Monday 14 September 2009

Ký sự hải chiến Trường Sa





Ký sự hải chiến Trường Sa


Lời giới thiệu:Trong tinh thần vinh danh các chiến sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong các trận hải chiến Hoàng Sa, trận chiến biên giới phía Bắc và trận hải chiến Trường Sa, chống lại quân xâm lược Trung Quốc, bảo vệ bờ cõi, chúng tôi xin gửi đến quý vị những bài đặc biệt về các trận chiến này.

Để tưởng niệm các chiến sĩ hải quân nhân dân đã hy sinh trong trận hải chiến Trường Sa 21 năm trước, chúng tôi xin gửi đến quý vị bài viết nhan đề “Một trang sử anh hùng” của tác giả Phạm trung Trực. Bài viết này được tác giả viết vào mùa thu năm ngoái, đánh dấu 20 năm trận hải chiến Trường Sa.

Phạm Trung Trực là bút danh của một sĩ quan hải quân Quân Đội Nhân Dân đã tham dự trận hải chiến Trường Sa vào tháng 3 năm 1988.




20 năm trận hải chiến Trường Sa: Một Trang Sử Anh HùngNgay từ cuối năm 1986, tình hình vùng biển Đông, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam có những diễn biến phức tạp do các hoạt động do thám, khiêu khích của lực lượng Hải quân Trung Quốc.








  • Đặc biệt, từ ngày 24 đến 30-12–1986, máy bay và tàu chiến của Trung Quốc tăng cường hoạt động từ đảo Song Tử Tây đến khu vực đảo Thuyền Chài. Đến đầu năm 1987 Trung Quốc vừa đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao bịp bợm, vừa tăng cường đưa tàu chiến vào gần các đảo của Quần đảo Trường Sa, trong đó có những đảo bộ đội ta đang chiếm giữ. Chúng trắng trợn đặt bia kỷ niệm ở đảo Ma-i-xi-Ti, cho tàu qua lại các đảo An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa, Trường Sa đông, Song Tử Tây… có lúc chỉ cách quân ta có một vài hải lý.Trắng trợn hơn chúng còn đưa lực lượng chiếm giữ hai đảo Kỳ Vân và Kiệu Ngựa ở phía nam Quần đảo Trường Sa.
Trước tình hình đó, ngày 24-10-1987 Tư lệnh Hải quân ra mệnh lệnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng bảo vệ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đồng thời chỉ đạo cho các lữ đoàn 125, lữ đoàn 172, trung đoàn công binh 83 chuẩn bị lực lượng phương tiện sẵn sàng cơ động đến xây dựng công sự trên các đảo.

Theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến trên biển Đông và khu vực quần đảo Trường Sa, ngày mồng 9 tháng Giêng năm 1988, Bộ Tư lệnh Hải quân đề ra chủ trương: Tranh thủ thời gian, khẩn trương triển khai lực hượng, đóng giữ trên các đảo. Kiên quyết không để bọn bành trướng Bắc Kinh thực hiện ý đồ đưa lực lượng đóng xen kẽ với ta.

Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quân, ngày 23 tháng Giêng nắm 1988, tàu HQ-611 và tàu HQ – 712 do đồng chí Công Phán, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 làm biên đội trưởng, đồng chí Nguyễn Thế Dân, Phó tham mưu trưởng vùng 4 Hải quân làm biên đội phó, đưa 1 đại đội công binh đến đóng giữ đảo Chữ Thập. Sáng ngày 30 tháng Giêng, khi cách đảo 5 hải lý thì ta phát hiện 4 tàu của Trung Quốc ra ngăn cản, không cho tàu ta tiếp cận đảo, tàu ta đành phải quay về Trường Sa đông, không thực hiện được việc đóng giữ đảo Chữ Thập như kế hoạch đề ra.

Ngày 4 tháng 2 năm 1988, thường vụ đảng ủy Quân chủng Hải quân họp nhận định “bọn Trung Quốc đã cho quân chiếm đóng đảo Chữ Thập. Trước mắt ta chưa thực hiện đóng xem kẽ được vì chúng ngăn chặn ta từ xa.Sắp tới chúng sẽ mở rộng phạm vi chiếm đóng sang các đảo Châu Viên, Đá Đông, Đá Nam, Tốc Tan và đóng xen kẽ những bãi đá ta đang đóng giữ. Do đó ta phải nhanh chóng đưa lực lượng ra đóng giữ các đảo: Đá Lát, Đá Lớn, Châu Viên. Thực hiện nghị quyết của Thường vụ đảng ủy quân chủng, tư lệnh Hải quân điện cho biên đội tàu 611 và 712 đang neo đậu ở đảo Trường Sa đông, đưa bộ đội khẩn trương đến đóng giữ đảo Đá Lớn trước 3 giờ sáng. ngày 5 tháng 2 năm 1988.

Tình hình đang diễn ra hết sức cấp bách. Cấp trên vẫn chưa có chỉ đạo cụ thể.

Trước tình hình ấy Quân chủng Hải quân quyết định thành lập Sở chỉ huy tiền phương tại Cam Ranh do đồng chí Giáp văn Cương làm Tư lệnh kiêm tư lệnh vùng 4. Các cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật đều tổ chức các bộ phận tiền phương của mình để kịp thời giải quyết mọi tình huống cấp bách.

Chấp hành mệnh lệnh của Tư lệnh quân chủng, tàu HQ- 611 và tàu HQ-712 đưa lực lượng công binh và bộ đội của Lữ đoàn 146 đến đảo Đá lát. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Công Phán, bộ đội chia lực lượng thành 3 tổ vừa xây dựng vừa canh gác vừa sẵn sàng chiến đấu. Đến ngày 20-2-1988 lực lượng công binh được sự hỗ trợ của lực hượng đóng giữ đảo đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng công sự và nhà ở và bàn giao cho đơn vị.

Cùng thời gian đó ở hướng Đá Lớn, ngày 13-2-1988 thực hiện mệnh lệnh của Quân chủng, Lữ đoàn 125, đơn vị hai lần được tuyên dương anh hùng, cho tàu HQ-505 kéo tàu LCU-556 cùng bộ phận công binh đến đóng giữ đảo Đá Lớn. Trong khi tàu ta đang tiến về phía đảo thì phát hiện tàu khu trục và hai tàu hộ vệ tên lửa của hải quân Trung Quốc cũng tiến về phía đảo Đá Lớn. Khi tàu ta cách Đá Lớn khoảng 4 hải lý thì tàu Trung Quốc thả tủy lôi ngăn cản.

Trước tình hình đó ban chỉ huy tàu HQ-505 nhận định: Bọn Trung Quốc chưa biết ý đồ của ta đưa lực lượng ra đóng giữ đảo, vì vậy ta cứ cho tàu chạy theo hướng đã định. Do sự mưu trí và bình tĩnh, cán bộ chiến sỹ tàu HQ-505 đã khôn khéo đưa tàu LCU- 556 tiếp cận được phía bắc đảo Đá Lớn.

Ngày 20-2-1988, sau khi khảo sát thăm dò luồng, tàu 556 đã an toàn tiếp cận phía nam đảo Đá Lớn khẩn trương triển khai thế trận phòng thủ.

Cuối tháng 2-1988 Hải quân Trung Quốc tăng thêm 4 tàu hộ vệ tên lửa, hộ vệ pháo xuống hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa.

Tình hình trở nên hết sức căng thẳng. Bộ Tư Lệnh hải quân liên tục báo cáo lên trên xin ý kiến chỉ đạo. Một trong những nội dung đề nghị cấp trên giải đáp ngay: Trung Quốc là bạn hay thù. Chúng đánh ta, ta có đánh trả không?

Cấp trên vẫn im lặng hoặc trả lời không rõ ràng.


cán bộ chiến sỹ Quân chủng Hải quân vẫn kiên quyết tỏ rõ quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc.

Lúc này nhiệm vụ đóng giữ đảo của cán bộ chiến sỹ các Lữ đoàn 146, 125 và Trung đoàn công binh 83 ngày càng trở nên quyết liệt. Trung tuần tháng 2-1988, Lữ đoàn 125 anh hùng đưa Pông – Tông O7 ra giữ đảo Tốc Tan.

Tại đảo Đá Đông, một đảo chìm có diện tích khá rộng, giữ vị trí quan trọng trong quần đảo, Tư lệnh Quân chủng lệnh cho tàu HQ- 661 đưa lực lượng ra cắm cờ, canh gác, đồng thời lệnh cho tàu HQ-605 đưa bộ đội ra chốt giữ đảo. Trong bối cảnh hải quân Trung Quốc có thể khiêu khích, ngăn chặn, song các tàu của ta đã bình tĩnh vượt qua sóng gió đưa bộ đội và vật liệu đến đảo an toàn. Ta khẩn trương triển khai lực lượng bảo vệ đảo trong hoàn cảnh cập rập, bị động do không được trên chỉ đạo kịp thời.

