Cập nhật lúc: 1/21/2010 3:27:50 PM | ||
Như mọi vụ án chính trị trước đây, (...), nhưng khi đưa ra xét xử, (...) chỉ xử trong thời gian rất ngắn với các án phạt mà các nhà quan sát quốc tế cho rằng đã có sắp đặt trước. Trong 4 bị cáo, ra vẻ hai nhà trí thức là Luật sư Lê Công Định và Cao học sĩ Nguyễn Tiến Trung đã vì lý do gì đó mà chấp nhận tội và nói những lời hối lỗi trước tòa. Và có lẽ nhờ thế mà họ hưởng án nhẹ (5 năm và 7 năm tù). Các bị cáo khác như Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long không nhận tội, nói họ chẳng làm điều gì sai, lại còn cho rằng bị ép cung trong thời gian bị giam giữ. Vì vậy ông Thức đã bị án 16 năm tù và 5 năm bị quản chế tại gia, một cái án gây ngạc nhiên cho mọi người. Vì không “thành thật nhận tội “ để được khoan hồng lại còn (...), ông Thức đã bị các ông tòa trừng phạt nặng hơn bởi (...) trước đó chỉ đề nghị mức án 12 năm. Một số nhà báo và viên chức ngoại giao được phép “dự” phiên tòa trong một phòng kế cận phòng xử qua máy truyền hình. Nhưng như tin từ (...) cho hay, khi đến đoạn các bị cáo phát biểu, âm thanh bị nhiễu nên chẳng nghe rõ. Nhà báo Vũ Mai của VnExpress ở trong nước đưa tin vụ xử ngày 20.1.2010 tại Sài Gòn như sau: Ông Lê Công Định nhận 5 năm tù Đánh giá cao thái độ thành khẩn, ăn năn của ông Lê Công Định cùng việc có nhân thân tốt, phạm tội do bị lôi kéo... HĐXX đã tuyên phạt cựu luật sư mức án thấp hơn rất nhiều so với khung hình phạt. Theo đó, tòa đã tuyên phạt ông Trần Huỳnh Duy Thức (44 tuổi) mức án 16 năm tù, ông Nguyễn Tiến Trung (27 tuổi) nhận 7 năm, ông Lê Công Định (42 tuổi) và Lê Thăng Long (43 tuổi) cùng mức án 5 năm tù về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Ngoài ra, tòa cũng buộc các bị cáo phải chịu sự quản thúc tại địa phương từ 3 đến 5 năm sau khi mãn hạn tù. Theo HĐXX, hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm an ninh quốc gia. Hoạt động của những người này có tổ chức chặt chẽ, phân công nhiệm vụ cụ thể, móc nối câu kết với các tổ chức, thế lực thù địch chống phá nhà nước. Để thực hiện, các bị cáo đã sử dụng công nghệ thông tin, ứng dụng Internet, liên lạc, trao đổi bằng mật khẩu và làm ra các tài liệu có nội dung chống phá nhà nước, xuyên tạc, kích động gây nghi ngờ, mất lòng tin của nhân dân với Đảng và nhà nước. Cũng theo HĐXX, ông Trần Huỳnh Duy Thức là người chủ mưu thành lập, cầm đầu tổ chức "Nhóm nghiên cứu Chấn". Người này cũng tích cực tham gia vào tổ chức chống phá nhà nước có tên gọi "Đảng Dân chủ Việt Nam" và chịu trách nhiệm thành lập tổ chức "Đảng Xã hội Việt Nam" để tập hợp lực lượng. Đối với ông Nguyễn Tiến Trung, tòa cho rằng ông này chủ mưu thành lập, cầm đầu tổ chức "Tập hợp thanh niên dân chủ" chống phá nhà nước Việt Nam, đồng thời tham gia đắc lực trong "Đảng Dân chủ Việt Nam". Cùng với ông Trung, ông Lê Công Định cũng tham gia tích cực vào tổ chức trên và chịu trách nhiệm thành lập "Đảng lao động Việt Nam" để tập trung lực lượng. Ngoài ra, vị cựu luật sư này còn tham gia khóa huấn luyện về phương pháp "Bất bạo động" chống Việt Nam tổ chức tại Thái Lan. Nhận định về ông Lê Thăng Long, HĐXX cho rằng ông này hoạt động trong "Nhóm nghiên cứu Chấn". Thời gian sau, dù đã tách ra khỏi tổ chức này nhưng ông Long lại thành lập "Phong trào Chấn hưng nước Việt"... và viết bài chống phá nhà nước Việt Nam. Trước đó, trong lời nói sau cùng, với chất giọng khúc triết vốn có, ông Định khẳng định luật pháp và hiến pháp Việt Nam qui định và bảo vệ quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội Việt Nam. "Vì vậy, những lời kêu gọi đa nguyên, đa Đảng mặc nhiên là muốn thay đổi thể chế chính trị Việt Nam. Những tổ chức nào chủ trương đa nguyên đa Đảng là đương nhiên vi phạm vào Điều 79 BLHS Việt Nam".
HĐXX nhận định rằng, dù có thái độ khai báo khác nhau nhưng nhìn chung các bị cáo đã thành khẩn, đặc biệt là ông Lê Công Định và ông Nguyễn Tiến Trung. Những người này phạm tội là do bị lôi kéo bởi các thế lực thù địch, có nhân thân tốt, gia đình có công với cách mạng, được thưởng nhiều huân huy chương. Từ đó, tòa xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo so với khung truy tố. Trong khi đó đài BBC Luân Đôn có những nhận định như sau về vụ án này: Phát biểu ngay sau khi phiên tòa kết thúc, giới ngoại giao phương Tây bày tỏ quan ngại về án phạt đối với các nhà dân chủ. Đại sứ Đan Mạch Peter Lysholt Hansen, một trong những người ngồi theo dõi phiên xử tại TP Hồ Chí Minh, nói với các nhà báo: "Đang có quan ngại lớn về cả quá trình (xét xử)". "Chúng tôi sẽ mạnh mẽ yêu cầu chính phủ Việt Nam ân xá cho cả bốn người." Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP HCM, ông Kenneth Fairfax, thì nói Mỹ "quan ngại sâu sắc" về các vụ bắt giữ và kết tội những người chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Ông Fairfax cũng từng nói Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho họ ngay lập tức và vô điều kiện. Các bị can bị buộc tội đã cấu kết với "các thế lực phản động" trong và ngoài nước nhằm lật đổ chế độ. Hoạt động c̉ủa họ đã được ghi lại trên các trang web, bài viết và tài liệu mà cơ quan điều tra ghi được. Những người này cũng bị buộc tội liên quan tới Đảng Dân chủ Việt Nam, vốn không được phép hoạt động trong nước. Ông Lê Công Định còn bị cáo buộc đã tham gia khóa huấn luyện lật đổ bất bạo động do tổ chức Việt Tân, mà Việt Nam liệt vào danh sách khủng bố, tổ chức. Các vụ bắt giữ và phiên xử hôm thứ Tư đã gây phản ứng mạnh từ các tổ chức nhân quyền và chính phủ nước ngoài. Liên hiệp châu Âu, chính phủ Hoa Kỳ và một số tổ chức quốc tế đã lên tiếng kêu gọi trả tự do cho các bị cáo. Sự chú ý tập trung khá nhiều vào luật sư Lê Công Định, người được biết tới nhiều cả ở trong và ngoài nước. source TiVi Tuan San |
Thursday, 21 January 2010
(...) phạt bốn nhà đấu tranh dân chủ các án tù từ 5 năm tới 16 năm
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment