Tuesday 29 December 2009

"Lời nguyền tài nguyên" và nguy cơ của một nước làm thuê



25 năm vận hành nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, chúng ta đang đứng trước nguy cơ trở thành một nước đi làm thuê và đất nước cho thuê với cả nghĩa đen và nghĩa bóng - Nguyễn Trung

LTS: Trong phần trước, nhà nghiên cứu Nguyễn Trung bàn về ứng xử đối ngoại cần có của Việt Nam trong thập kỷ mới, trong đó bàn sâu về quan hệ Việt - Trung. Từ đó, ông đi đến kết luận: để VN có vai trong thế giới mà các nước lớn, trong đó có Trung Quốc cần, dân tộc VN cần phải tìm cách thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế.

Ở phần này, Nguyễn Trung phân tích những thách thức của mô hình phát triển hiện tại.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, trong đó có những vấn đề cần được tiếp tục tranh luận và làm sáng tỏ thêm.

Phần trước:

Định vị Việt Nam trong thế giới của thập kỉ mới

Việt Nam nên đóng vai nào trong thế giới mới

25 năm chưa thấy rõ hình hài công nghiệp hoá

Trong 25 năm kể từ khi tiến hành Đổi Mới, kinh tế nước ta vận hành theo mô hình tăng trưởng theo chiều rộng: chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh về giá lao động rẻ (trình độ tay nghề thấp, ít hàm lượng kỹ thuật, thậm chí một bộ phận đáng kể là lao động cơ bắp); khai thác tài nguyên thiên nhiên, (3)đẩy mạnh đầu tư từ các nguồn trong nước và nước ngoài cho phát triển một nền kinh tế sử dụng nhiều lao động giá rẻ và tiêu thụ nhiều tài nguyên thiên nhiên, (4)sử dụng lãng phí đất đai và không thân thiện với môi trường.

Nhìn chung trong suốt thời kỳ này nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, song chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp so với công sức bỏ ra và so với những cái giá phải trả. Đại hội X đã phê phán tình trạng yếu kém của mô hình phát triển theo chiều rộng.

Mối lo lớn nhất là sau ¼ thế kỷ tăng trưởng và phát triển kể từ khi đổi mới, nước ta cho đến nay vẫn chỉ là người cung cấp lao động rẻ, nông phẩm thô, nguyên liệu thô hoặc sơ chế thấp, sản phẩm gia công, sản phẩm chế tạo với hàm lượng công nghệ thấp, đất đai và thị trường nội địa trở thành nơi thu hút FDI chủ yếu cho công nghiệp có hàm lượng công nghệ thấp và gây nhiều gánh nặng cho môi trường tự nhiên và xã hội...

Trong thập kỷ tới, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước nhất thiết đòi hỏi phải có tầm nhìn thấu đáo cục diện thế giới - với lý tưởng lợi ích dân tộc và lợi ích quốc gia là duy nhất và trên hết, để có đủ trí tuệ và bản lĩnh tạo ra cho đất nước bên trong là sự đồng thuận không gì phá vỡ được, bên ngoài là một bối cảnh hòa bình tối ưu cho phép.

Với chiến lược phát triển dựa vào 4 yếu tố như vậy, thế mạnh lớn nhất và nguồn lực nội tại lớn nhất của đất nước là con người Việt Nam không được phát huy. Trên thực tế nước ta đang đứng trước nguy cơ trở thành một nước đi làm thuêđất nước cho thuê với cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Với GDP tính theo đầu người hiện nay đạt khoảng 1000 USD - tăng khoảng 10 lần so với khi bước vào đổi mới, nước ta mới ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp. Hiện tại nền kinh tế nước ta phát triển ở mức thấp trên các phương diện: trình độ lao động, hàm lượng công nghệ, năng lực kinh doanh, năng lực quản lý đất nước, hiệu quả kinh tế, sự phát triển của con người, của văn hóa, xã hội và của toàn bộ hệ thống chính trị...

Nhìn chung sau 25 năm vẫn chưa thấy hình hài của một nền kinh tế công nghiệp hóa, càng chưa thể hình dung một quốc gia công nghiệp Việt Nam trong vòng một hai thập kỷ tới sẽ ra sao. Điều này có nghĩa vào năm 2020, thời điểm hoàn thành mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa, nước ta sẽ vẫn còn đứng cách rất xa các chỉ tiêu của một nước được coi là hoàn thành giai đoạn công nghiệp hóa.