Các tàu HQ-605, HQ-604 được lệnh ở lại làm nhiệm vụ bảo vệ Đá Đông ở vòng ngoài.

Như vậy đến đầu tháng 3-1988 lực lượng hải quân mới triển khai xong thế trận phòng thủ trên các đảo Đá Lát, Đá Đông, Tốc Tan, Tiên Nữ và Đá Lớn, đưa tổng số đảo đóng giữ của ta lên số 16, gồm 9 đảo nổi, 7 đảo chìm.

Trong những tháng đầu năm 1988, Trung Quốc cho quân chiếm đóng một số đảo và bãi đá thuộc khu vực quần đảo Trường Sa: Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Xu Bi, Huy Gơ, …Ta xây dựng thế trận phòng thủ ở các đảo Tiên Nữ, Đá Lất, Đá Lớn, Đá Đông, Tốc Tan, bước đầu ngăn chặn được âm mưu mở rộng phạm vi chiếm đóng của kẻ thù ra các đảo lân cận. Song bọn chúng vẫn có thể chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và Đông Kinh Tuyến 115 độ.

Căn cứ vào tình hình xung quanh khu vực Trường Sa, Bộ tư lệnh Hải quân ta xác định: “Gạc Ma giữ vị trí quan trọng, nếu để bọn Trung Quốc chiếm được sẽ khống chế đường qua lại của ta trong việc tiếp tế và bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa“. Vì vậy không chờ ý kiến của trên Bộ tư lệnh Quân chủng hạ quyết tâm triển khai đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn phức tạp, bởi trong cùng một lúc ta phải triển khai đóng giữ cả 3 đảo trong điều kiện phương tiện, trang bị hạn chế, lực lượng lại có hạn. Không còn cách nào khác Bộ tư lệnh Quân chủng lại quyết định giao cho Lữ đoàn 125 phát huy truyền thống đơn vị anh hùng huy động lực lượng thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Trong khi đó, hải quân Trung Quốc sau khi chiếm giữ trái phép các đảo Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ và Xu Bi cũng đang có ý đồ chiếm giữ ba đảo Gạc Ma, CôLin, Len Đao nhằm gây thanh thế ở khu vực Trường Sa và cả vùng biển Đông. Đầu tháng 3-1988 chúng huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên lên tới từ 9 đến 12 tàu chiến gồm: Khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, hai tàu hộ vệ pháo, hai tàu đổ bộ. Tàu hỗ trợ gồm ba chiếc LSM, ngoài ra còn có tàu đo đạc, tàu kéo và một Pông-Tông lớn.

Trước tình hình đó, Tư lệnh Hải quân lệnh cho vùng 4, Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146,các Hải đội 131, 132, 134, của Lữ đoàn 172 chuyển trạng thái sãn sàng chiến đấu cao. Ngày 12-3-1988 tàu HQ-605 (thuộc Lữ đoàn 123) do đồng chí Lê lệnh Sơn làm thuyền trưởng được lệnh từ đảo Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao trước 5 giờ sáng ngày 14-3-1988. Sau 29 giờ hành quân bí mật vượt qua sóng to gió lớn, tàu HQ-605 đến Len Đao lúc 5 giờ ngày 14-3-1988 và cắm cờ Tổ quốc trên đảo, khẳng định chủ quyền của Tổ quốc Vệt Nam.













Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ (đứng giữa hàng đầu) và thuỷ thủ tàu HQ-505, hình chụp tháng 5/1988 - Ảnh của Nguyễn Viết Thái

Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin, 9 giờ sáng ngày 13-3-1988, tàu HQ-604 do đồng chí Vũ phi Trừ làm Thuyền trưởng và tàu HQ-505 do đồng chí Vũ huy Lễ làm thuyền trưởng được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về đảo Gạc Ma, CôLin. Phối hợp với hai tàu HQ-604 và HQ-505, có hai phân đội công binh (70 người) thuộc trung đoàn 83, 4 tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146 do đồng chí Trần đức Thông, phó Lữ đoàn trưởng chỉ huy. Sau khi hai tàu của ta thả neo được 30 phút thì tàu hộ vệ của Trung Quốc từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma có lúc cách tàu quân ta chỉ khoảng 500 mét. 17 giờ ngày 13-3-1988, tàu Trung Quốc áp sát tàu HQ-604 của ta và dùng loa gọi sang khiêu khích. Bị địch uy hiếp, chiến sỹ hai tàu HQ-604, HQ-505 động viên nhau giữ vững quyết tâm không để mắc mưu khiêu khích của địch, kiên trì tuần giữ quanh đảo. Trong lúc đó tàu chiến đấu của địch cùng một tàu hộ vệ, hai tàu vận tải thay nhau cơ động chạy quanh đảo Gạc Ma, nhằm uy hiếp tinh thần quân ta.













Tàu TQ xâm lược đổ bộ lên đảo Gạc ma. (Nguồn: my.opera.com/hotrungnghia)

Trước tình hình căng thẳng ngày một tăng do bọn Trung Quốc gây ra, vào hồi 21 giờ ngày 13-3-1988, Bộ tư lệnh Hải quân chỉ thị cho các đồng chí Trần đức Thông, Vũ huy Lễ, Vũ phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đảo Gạc Ma, Cô Lin. Bộ tư lệnh chỉ thị khẩn trương thả xuồng máy, xuồng nhôm, chuyển vật liệu làm nhà trên đảo ngay trong đêm 13-3-1988. Cùng lúc đó, lực lượng của Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ cắm cờ Tổ quốc và triển khai 4 tổ bảo vệ đảo Gạc Ma.

Lúc này bọn Trung Quốc điều thêm hai tàu hộ vệ trang bị pháo 100 mm đến hỗ trợ, đe dọa ta rút khỏi đảo Gạc Ma.

6 giờ ngày 14-3-1988, bọn Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo. Bọn Trung Quốc dựa vào thế quân đông tiến đến giật cờ ta. Lập tức thiếu úy Trần văn Phương, hạ sỹ Nguyễn văn Lanh cùng đồng đội anh dũng xông lên giành lại cờ.

Bọn lính Trung Quốc láo xược, hung hãn đã dùng lưỡi lê đâm và bắn Nguyễn văn Lanh bị thương. Thiếu úy Trần văn Phương xông vào cứu bạn lập tức bị bọn lính Đại hán bắn chết. Trần văn Phương đã anh dũng hy sinh.













Thiếu úy Trần Văn Phương - Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh (Nguồn: my.opera.com/hotrungnghia)

Đây là liệt sỹ đầu tiên của bộ đội hải quân Việt Nam hy sinh trên vùng biển Đông của Tổ Quốc, bảo vệ quần đảo Trường Sa. Trước lúc hy sinh, Trần văn Phương đã hô to: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng hải quân anh hùng. Tổ quốc Việt Nammuôn năm.”


Không uy hiếp được bộ đội ta rút khỏi đảo, bọn Trung Quốc rút ra khỏi đảo và dùng hai tàu bắn pháo 100 mm vào tàu HQ-604, làm tàu ta bị hỏng nặng. Tiếp đó bọn chúng cho quân xông về phía tàu ta. Thuyền trưởng Vũ phi Trừ vừa chỉ huy bộ đội chiến đấu, vừa tổ chức băng bó cứu chữa thương binh, và hỗ trợ các chiến sỹ bảo vệ cờ. Đối phương tiếp tục nã đạn, làm tàu ta bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Đồng chí Vũ phi Trừ, thuyền trưởng ; đồng chí Trần đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 cùng một số cán bộ chiến sỹ đã anh dũng hy sinh cùng tàu 604 ở khu vực đảo Gạc Ma.

Tại đảo Cô Lin, 6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-505 đã cắm hai lá cờ trên đảo. Khi tàu 604 của ta bị chìm, đồng chí Vũ Huy Lễ, thuyền trưởng tàu HQ-505 ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi. Phát hiện tàu 505 của ta đang cơ động lên bãi, hai tàu của đối phương quay sang tiến công tàu 505. Bất chấp hiểm nguy, tàu HQ-505 chạy hết tốc độ, trườn lên được hai phần ba thân tàu thì bốc cháy. 8 giờ 15 phút ngày 14 tháng 3, bộ đội tàu HQ-505 vừa triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ đảo, vừa đưa xuồng đến cứu vớt cán bộ, chiến sĩ tàu HQ-604 bị chìm. Tàu HQ – 505 bị bốc cháy. Cán bộ chiến sĩ của tàu, dưới sự chỉ huy dũng cảm của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, bảo vệ chủ quyền đảo Cô Lin.

