Saturday 25 February 2012

Tàu chiến Trung Quốc tấn công tàu đánh cá Việt Nam


Thứ Hai, 02 tháng 4 2012

Việt Nam tiếp tục đòi Trung Quốc thả 21 ngư dân

Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở Quảng Ngãi
Hình: REUTERS
Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở Quảng Ngãi

Việt Nam một lần nữa yêu cầu Trung Quốc phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện 21 ngư dân Việt bị Bắc Kinh bắt giam trong khi họ đang hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa hồi đầu tháng 3.

Tin Bloomberg ngày 2/4 cho biết trong buổi hội kiến với Phó Thủ tướng Trung Quốc, Lý Khắc Cường, tại Hải Nam (Trung Quốc) hôm 31/3 nhân dịp dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Bác Ngao 2012, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải của Việt Nam cũng đề nghị Bắc Kinh chấm dứt các hành động làm phức tạp thêm tình hình tranh chấp ở Biển Đông.

Phó Thủ tướng Trung Quốc không hồi đáp trực tiếp về yêu cầu của người đồng nhiệm phía Việt Nam, chỉ lặp lại rằng Bắc Kinh giữ cam kết giải quyết hợp lý vấn đề Biển Đông với Hà Nội.

Bản tin Zeenews.india.com phát hành ở Ấn Độ ngày 2/4 trích thuật phát biểu của ông Lý Khắc Cường đề nghị hai nước Việt-Trumg nên xúc tiến các lợi ích chung và lâu dài, đồng thời có các biện pháp hữu hiệu xử lý thỏa đáng vấn đề Biển Đông.

Phó Thủ tướng Trung Quốc nói Bắc Kinh sẵn sàng cùng với Hà Nội tăng cường các cuộc trao đổi cấp cao, phát huy hợp tác, và thắt chặt các mối liên hệ.

Tháng rồi, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc thả nhóm ngư dân Việt và ngưng xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói việc bắt giữ 21 ngư dân này là hợp pháp và kêu gọi Việt Nam chấm dứt các hoạt động mà Bắc Kinh gọi là 'đánh bắt cá trộm' trong lãnh hải Trung Quốc.

Bắc Kinh cũng ra lời cảnh cáo sau khi Philippines loan báo dự định tập trận và tuần tiễu chung với Việt Nam trong khu vực quần đảo Trường Sa.

Mặt khác, Trung Quốc đề nghị Campuchia không thúc đẩy các cuộc đàm phán về Biển Đông. Đổi lại, Bắc Kinh hứa sẽ tăng đôi trao đổi mậu dịch với Phnom Penh lên 5 tỷ đô la cùng các khoản viện trợ mới.

Trong cuộc gặp tại Phnom Penh ngày 31/3, Chủ tịch Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào, nói với Thủ tướng Hun Sen rằng Bắc Kinh muốn tiến tới việc chung quyết một bộ quy tắc ứng xử Biển Đông, nhưng không muốn tiến trình này diễn ra quá nhanh, để các tranh chấp không đe dọa đến sự ổn định của khu vực.

Reuters trích dẫn nguồn tin từ cố vấn của Thủ tướng Campuchia, ông Sri Thamrong, cho biết Thủ tướng Hun Sen nói với Chủ tịch Trung Quốc rằng dù các nước khác trong khối ASEAN muốn nêu vấn đề Biển Đông ra trước cuộc họp thượng đỉnh của ASEAN trong 2 ngày ở Phnom Penh bắt đầu từ 3/4, nhưng Phnom Penh chia sẻ quan điểm với Bắc Kinh rằng không nên quốc tế hóa tranh chấp ở Biển Đông.

Campuchia năm nay giữ chức Chủ tịch luân phiên của 10 nước trong khối ASEAN. Tháng rồi, Campuchia từng tuyên bố giữ vai trò trung lập trong vấn đề Biển Đông và sẽ không đặt vấn đề này vào nghị trình làm việc của thượng đỉnh ASEAN.

source
VOA Vietnamese
VIỆT NAM - TRUNG QUỐC -
Bài đăng : Thứ bảy 25 Tháng Hai 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 25 Tháng Hai 2012

Tàu chiến Trung Quốc tấn công tàu đánh cá Việt Nam

Một tàu cá Việt Nam ở cảng Tiên Sa, Đà Nẵng 15/07/2011 - Reuters
Một tàu cá Việt Nam ở cảng Tiên Sa, Đà Nẵng 15/07/2011 - Reuters

Thụy My

Hôm qua 24/02/2012 một tàu đánh cá Việt Nam đã trở về được cảng Sa Kỳ, Quảng Ngãi, sau khi bị tàu chiến Trung Quốc tấn công và tước đoạt toàn bộ tài sản, ngư cụ trước đó hai ngày, khi đang đánh cá tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Tàu cá QNg-90281TS của thuyền trưởng Đặng Tằm ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, ngày 22/2 đã bị tàu chiến Trung Quốc đuổi theo, bắn vào tàu và sau đó bắt giữ.