Một quốc gia hoàn thành thời kỳ công nghiệp hóa còn phải được nhìn nhận theo các tiêu chí của một xã hội công nghiệp. Trên phương diện này, phải nói nước ta còn khá lạc hậu so với một nước công nghiệp hóa và so với thế giới chung quanh về nhiều mặt: dân trí, tính công khai minh bạch, xã hội dân sự, năng lực, tính trách nhiệm và tính tin cậy được (accountability) của bộ máy nhà nước, đặt Hiến pháp và pháp luật lên trên hết, khả năng đề kháng hay khắc phục những tha hóa mới về nhiều mặt nhiễm phải trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập, đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng lạc hậu và đi sai hướng của hệ thống giáo dục với những hệ quả lâu dài và khó lường cho tương lai...

Nói một cách hình ảnh: Đến năm 2010, sau ¼ thế kỷ đổi mới, nước ta có lẽ mới chỉ đi được khoảng 1/3 hay một nửa đầu của toàn bộ chặng đường công nghiệp hóa mà thôi.

Từ nay đến năm 2020 có cách nào "đi" hay "bay" nốt 2/3 hay một nửa chặng đường còn lại không? Dứt khoát không! Thậm chí "đi" hay "bay" tiếp tục như hiện nay, sẽ rất khó có một nước Việt Nam công nghiệp hóa trong vòng ba bốn thập kỷ tới, hoặc không bao giờ!

Không để bị ru ngủ mãi

Sau 25 năm công nghiệp hóa, nước ta có một nền kinh tế còn nhiều đặc tính manh mún, bóc ngắn cắn dài, tranh thủ được cái gì thì làm cái nấy, và nhìn chung là ngày càng có những mất cân đối lớn, ngày càng đi sâu vào một cơ cấu kinh tế lạc hậu và ô nhiễm môi trường nặng nề! Hơn nữa tính mất cân đối, tính lạc hậu này và tình trạng ô nhiễm môi trường đã tới ranh giới chịu đựng cuối cùng.

Xin đơn cử một vài ví dụ:

o Xuất khẩu than, dầu, gạo và nhiều sản phẩm khác đã tới đỉnh của khả năng cho phép, không thể vượt qua được, thậm chí tiếp tục duy trì những cái "đỉnh" này có thể dẫn tới thảm họa.

o Ô nhiễm môi trường và sử dụng đất đai lãng phí đã tới mức nguy hiểm, trong khi dân số tiếp tục tăng, ruộng đất ngày càng khan hiếm.

o Cơ cấu kinh tế lạc hậu và nhiều chính sách kinh tế - xã hội hiện nay chẳng những có thể lọai bỏ cơ may mà "cơ cấu dân số vàng" của chúng ta (tỷ lệ người trong tuổi lao động chiếm quá nửa hoặc gần gấp đôi số người sống phụ thuộc) có thể đem lại cho đất nước. Thậm chí "cơ cấu dân số vàng" này có thể biến thành mối đe dọa lớn vì nạn thất nghiệp và sự xuống cấp của xã hội đang trở nên nghiêm trọng.

o Hiện nay vì những yếu kém về nhiều mặt trong thu hút FDI, nước ta hàng năm phải tìm cách xuất khẩu một lượng lao động lớn, đang trở thành địa điểm cho nước ngoài thuê để làm ra các sản phẩm tiêu hao nhiều tài nguyên, năng lượng và gây ô nhiễm moi trường. Nói gắn gọn, nước ta về nhiều mặt thực chất đang là nước đi làm thuê và là đất nước cho thuê.

o Nhập siêu và thâm hụt ngân sách cứ tiếp tục như hiện này sẽ hứa hẹn những đổ vỡ lớn trong tầm tay.

o Càng nhiều đô thị hiện đại mọc lên do đầu tư nước ngoài, nhưng sự phát triển những mặt khác nếu không phát triển đồng bộ (nhất là luật pháp, năng lực hành chính, các chính sách kinh tế, các ngành dịch vụ, nguồn nhân lực, các ngành cung ứng...) thì sẽ hoặc là thất bại lớn, hoặc biến thành các dự án treo, thành đầu cơ đất đai và tạo ra nhiều nguy cơ khác nữa.

Xin đừng để những lời khen vàng ngọc của nước ngoài về "tính năng động", về "triển vọng tốt đẹp" của kinh tế Việt Nam, về "khả năng hấp dẫn" của thị trường Việt Nam, "Việt Nam là nền kinh tế đang lên", về vân vân... ru ngủ chúng ta.

Cứ cho những lời khen ấy là thực bụng, thì cũng đừng quên họ nhìn Việt Nam về nhiều mặt đang là thị trường tốt nhất để đưa tới những thứ họ đang muốn loại bỏ ở nước họ hoặc những thứ các nơi đang thừa ế và muốn tống khứ. Các dự án đóng tàu, dự án thép và xi-măng khổng lồ là những ví dụ tiêu biểu, chưa nói đến hàng trăm sân golf...