Ở hướng đảo Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14 tháng 3, tàu của bọn Trung Quốc bắn mãnh liệt vào tàu HQ-605 của ta. Tàu 605 bốc cháy và chìm lúc 6 giờ ngày 15 tháng 3. Cán bộ, chiến sĩ của tàu dìu nhau bơi về đảo Sinh Tồn an toàn.













Tàu HQ-505 (Nguồn: my.opera.com/hotrungnghia)

Như vậy, trong trận chiến đấu ngày 14 tháng 3 năm 1988, ba tàu của hải quân ta bị bắn cháy và chìm, ba đồng chí hy sinh, 11 đồng chí bị thương, 70 đồng chí bị mất tích. Sau này đối phương trao trả ta 9 đồng chí, còn 61 người mất tích.

Mặc dù so sánh lực lượng chênh lệch, phương tiện, vũ khí hạn chế, cán bộ và chiến sĩ hải quân ta đã chiến đấu dũng cảm nêu cao quyết tâm bảo vệ chủ quyền hải đảo của Tổ quốc.

Với chiến công oanh liệt đó, tàu HQ-505 được Nhà nước tuyên dương đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Các đồng chí Vũ Phi Trừ, Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Nguyễn Văn Lanh, Trần Văn Phương được truy tặng và phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Hàng chục tập thể và cá nhân được tặng thưởng huân chương Quân công, huân chương Chiến công các loại.

***

Năm 2008 này vừa tròn hai mươi năm trận hải chiến Trường Sa lịch sử. Cách đây hai mươi năm, trên vùng biển Trường Sa, hơn 70 cán bộ chiến sĩ quân đội nhân dân Việt nam đã anh dũng hi sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc. Họ đã bị kẻ thù Trung Quốc dã man, tham lam giết hại. Tưởng chừng như sự hi sinh mất mát của họ sẽ bị chìm vào lãng quên nhưng nhân dân cả nước cũng như đồng bào hải ngoại, nhân dịp kỉ niệm này giành cho các chiến sĩ lòng thương cảm vô hạn. Hàng triệu người dân nước Việt thương xót nghĩ đến các anh. Thương xót vì biết các anh hi sinh anh dũng nhưng vẫn không thể yên nghỉ bởi kẻ thù năm ấy vẫn đang còn chiếm giữ một phần đất ruột thịt của tổ quốc, Nhân dân Việt nam ở trong nước cũng như ngoài nước thì sẽ mãi mãi nhớ tới các anh, những anh hùng của trận chiến Trường Sa tháng 3 năm 1988, và cả những người lính Việt nam cộng hòa đã anh dũng hi sinh trong trận chiến Hoàng Sa năm 1974.

Thực ra trận Hoàng Sa năm 1974 còn oanh liệt hơn trận Trường Sa năm 1988. Năm 1974, mặc dù lực lượng ít hơn, lại bị bất ngờ trước âm mưu xâm lược của bọn Tàu (Vì nghĩ rằng, hạm đội 7 Mỹ còn đấy bọn Tàu không dám làm), các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, đã chiến đấu vô cùng dũng cảm, đánh chìm ba tàu của chúng, trong đó có soái hạm chỉ huy, khiến toàn bộ Bộ Tư lệnh trận đánh gồm 2 đô đốc, 4 đại tá, 6 trung tá, 2 thiếu tá bị tử thương.













Một số tử sĩ VNCH trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 để bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam

Phía Hải quân Việt Nam Cộng Hòa có nhiều tấm gương hy sinh dũng cảm, tiêu biểu là trung tá Ngụy văn Thà, Hạm trưởng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo. Khi tàu bị trúng đạn, đang chìm dần giữa biển Đông, Ngụy văn Thà đã lệnh cho Hạm phó, thiếu tá Nguyễn thành Trí, dùng bè cao su đưa số chiến sỹ còn sống sót, bị thương về đất liền, còn mình quyết ở lại với chiến hạm cho đến hơi thở cuối cùng.

Tất cả họ đã ngã xuống vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt nam.

