang sống ở tỉnh Dak Nong.

Cũng theo ông Thuận thì bộ quốc phòng đã kết luận những vật tìm thấy cùng các hài cốt như giầy, cúc áo, ví cho thấy những binh sĩ này thuộc lực lượng Bắc Việt và họ bị thiệt mạng trong một cuộc tấn công quân đội miền nam Việt Nam vào tháng 12 năm 1965.

Theo ước tính, có khoảng 3 triệu người Việt Nam và 58.000 quân nhân Mỹ đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Nguồn: AP, AFP

source

VOA Vietnamese

Bắc Giang sẽ sớm làm rõ cái chết của anh Khương



26/07/2010 | 21:45:00

Chiều 26/7, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang Bùi Văn Hải đã gặp gỡ đại diện các cơ quan báo chí thông tin về vụ tụ tập đông người, gây mất trật tự trị an ở khu vực trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh chiều 25/7.

Vụ việc được xác định như sau: khoảng 18 giờ ngày 23/7, lực lượng tuần tra cảnh sát giao thông Công an huyện Tân Yên phát hiện anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, quê xã Hồng Thái, huyện Việt Yên đi xe máy biển kiểm soát 98M9-3894 chở chị Phạm Thị Ngoãn, 20 tuổi, quê xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang (cùng tỉnh Bắc Giang ), có lỗi vi phạm an toàn giao thông trên đường 398 thuộc địa phận thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên.

Công an đã đưa phương tiện và người vi phạm vào trụ sở để lập biên bản xử lý. Khi ngồi trên ghế, anh Khương có biểu hiện sức khỏe không bình thường và công an đã đưa anh đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Tân Yên. Đến bệnh viện thì anh Khương chết.

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang đã tổ chức khám nghiệm hiện trường và tử thi. Đến 2 giờ 30 ngày 24/7, công an bàn giao tử thi cho gia đình anh Khương mai táng.

Trưa 24/7, gia đình anh Khương có đơn gửi cơ quan Công an. Công an tỉnh cùng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã trưng cầu giám định của cơ quan Pháp y Trung ương. Tối 24/7, Pháp y Trung ương khám nghiệm tử thi nhưng chưa có kết quả. Cơ quan công an giải thích gia đình chờ kết quả giám định của Pháp y Trung ương.

Gia đình anh Khương tiếp tục đề nghị cơ quan công an cung cấp giấy tờ liên quan đến vụ việc. Sáng 25/7, đại diện công an tỉnh trao giấy tờ cho ông Nguyễn Văn Nhương, bố đẻ anh Khương, nhưng một số người gây sức ép để ông Nhương không nhận.

Đến 13 giờ ngày 25/7, gia đình tổ chức đưa anh Khương đi an táng tại nghĩa trang địa phương. Khi đưa tang, một số người quá khích đã kích động đưa xe tang lên thẳng Ủy ban Nhân dân tỉnh. Chính quyền và các ngành chức năng địa phương đã vận động, tuyên truyền nhưng nhiều người hiếu kỳ cùng tham gia kéo lên Ủy ban Nhân dân tỉnh.

Khoảng 15 giờ cùng ngày, đoàn người tới trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh ở thành phố Bắc Giang. Nhiều người hiếu kỳ tiếp tục tạo thành đám đông vây quanh trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh. Trong đám đông có những trường hợp quá khích kéo đổ tường rào khu cổng phụ Ủy ban Nhân dân tỉnh và ném đá vào lực lượng công an bảo vệ tại đây, gây mất trật tự khu vực này.

Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh cùng các ngành có liên quan đã trực tiếp giải thích, tuyên truyền, thuyết phục những người tham gia đám đông giải tán; đồng thời có biện pháp ngăn chặn, bắt tạm giữ sáu đối tượng quá kích có hành vi kích động gây mất trật tự trị an để điều tra làm rõ.

Đến khoảng 17 giờ cùng ngày, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh đã gặp gỡ, thuyết phục gia đình đồng ý đưa anh Khương về an táng ở nghĩa trang địa phương. Đồng thời Ủy ban Nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng hỗ trợ phương tiện đưa quan tài và người nhà anh Khương về quê. Đại diện tỉnh, huyện đã đến viếng tang lễ anh Khương. Sau đó, đám đông tụ tập tại khu vực trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh giải tán, tình hình tại đây ổn định trở lại.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang đang chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp với cơ quan Pháp y Trung ương sớm làm rõ, công khai kết quả nguyên nhân cái chết của anh Khương cho gia đình anh và nhân dân biết.

Quan điểm của tỉnh là giải quyết vụ việc đảm bảo khách quan, trung thực, nếu có vi phạm thì xử lý nghiêm trước pháp luật./.

Như Kính (TTXVN/Vietnam+)
pix source
VIỆT NAM -
Bài đăng : Thứ hai 26 Tháng Bẩy 2010 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 26 Tháng Bẩy 2010
Biểu tình ở Bắc Giang phản đối (...) đánh chết một thanh niên
Dân chúng tụ tập đông đảo trước cổng UBND tỉnh Bắc Giang khi xe chở nạn nhân đến nơi.
Dân chúng tụ tập đông đảo trước cổng (...) khi xe chở nạn nhân đến nơi.
Ảnh:vietcatholic.net
Tú Anh

Theo bản tin chính thức Xa lộ thông tin của tỉnh Bắc Giang thì chiều hôm qua hàng trăm người dân xã Hồng Thái, huyện Việt Yên đã đem quan tài của anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi lên lên (...) yêu cầu làm sáng tỏ cái chết của nạn nhân.

Hai ngày trước,thanh niên này bị (...) huyện Tân Yên bắt giữ vì tội không đội mũ bảo hiểm. Nhưng sau đó nạn nhân qua đời trên người có nhiều vết thương. Theo nhiều nhân chứng, cuộc biểu tình có lúc lên đến hàng vạn người.

Một thân nhân của nạn nhân cho biết là chiều ngày 23/7, anh Khương sang huyện Tân Yên chơi và khi cùng người bạn gái ra phố mua đồ ăn chuẩn bị cơm tối thì bị (...) bắt với lý do phạm luật giao thông. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, cô bạn gái của anh Khương đứng chờ bên ngoài (...) được báo tin anh Khương nhập viện. Bác sĩ bệnh viện đa khoa huyện Tân Yên cho biết nạn nhân đã chết trước khi vào bệnh viện.

Nhiều nguồn tin biết thêm là khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân bị vỡ bàng quang. Một cán bộ địa phương xác nhận tin này với RFI và cho biết thêm thân phụ của nạn nhân là một sĩ quan cao cấp trong quân đội. Về lý do tại sao có hàng vạn người biểu tình thì cán bộ này cho rằng từ lâu nay dân chúng địa phương có nhiều bất bình với (...).

Từ trưa hôm qua 25/7 cho đến tối, hàng ngàn người, có khi lên đến hàng vạn, đã ủng hộ gia đình nạn nhân đem thi thể anh Khương đến trước (...) đòi làm sáng tỏ vụ việc. Phim và ảnh do dân chúng địa phương ghi lại phán tán trên mạng internet cho thấy hàng rào (...) bị phá sập và (...) sử dụng pháo, hơi cay, dùi cui đàn áp người biểu tình. Bản tin của tỉnh Bắc Giang công nhận là cuộc biểu tình gây tắt nghẽn giao thông trong nhiều tiếng đồng hồ.

Trong thời gian gần đây tại (...) đã xảy ra nhiều vụ người bị câu lưu chết trong (...). Điển hình là trường hợp hai người chết trong (...) ở quận Hai Bà Trưng và quận Hoàn Kiếm mà (...) tuyên bố là đang mở cuộc điều tra.
source
RFI Vietnamese

Sunday 25 July 2010

Đền Voi Phục


Đền Voi Phục
Cập nhật lúc 9:10:30 PM - 09/07/2010

w-270h1.jpg

Đền Voi Phục và Hồ Thủ Lệ.

Bài và ảnh: Trần Công Nhung

Hà Nội là nơi có nhiều hồ: Hồ Gươm, hồ Tây, hồ Trúc Bạch, hồ Ha Le, hồ Thủ Lệ... Hồ Gươm như là biểu tượng của Hà thành, đó là điều ai cũng công nhận xưa nay.