Càng phát triển, càng ách tắc

Tóm lại, tình hình phát triển kinh tế 25 năm qua cho thấy mô hình phát triển kinh tế theo chiều rộng đã đi trọn vòng đời của nó. Điều này thể hiện tập trung nhất ở chỉ số lạm phát và chỉ số ICOR của nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây liên tục tăng cao và thuộc loại cao nhất ở châu Á, đồng thời lạm phát vượt xa mức tăng trưởng.

Nói nôm na đấy là hiện tượng: Tiền của công sức bỏ ra ngày càng nhiều, hiệu quả kinh tế thu được có tỷ lệ ngày càng thấp. Kéo dài tình trạng này sẽ kiệt sức.

Tăng trưởng GDP

Tỷ lệ lạm phát

Chỉ số ICOR

2006

8,17%

7,7%

5,0

2007

8,48

12,6

5,2

2008

6,23

19,89 (22,97)*

6,9

2009**

5,2

9,4


Nguồn: Tổng cục Thống kê *IMF & EIU **Dự báo

Càng phát triển, nền kinh tế càng tích tụ nhiều ách tắc hay mất cân đối mới. Những hiện tượng ách tắc này được đặt dưới cái tên gọi chung là những thắt cổ chai. Đó là những mất cân đối ngày càng gay gắt:

  • giữa khả năng đáp ứng của kết cấu hạ tầng và đòi hỏi phát triển của nền kinh tế; giữa sự phát triển yếu kém nguồn nhân lực và đòi hỏi của phát triển kinh tế - xã hội;
  • giữa khả năng quản trị quốc gia và đòi hỏi phát triển của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập, tình trạng quan liêu và nạn tham nhũng, khả năng yếu kém trong thực thi pháp luật...;
  • đặc biệt là tình trạng nhập siêu và tình trạng thâm hụt ngân sách nghiêm trọng: Nhập siêu từ năm 2000 ngày càng lớn và được coi là ở mức báo động. Kể từ năm 1995 đến 2005, nhập siêu của Việt Nam luôn ở mức dưới 5 tỷ USD và ước khoảng 10% GDP; song đã tăng vọt lên trên 12 tỷ USD vào năm 2007 (gấp 2,4 lần so với năm 2006) và đến hết tháng 9/2008, tổng mức nhập siêu đã lên tới con số 15,8 tỷ USD (ước khoảng trên 20% GDP/năm)... Nếu phân tích các quốc gia ta nhập siêu, sẽ thấy bức tranh trầm trọng hơn (chủ yếu từ Trung Quốc và các nước châu Á - là các quốc gia có công nghệ thấp). Thâm hụt ngân sách từ năm 2000 trung bình là 5-6% GDP/năm, riêng năm 2009 dự kiến là 8% GDP/năm.
  • giữa một bên là năng lực và chất lượng trong việc hoạch định chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển.., và một bên là đòi hỏi phát triển mọi mặt đất nước.

Hệ quả lớn nhất của tình trạng càng phát triển càng tích tụ ngày càng nhiều ách tắc và mất cân đối lớn là hầu như cản trở mọi chiến lược hay chủ trương phát triển có tính dài hạn.

Mới dừng ở công nghiệp hóa "gặp gì làm nấy"

Nội dung công nghiệp hóa trên thực tế đã tiến hành 25 năm qua chủ yếu được xác định qua các chỉ số tăng trưởng đặt ra cho các kế hoạch 5 năm theo các khu vực kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), thiếu hẳn việc xác định nội dung cụ thể công nghiệp hóa về một số ngành và sản phẩm kinh tế mà quá trình công nghiệp hóa phải từng bước giành được cho các thị trường ngách hoặc thị trường mới. Nói một cách khác đấy là cách hoạch định công cuộc công nghiệp hóa về mặt số lượng.

Việt Nam thiếu hẳn chiến lược, kế hoạch và các quy hoạch cụ thể phát triển kết cấu hạ tầng đi song song hoặc đi trước một bước mở đường cho sự tiến triển của công nghiệp hóa với nội dung khai thác thị trường ngách và chiếm thị trường mới.

Chúng ta cũng thiếu hẳn chiến lược phát triển nguồn nhân lực mà sự nghiệp công nghiệp hóa/ hiện đại hóa đất nước đòi hỏi, thậm chí có thể nói hệ thống giáo dục và chính sách phát triển nguồn nhân lực hiện nay là hoàn toàn bất cập, trực tiếp gia tăng sự tụt hậu của đất nước và để lại nhiều hệ quả lâu dài.