Tổ Quốc đời đời ghi nhớ tấm gương anh hùng của các anh, các chiến sĩ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa cũng như các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Phạm Trung Trực
HQ_TruongSa đang off Trả Lời Với Trích Dẫn
Cũ 13-05-2009, 04:51 PM #2
hc_007
Mới tham gia

hc_007's Avatar

Tham gia ngày: May 2009
Bài gởi: 4
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Trường Sa ngày ấy và bây giờ

Các bạn đã nghe đến rất nhiều về Trường Sa yêu dấu của chúng ta nhưng mình nghĩ các bạn chưa chắc đã biết hết quá trình hình thành gian khổ và anh hùng của quân và dân ta để xây dựng một Đảo Trường Sa như ngày nay.Qua đây mình giới thiệu đôi chút về ngày đầu xây dựng cho tới nay qua vài hình ảnh
Trường Sa Xưa

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x441.

Chia tay người thân đi làm nhiệm vụ ,xây dựng ,bảo vệ bờ cõi quê hương
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 639x453.

Các chiến sĩ vận chuyển bê tông cốt thép đi xây dựng đảo sa
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 639x461.

Những mẻ trộn bê tông đã làm nên đảo và giữ vững đảo khỏi giặc ngoài và biển cả
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x470.

Các chiến sĩ thay nhau vận chuyển vật liệu
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x469.

Chiếc tàu HQ503 là chiếc tàu lớn nhất VN lúc bấy giờ chuyên trở vật liệu ra trường sa

Phút giải lao trên cột mốc của VNXHCN
Trường sa hiện tại
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x492.

Các chiến sĩ chào đón những người bạn từ đất liền
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x492.

Phút thư giãn bằng môn bóng chuyền của các chiến sĩ trên đảo
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x492.

Thế hệ tương lai trên đảo xanh
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x492.

Giây phút tâm tình của bạn trẻ trường sa với nhưng bức thư từ đất liền
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x492.

Bảo vệ bờ cõi biên cương là nhiệm vụhangf đầu của các chiến sĩ

Và cờ tổ quốc VN hiên ngang bay và sẽ bay mãi ......................
Trường sa mãi mãi là trái tim của nhân dân Việt Nam chúng ta.Nó đã ghi sâu bao sương máu của quân và dân ta để giữ lấy chủ quyền của đất nước.

Mời các bạn tham quan quần đảo Trường Sa của chúng ta qua một vài bức ảnh sau để hiểu được cuộc sống và con người hằng đêm trông coi biên cương của tổ quốc.

Tổ quốc ghi công các anh.Chúc các anh yên nghỉ dưới suối vàng

Ảnh này đã được thu nhỏ. Hãy click vào đây để xem ảnh đúng. Kích thước của ảnh là 1024x768 và nặng 383KB.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x768.

Hoàng hôn trường sa

Phút thư giãn của các chiến sĩ đảo trường sa

Những "thiên thần tương lai" của chúng ta tung tăng đến trường

Những lúc "dạo phố" của người dân trên đảo

Và không bao giờ thiếu những tiếng hát của những "bóng hồng" món quà tinh thần vo giá của đất liền gửi đến.

Không những mang trên mình chiếc áo lính mà các anh kiêm luôn cả "ngư dân trên biển"

Màu xanh hiếm có nơi biển khơi

Nào là rau..............

Nào là lợn...Những thứ rất nỗi bình thường nơi đất liền nhưng nó là cái quý báu nhất nơi đảo sa.

Lại một ngày bắt đầu nơi Biên Cương
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 600x399.

Một ngày mới lại đến với đảo trường sa lớn.Bình yên,độc lập và tự dao sẽ mãi mãi thuộc về chúng ta.
Vẻ đẹp bình yên của đảo trường sa lớn
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 572x402.

vẻ đẹp bình yên trên đảo Phan Vinh

vẻ đẹp của đảo Nam Yết

một tháp canh trên đảo Tiên Nữ

"Tháp đôi" giữa biển khơi mang tên Việt Nam

Lá cờ đỏ sao vàng sẽ mãi mãi ngự trị trong trái tim những người con Việt Nam
hc_007 đang off Trả Lời Với Trích Dẫn
Cũ 13-05-2009, 04:57 PM #3
HQ_TruongSa
Mới tham gia

HQ_TruongSa's Avatar

Tham gia ngày: May 2009
Bài gởi: 3
Thanks: 0
Thanked 1 Time in 1 Post
Trường Sa sau trận hải chiến 14/03/1988 (CQ-88)


Chiến sỹ trên đảo Phan Vinh - Quần đảo Trường Sa.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x466.