Hồ Thủ Lệ tên nghe không mấy hấp dẫn, do âm hưởng cổ lỗ quê mùa, song hỏi ra mới biết hồ Thủ Lệ có hai đặc điểm nổi bật: Đền Voi Phục và Vườn Thú. Với tôi, tìm hiểu đền Voi Phục mới là điều đáng nói. Đền nằm trong phạm vi Hà Nội, góc Kim Mã và đường Bưởi quận Ba Đình, tôi đến thăm vào một buổi sáng trời khá đẹp.

Thoạt nhìn cảnh trước cổng Tam Quan, thật không thẩm mỹ tí nào: Nền gạch lở lói, rác rến dơ bẩn, anh sửa xe máy nằm ngủ say bên cạnh chiếc ống bơm và chậu nước. Cổng thiết kế công phu, cửa gỗ cổ kính, nhưng hai bên trống trơn, vào ra chẳng ai cần cổng. Ba bức hoành chữ Hán treo dưới mái cổng xa lạ với dân chúng. Trong cổng là khoảng sân lát gạch không rộng, cách lan can bờ hồ chừng mươi lăm mét. Từ đây chạy dài vào tận trong đền, là nơi buôn bán các thứ hàng ăn, giải khát, giữ xe... sinh hoạt linh tinh ồn ào. Ngay tam cấp lên Đền, là bãi bán ăn uống, dù bạt, chăng che thoải mái, thùng bộng nước rác bừa bộn chẳng khác gì nơi chợ búa, chẳng còn gì là chốn trang nghiêm của một di tích cấp quốc gia. Không lẽ cơ quan Thông tin Văn hóa cố tình để như vậy? Sau khi ghi một vài hình ảnh không mấy mỹ quan, tôi lên thăm Đền. Qua một sân lát gạch, rồi đến sân Đền có tường xây có hai trụ cổng cao đắp nghê chầu. Đền vắng, hoàn toàn yên tịnh trang nghiêm, không có người bán hàng lai vãng. Cách thờ phượng trong Đền, hương án bệ thờ sơn son thếp vàng sáng loáng mới mẻ.


w-270h2.jpg


Bia đá ghi sự tích Đền Voi Phục.


Về kiến trúc, đền xây theo kiểu chữ công . Gian ngoài là đại bái, giữa là đền trung, trong cùng là hậu cung. Tiền tế 5 gian, kết cấu vì kèo chồng rường, mái lợp ngói mũi hài cổ. Trung đường 1 gian chạy dọc vào phía trong, nối với hậu cung. Hậu cung cũng có 5 gian, gian chính giữa ở vị trí sâu và cao nhất là tượng Linh Lang Đại vương. Tượng có nét mặt thanh tú, và còn rất trẻ. Phía trước tượng là hòn đá lớn đặt trong hộp kính. Hòn đá có vết lõm, tương truyền thần đã từng gối đầu. Về hai phía thờ hòn đá là tượng hai phụ tá đứng chầu. Nơi đặt tượng là ngai lớn chạm khắc hình rồng, hoa lá tỉ mỉ, các nét chạm mang nghệ thuật thế kỉ XIX. Bên trái phía trước đền là tám gian, nơi để cỗ bàn hoặc khách hành hương ngồi nghỉ, ăn trầu uống nước. Ngoài ra, trong đền còn có một am nhỏ thờ người quản tượng của Linh Lang. Trong đền còn khá nhiều di vật và tự khí. Ở đại bái có hai pho tượng đồng, bát hương sứ, một thanh bảo kiếm, tám thanh long đao. Ngoài ra, đền còn có tàn, tán, lọng cùng đồ lộ bộ, bát bửu đều mới sắm đầy đủ lấp lánh màu vàng son lộng lẫy. Di vật bằng chữ còn có sáu bức hoành phi, mang những mỹ tự và bốn đôi câu đối, trong đó có câu:


Mộc biểu chỉ sơ nhất chính dực tán trung lương thánh

Đông A di hậu vạn cổ bao phong thượng đẳng thần


Dịch nôm :

Thời Lý buổi đầu một lần đi đánh dẹp, sự nghiệp trung lương được (thần) phù giúp

Đời Trần về sau muôn đời tôn phong danh hiệu thượng đẳng thần


Qua dãy nhà 7 gian, cửa bàn khoa đóng kín, bên trong rất nhiều lọng kiệu và đồ thờ, có lẽ đây là nhà kho. Vừa lúc có bác trông Đền đi ra, tôi hỏi thăm ngay:

- Bác à, trong nhà này sao nhiều lọng kiệu vậy bác?

- Đấy là lọng kiệu của Thập Tam Trại (1) mỗi năm đến ngày hội Đình Lệ Mật kiệu sẽ được rước từ đây về Đình.

- Bác giải thích giùm, sao gọi đền Voi Phục?

- Lúc ông vào, bên phải cổng ngoài của Đền có hai con voi nằm ông thấy không? Vào trong còn hai con nữa lớn hơn có bát nhang thờ.

- Vâng, tôi có thấy, thì ra ý nghĩa là thế. Bác có thể nói sơ cho biết về sự tích đền Voi Phục ?

- Trên vách chánh điện có nguyên một bảng sự tích ông đến đấy đọc.

Bác già nói xong bỏ đi lo công việc. Tôi đến ghi nội dung bảng tóm tắt sự tích Đền:

Đền thờ Linh Lang Đại Vương là Hoàng Tử thứ tư của vua Lý Thánh Tông, mẹ là cung phi thứ chín quê ở xã Bồng Lai huyện Từ Liêm phủ Quốc Oai, xứ Sơn Tây. Hoàng Tử có công lớn góp phần đánh tan giặc Tống ở thế kỷ XI, được vua phong Linh Lang Đại Vương. Khi hóa (tạ thế) được vua phong Thượng Đẳng Phúc Thần và lệnh cho bách quan và đất Thủ Lệ (tức phường Thi Trại), là nơi ngài hóa, lập đền thờ chính ở Thủ Lệ và truyền lệnh cho nhân dân gồm 269 nơi đều lập đền thờ.

Về sau vua Trần Thái Tông phong Bình Mông Đại Vương Thượng Đẳng Thần, Vua Lê Trang Tông phong Đông Thiên Địa Vạn Cổ Lưu Truyền và Tây Trấn Thượng Đẳng Thần.



w-270h3.jpg


Di tích đền Voi Phục.


Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến ngày nay, nhân dân làng Thủ Lệ với trọng trách là nơi thờ chính cùng 269 nơi chung thờ và khách muôn phương, với tấm lòng thành kính uống nước nhớ nguồn, ngày đêm hương đăng thờ phụng Đức Đại Vương. (Trích phả Linh Lang Đại Vương).

Vừa quay ra tôi gặp hai thiếu nữ đang đi tới, họ chặn hỏi tôi: “Bác chắc là nhà báo, bác giải thích giùm bọn cháu, đền Voi Phục là gì hả bác”? Tôi định tìm ông giữ Đền để “bán cái”, nhưng không thấy đâu, đành lặp lại lời của ông lúc nãy. Hai cô vui vẻ cảm ơn rối rít. Thực ra có giải thích gì đâu.

So với bảng sự tích ở đền thờ Thánh Gióng (Gia Lâm), thì sự tích đền Voi Phục được viết ngay ngắn hơn, nhưng câu văn luộm thuộm vô nghĩa, nhất là đoạn cuối (chữ xiên). Đây là phong cách của TTVH tôi thấy hầu hết khắp nơi trong nước (2). Từ đền chính nhìn ra bên hông phải, còn có một cổng nữa vào Đền, cổng này là một nếp nhà nhỏ ba cửa gỗ đóng kín, mái ngói có lưỡng long chầu nguyệt nằm dưới gốc đa cổ thụ. Đây là cổng chính nằm trên cùng mặt phẳng với đền thờ và chỉ mở vào ngày lễ hội. Ngày hội chính là ngày mồng 10 tháng 2 âm lịch, ngày Đại Vương Linh Lang băng hà.


w-270h4.jpg


Cổng ngoài Đền.


Theo sử liệu, đền Voi Phục trải qua nhiều biến thiên lịch sử, đã được trùng tu nhiều lần, không còn hình dạng nguyên thủy. Chính tại đây, ngày 18-5-1882, Henri Rivière chỉ huy quân Pháp đã tử trận. Năm 1947, giặc Pháp mở rộng chiến tranh, đánh lên Sơn Tây, đã đốt trụi đền Voi Phục. Năm 1953, Đền được nhân dân đóng góp dựng lại. Năm 1994, đúc lại quả chuông chiều cao 93cm, đường kính miệng 70cm, thân chia 4 múi, mỗi múi có 2 hàng chữ Hán đúc nổi: "Tây trấn thượng đẳng". Đền Voi Phục là một trong "Thăng Long tứ trấn", được xây dựng từ năm 1065 đời Lý Thánh Tông. "Thăng Long tứ trấn" là bốn ngôi đền thờ bốn vị thần ngự từ xa xưa, ngày đêm canh giữ cho kinh thành bình yên và thịnh vượng. Đó là :

- Đền Bạch Mã (quận Hoàn Kiếm) thờ thần Long Đỗ, trấn phương Đông.

- Đền Voi Phục (Thủ Lệ) thờ Linh Lang Đại vương, trấn phương Tây.

- Đền Trấn Vũ (còn gọi là quán Trấn Vũ hay đền Quán Thánh) thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, trấn phương Bắc.

- Đền Kim Liên thờ thần Cao Sơn, trấn phương Nam.

Đền Voi Phục được cái lợi thế nằm bên hồ Thủ Lệ, nơi có nhiều cây cao bóng cả, từ trên cao nhìn xuống, toàn cảnh hồ trông vô cùng đẹp. Tuy nhiên đường đi lối lại lộn xộn quanh co, chỗ cao chỗ thấp, thiếu sự thuần nhất, hơn nữa các sinh hoạt của quần chúng trong phạm vi Đền cũng không được tổ chức tươm tất ngăn nắp, làm cho một di tích lớn trở thành tầm thường, không hấp dẫn du khách.


w-270h5.jpg


Cổng trong Đền.


Khách đến thăm đền Voi Phục còn có dịp thăm vườn thú Thủ Lệ. Công viên Thủ Lệ là vườn thú được chia làm nhiều khu: Khu bò sát nuôi rắn, kỳ đà, cá sấu nằm trên dải đất có hồ nước, có những hang hốc thích hợp với đời sống từng loài. Khu chim chóc có công, trĩ, uyên ương, hạc, cò, sếu, các loài chim hót như họa mi, khướu. Khu này chạy dài trên bên lối vào đền Voi Phục. Khu thú dữ gồm hổ, báo, sư tử, gấu với một hệ thống chuồng giống kiểu hang động, xen vào đó là các chuồng hươu, nai, khỉ, chồn, cầy, vượn và voi.

Trong công viên có rạp xiếc Hà Nội nhỏ dành cho các trẻ nhỏ gồm có: Xiếc khỉ, xiếc chó và xiếc cá sấu.

Công viên tuy nhiều tiết mục, song việc nuôi dưỡng thú, việc chăm sóc vệ sinh tổng quát còn nhiều yếu kém, nên vườn thú ngày càng hư hại và du khách than phiền rất nhiều. Thử ghi một vài nhận xét của du khách được phổ biến trên báo chí:

“Công viên bị ‘xẻ thịt’ bán cho tư thương chiếm giữ từng khu vực. Những chuồng thú chật chội, hôi thối. Rác vứt bừa bãi. Khói mù mịt. Hồ nước bốc mùi xú uế. Cả công viên là một bãi rác”…

“Công viên Thủ Lệ có tiếng ở Thủ đô, nhưng ngày càng xấu đi, nhà hàng ngày càng nhiều. Chúng tôi là người dân mỗi khi đi vào công viên đều rất bất bình. Các nhà hàng vây kín xung quanh vườn thú. Bên trong cả mấy chục hecta, nhưng chỉ có vài con tàu nhếch nhác, vài khu vui chơi đu quay đơn giản, các cháu đi chơi vài ba chục phút là hết. Các chuồng thú thì hôi hám, bẩn thỉu. Khu dịch vụ bán giải khát, của các cháu thì nghèo nàn, dịch vụ giữ xe thì quá đắt. Những người nghèo sau khi cho con vào công viên ra về, cứ ngẩn ngơ tiếc những đồng tiền mà họ bỏ ra, nhất là đoàn xe từ các tỉnh xa về thăm viếng thành phố Hà Nội”...