Các ngư dân Việt Nam bị lính Trung Quốc đánh đập, tước đoạt toàn bộ hải sản đã đánh bắt được cùng với các thiết bị, ngư lưới cụ trên tàu rồi mới thả về. Ông Nguyễn Thanh Nam, người phụ trách thông tin liên lạc với ngư dân ở Bình Châu cho RFI biết :

Lúc 15 giờ chiều ngày 22 dương lịch, tàu của ông Đặng Tằm đánh bắt trong phạm vi của đảo Hoàng Sa thì tàu hải quân của Trung Quốc - đó là tàu chiến, tàu quân sự ở trong đảo Phú Lâm - nó ra, và bắt đầu nó dí. Tàu ông Đặng Tằm bỏ chạy, thì nó bắn bể ca-bin, hiện còn một, hai viên đạn còn găm dính trong ca-bin. Rồi nó kéo về ngay đảo Phú Lâm, cái đảo đó có cảng. Vô đó nó bịt mắt, rồi bắt đầu tịch thu tài sản - hải sản đánh được, trang thiết bị trên tàu, các loại máy thông tin liên lạc đều bị thu hết, chỉ còn cái ghe không thôi. Những cái nắp đậy hầm cá nó cũng xách nó lia hết. Rồi nước thì nó xối vô cho tiêu đá lạnh, cá thì nó xách nó lia xuống nước hết. Số nào nó lấy thì lấy, còn số nào lia xuống nước thì nó lia. Rồi nó bịt mắt, đánh đập anh em trên tàu, xong rồi nó đuổi về chứ không bắt.

Riêng ông Đặng Tằm này là năm 2011đã bị bắt như thế này rồi, năm nay lại bị bắt nữa. Thì lúc 15 giờ chiều ngày 22, sự cố xảy ra thì ông đưa tin về cho tôi là gần 16 giờ, tôi nhận được tin. Trên tàu đi có 9 lao động. Sau khi nắm được thông tin rồi, tôi có báo cáo cho ủy ban xã, rồi báo cáo cho huyện, các ban phòng chống lụt bão, văn phòng Bộ Tư lệnh, trinh sát Bộ chỉ huy biên phòng, các lực lượng liên quan nắm rõ.

Mãi đến bốn giờ sáng ngày 24, tức sáng hôm qua, thì ông ấy cập về tới cảng. Anh em đã mang máy tới phỏng vấn và quay phim, chụp ảnh…mãi đến chín, mười giờ ngày 24 mới xong công việc.

Dạ lúc đó là tàu đang ở vùng biển của Việt Nam phải không ?

Đúng rồi, biển đó là biển của Việt Nam. Lâu nay là bà con ngư dân Việt Nam mình, đặc biệt là dân Quảng Ngãi, vùng biển Hoàng Sa là cứ ra ngư trường đó đánh bắt. Bởi vì lâu nay vẫn nghe Hoàng Sa là của Việt Nam, cho nên bà con cứ đi ra đó đánh bắt thôi. Chứ giờ mà đánh bắt ở những ngư trường phía bờ của Việt Nam thì không có cá, cho nên phải vươn ra miết ngoài đảo đó để đánh. Những chuyến biển nào mà không bị bắt thì về cũng kiếm được gạo nuôi vợ nuôi con, còn những chuyến biển bị trục trặc, bắt bớ hoặc là gió bão, áp thấp nhiệt đới thì coi như phải chịu lỗ.

Khu vực đó cá nhiều. Vùng biển đánh bắt đó rộng, dễ làm. Từ con cá chuồn, cá mú, cá ngừ đại dương đều ở vùng biển đó hết, cho nên bà con ra đánh bắt dễ.

Bị lấy hết cá đánh bắt được, rồi ngư cụ vân vân, thì thiệt hại chắc là nhiều ?

Cái sản lượng mất cả bảy, tám chục triệu. Còn nó thu máy thông tin liên lạc, máy tầm ngư, máy định vị - máy dò cá, máy để xác định hướng đi, đường đi, rồi máy quét, đủ thứ máy bị nó lấy, to của lắm chứ. Nhiều tiền lắm ! Một cái máy bữa nay mua là bốn mươi triệu rồi. Bây giờ về làm sao sống đây, không biết vay tiền nhà nước để sống được không nữa. Cũng khó !

Xin cảm ơn ông Nguyễn Thanh Nam ở Quảng Ngãi.
source
RFI Vietnamese

No comments:

Post a Comment