Đô đốc Giáp Văn Cương thăm bộ đội Công binh xây dựng đảo Tiên Nữ
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x469.

Đảo Tốc Tan 1988.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x246.

Ủy viên Bộ Chính Trị, Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Quốc phòng đọc diễn văn tại Mít tinh kỷ niệm Ngày truyền thống Quân chủng Hải Quân tại Trường Sa ngày 7/5/1988.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x398.

Bà Nguyễn Thị Định, nguyên Tổng tư lệnh các lực lượng Vũ trang giải phóng Miền Nam Việt Nam thăm cán bộ chiến sỹ Trường Sa
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x354.

Đại tướng Lê Đức Anh và đoàn công tác chụp ảnh chung với cán bộ chiến sỹ đảo Phan Vinh.( Nguyễn Viết Thái đứng ngoài cùng bên trái ).
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 623x480.

Đoàn Phóng viên và Văn nghệ sỹ đến với Trường Sa tháng 5 năm 1988.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 639x480.

Sửa sang công sự, sẵn sàng chiến đấu.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 634x480.

Chiến sỹ lái xe PTS trên dảo Trường Sa lớn.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 632x480.

Đảo Tốc Tan 1988

Phương tiện, khí tài luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x479.

Đô đốc Giáp Văn Cương kiểm tra sẵn sàng chiến đấu trên đảo Thuyền Chài.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 593x480.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x463.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x478.

Buổi chào cờ đầu tuần trên Đảo Thuyền Chài.

Bên cột cờ đảo Trường Sa
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x472.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 597x474.


Giây phút thư giãn vẫn sẵn sàng, cảnh giác.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x463.

Cột chủ quyền trên đảo Trường Sa
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x469.

Đảo Đá Lát tháng 5/1988.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x473.

Công việc hàng ngày của lính đảo.

Đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh Quân chủng Hải quân đọc diễn văn trong lễ mít tinh tại Trường Sa
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x453.

Đến thăm những người đã nằm xuống vì chủ quyền của Tổ quốc, không phải lúc nào cũng có được những bó hoa tươi. Nhưng xin các anh hãy nhận ở chúng tôi lòng cảm phục và biết ơn về sự hy sinh của các anh cho cuộc sống bình yên của nhân dân.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x305.

Chiến sỹ trẻ đảo Đá Lát tháng 5/1988

Văn công ra đảo Trường Sa
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 635x480.

Đảo Trường Sa tháng 5 năm 1988.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 620x480.

Luyện tập sẵn sàng chiến đấu.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 627x480.

Chuyển quà của Đất liền đến đảo Phan Vinh.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x372.

Chiều trên đảo Núi Le.

Luyện tập chiến đấu trên đảo Thuyền Chài
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x460.

Đại tướng Lê Đức Anh và Đô đốc Giáp Văn Cương thăm đảo Phan Vinh.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x453.

Đảo Thuyền Chài tháng 5 năm 1988.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x474.

Đường vào đảo Đá Đông.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 635x480.

13 giờ ngày 15/5/1988, tại tọa độ 112 độ 52 phút kinh đông- 8 dộ 46 phút vĩ bắc, 2 tàu chiến Trung quốc ( Trong đó có một tàu số hiệu 677 ) xâm phạm chủ quyền Việt Nam, ngăn cản các tàu của Việt Nam đang hoạt động bình thường.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x453.

Đại tướng Lê Đức Anh và các sỹ quan trên đảo Phan Vinh.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 639x480.

Xây dựng đảo Thuyền Chài.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 572x480.

Đại úy nguyễn Văn Hiền, thuyền trưởng Tàu HQ 961 đã điều khiển tàu đưa đoàn công tác hoàn thành an toàn chuyến đi Trường Sa tháng 5/1988.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 634x480.

Nhạc sỹ Xuân An và ca sỹ Thanh Thanh phuỵc vụ chiến sỹ trên đảo Phan Vinh
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x472.

Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và các chiến sỹ Tàu HQ 505 dã kiên cường bám trụ, chiến đấu trên đảo Cô Lin tháng 5/1988.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x480.

Ca sỹ Thanh Thanh trên đảo Trường Sa
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 629x480.

Đơn vị bảo đảm thông tin trên đảo Trường Sa.

HQ_TruongSa đang off

source
http://www.tuoitrehoaian.com/diendan/showthread.php?t=2335
Trả Lời Với Trích Dẫn

No comments:

Post a Comment