Đã nhiều lần, người viết nhật xét, nước ta nhiều thắng cảnh, nhiều di tích rất đáng viếng thăm, đáng tìm hiểu, tuy nhiên do thiếu chuyên môn trong tôn tạo, thiếu hiểu biết trong tổ chức, làm cho danh thắng bị biến dạng mất đi ý nghĩa đích thực vốn có. Nhiều nơi du khách đến một lần rồi thất vọng, không bao giờ trở lại. Mong rằng các cơ quan có trách nhiệm lưu ý đúng mức trong việc “bảo quản tôn tạo” di tích, để còn lưu lại bài học lịch sử sống động cho con cháu mai sau.


Trần Công Nhung

06 - 2008


(1) Xem Đình Lệ Mật trang 62 QHQOK tập 10

(2) Người ta chỉ chú trọng diễn văn khánh thành, chụp hình quay phim thế là xong, không ai có trách nhiệm coi ngó phần nội dung: Cách thức thờ phượng, các bản văn (sự tích, giới thiệu di tích...) viết sao cũng xong. (Tôi đã ghi nhận xét này trong nhiều bài: Cây Dã Hương (Bắc Giang), Cọc gỗ Bạch Đằng (Hải Phòng), Cột cờ Lũng Cú (Hà Giang)... So với các nước lân bang (Cambodia, Thailand), ta còn kém xa.

source

viendongdaily

Friday 23 July 2010

Trung Quốc bực tức trước sự đả kích về vấn đề quần đảo Trường Sa


VOA Tiếng Việt Cập nhật Thứ Sáu, 23 tháng 7 2010

Trung Quốc bực tức trước sự đả kích về vấn đề quần đảo Trường Sa

Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì rõ ràng là đã rất bực tức trước sự đả kích tại cuộc họp
Hình: AP

Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì rõ ràng là đã rất bực tức trước sự đả kích tại cuộc họp


Các nhà ngoại giao cho hay Trung Quốc đã bị lúng túng trong ngày hôm nay khi nhiều đại biểu tại Diễn đàn Khu vực ASEAN nêu lên vụ tranh chấp lãnh thổ liên quan tới Spratly, là quần đảo mà Việt Nam gọi là Trường Sa và Trung Quốc gọi là Nam Sa.

Một đại biểu tại hội nghị nói với hãng thông tấn Reuters rằng Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì rõ ràng là đã rất bực tức trước sự đả kích tại cuộc họp kín.

Các nhà ngoại giao cho biết 12 trong số 27 các nước tham dự hội nghị đề nghị áp dụng một đường lối đa phương để giải quyết các vấn đề trên biển như vấn đề Trường Sa – nơi mà Trung Quốc, Đài Loan và 4 nước trong khối Asean tuyên bố có chủ quyền từng phần hoặc toàn bộ.

Trung Quốc đã gia tăng sự hiện diện trong vùng biển này trong thời gian gần đây và nhất mực đòi giải quyết vụ tranh chấp với riêng từng nước một.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nằm trong số những người nêu lên vấn đề này tại cuộc họp ở Hà Nội.

source

VOA Vietnamese

Sunday 11 July 2010

hiệu trưởng trường THPT Việt Lâm Sầm Đức Xương


Cập nhật: 06:34 GMT - chủ nhật, 11 tháng 7, 2010

Tình tiết mới vụ 'mua dâm nữ sinh'

Bị cáo Sầm Đức Xương tại tòa

Ông Sầm Đức Xương hiện vẫn đang bị tạm giam

Trong khi vụ án "mua dâm nữ sinh" ở Hà Giang đang được điều tra lại, báo Việt Nam cho hay một nạn nhân "biến mất" không tìm ra tung tích.

Tờ Nông thôn Ngày nay dẫn lời ông ngoại và cũng là người giám hộ của cô Nguyễn Thị T.T. (sinh năm 1995, học sinh trường THCS Việt Lâm, Vị Xuyên, Hà Giang) nói T.T. mất tích từ cuối tháng Sáu.

Ông nói: "Trong một buổi ôn thi, cháu T. gửi xe đạp và sách vở lại nhà bạn và đi đến nay chưa về."

"Từ trước đến nay, cháu chưa bao giờ bỏ đi thế này. Có người cho rằng có thể cháu bị đe dọa nên sợ quá bỏ đi mất."

T. là một trong bảy học sinh trường THCS Việt Lâm bị cho là nạn nhân do hai cựu nữ sinh, đồng thời là hai bị cáo Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy, môi giới để quan hệ tình dục với cựu hiệu trưởng trường THPT Việt Lâm Sầm Đức Xương.

Tòa sơ thẩm hồi tháng 11/09 đã xử ông Xương 10 năm 6 tháng tù giam, sau khi ông thừa nhận hành vi phạm tội.

Tuy nhiên trong phiên phúc thẩm bắt đầu hôm 27/01/2010 ông Sầm Đức Xương đã phủ nhận cáo buộc. Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Giang quyết định hủy án sơ thẩm vụ cáo buộc một hiệu trưởng mua dâm nữ sinh và yêu cầu điều tra lại.

Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy, người bị án 5 năm tù trong phiên tòa sơ thẩm vì tội Môi giới mại dâm, trong một phỏng vấn gần đây nói với BBC ông tin chắc sẽ có một phiên tòa xét xử lại vụ án xôn xao dư luận này cho "đúng người đúng tội".

Tuy nhiên, nếu như có các diễn biến mới làm phức tạp tình hình như việc nạn nhân mất tích, thì chắc chắn quá trình tố tụng sẽ bị trì hoãn.

Tạm giam

Ông Sầm Đức Xương, 52 tuổi, bị bắt từ tháng 9/2009 sau khi có đơn tố cáo từ gia đình một số nữ sinh tại THPT Việt Lâm về hành vi mua dâm nữ sinh của ông. Ông cũng bị đình chỉ công tác.

Bà Nguyễn Thị Toán, vợ ông Xương, nói với BBC rằng gia đình không được tiếp xúc với ông kể từ sau phiên tòa phúc thẩm đầu tháng 2/2010.

Bà Toán nói bà vẫn không tin ông Sầm Đức Xương có tội mà đây là việc mà bà gọi là "người ăn ốc người đổ vỏ".

Bất ngờ xảy ra tại phiên xử phúc thẩm hôm 01/02, khi một danh sách với tên tuổi của nhiều nhân vật có thế lực tại Hà Giang được phe bào chữa tung ra với cáo buộc mua dâm nữ sinh. Ông Sầm Đức Xương cũng gây bất ngờ lớn tại tòa khi tuyên bố ông bị bất lực tình dục.

Bà Toán cho hay: "Hôm trước có người mang cho gia đình nạn nhân 15 triệu đồng nhưng nói là của chúng tôi gửi. Điều đó hoàn toàn không đúng sự thật."

Chi tiết này cho thấy có người đang muốn can thiệp vào quá trình điều tra xét xử của vụ án.

Trong khi đó, danh sách các quan chức của tỉnh Hà Giang với cáo buộc mua dâm nữ sinh qua "môi giới và chỉ đạo" của ông Sầm Đức Xương vẫn đang được điều tra làm rõ.

Trong danh sách đó có tên ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, Phó Bí thư tỉnh ủy, người vừa bị Ủy ban Kiểm tra TW Đảng đề nghị cách chức vì "thiếu gương mẫu trong sinh hoạt".

Tuy nhiên hiện từ lãnh đạo tỉnh Hà Giang đang có một luồng ý kiến phản đối đề nghị của Ủy ban Kiểm tra TW, bảo vệ ông Tô với lập luận cho rằng chưa đủ bằng chứng để nói rằng ông "sinh hoạt buông thả".

source

BBC Vietnamese