Ta chỉ đề ra yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các chỉ số số lượng cần đạt được cho tỷ trọng các khu vực kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), song trong thực tế thiếu rất nhiều chính sách vĩ mô hỗ trợ quá trình chuyển đổi này, những chính sách vĩ mô hiện có không đáp ứng được đòi hỏi này. Các Đại hội đều phê phán là cơ cấu kinh tế chuyển đổi rất chậm, nhưng đến nay chưa có kế sách gì đảo ngược tình hình này.

Đặc biệt nghiêm trọng là các Đại hội Đảng đều thừa nhận cải cách chính trị không đi kịp với đòi hỏi của phát triển kinh tế và xã hội, do đó chẳng những không thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa, không phát huy được cái mạnh và những thuận lợi của đất nước. Thậm chí, nó làm cho quá trình này chậm lại. Trong quá trình thực hiện, các kế hoạch 5 năm thường bị thiên lệch, biến tướng khá xa.

Nói ngắn gọn, cho đến nay mới chỉ có chủ trương hay mong muốn công nghiệp hóa với cái đích phải đạt được vào năm 2020; nghĩa là thiếu hẳn một chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa đồng bộ, xuyên xuốt và có hiệu quả cho mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hóa.

Tất cả những điều vừa trình bày toát lên một sự thật: Nước ta sau 25 năm trên thực tế vẫn chưa có một chiến lược công nghiệp hóa đúng với cái tên gọi của nó. Quá trình công nghiệp hóa cho đến nay diễn ra hầu như dưới dạng một chuỗi các kế hoạch 5 năm cộng lại, và rất khó nói rằng những kế hoạch 5 năm này được thiết kế theo một quan điểm chiến lược công nghiệp hóa xuyên xuốt.

Thực tế đã diễn ra chủ yếu là: tranh thủ làm được gì làm nấy, gặp gì làm nấy, không ít tình trạng chồng chéo, trùng lặp, giẫm đạp lên nhau - tỉnh anh có xi măng lò đứng, tỉnh tôi cũng có; tỉnh anh có nhà máy mía đường, tỉnh tôi không kém tỉnh anh; tỉnh anh có khu công nghiệp, tỉnh tôi cũng không thua...

Quá trình công nghiệp hóa 25 năm qua chủ yếu do sự lôi kéo, sức đẩy và sự dẫn dắt tự thân của cuộc sống và tác động của đầu tư và dòng vốn từ bên ngoài, nhiều hơn là do sự thúc đẩy theo một hướng chiến lược được xác lập của hệ thống chính trị và do sự giác ngộ với tầm nhìn sắc bén của những người lãnh đạo.

Cần nói ngay, phát triển như thế đang tạo ra nguy cơ lệ thuộc (chứ không phải phụ thuộc lẫn nhau, cũng không phải "win-win") ngày càng nguy hiểm

Đổi mới thể chế chưa theo kịp đổi mới kinh tế

Hơn nữa, nội dung công nghiệp hóa 25 năm qua chưa đặt ra vấn đề phát huy lợi thế và nguồn lực lớn nhất của nước ta là con người Việt Nam.

Các Đại hội Đảng nhấn mạnh coi con người là trung tâm, song lại hiểu vấn đề này chủ yếu theo những khía cạnh phát triển giáo dục, văn hóa, xã hội. Trên thực tế triển khai, chưa thể nói con người đã trở thành trung tâm của mọi chính sách phát triển kinh tế xã hội. Càng chưa thể nói con người là đối tượng trung tâm được phục vụ của mọi nỗ lực của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước.

Xin nhấn mạnh: quan điểm coi con người là trung tâm như vậy và quan điểm phát huy thế mạnh và nguồn lực lớn nhất của đất nước là con người cho sự nghiệp công nghiệp hóa là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Có lẽ sự thiếu vắng một chiến lược công nghiệp hóa dựa trên phát huy thế mạnh và nguồn lực lớn nhất này của đất nước là một trong các tác nhân chính khiến cho quá trình và nội dung công nghiệp hóa 25 năm qua nặng về chạy theo số lượng, chứ không phải là chất lượng.

Sự thiếu vắng quan điểm chiến lược cực kỳ hệ trọng này đã xô đẩy quá trình công nghiệp hóa chủ yếu chạy theo số lượng rất khó cưỡng lại; qua đó công nghiệp hóa rơi vào tình trạng bước trước không chuẩn bị được bao nhiêu cho bước tiếp theo, càng phát triển cơ cấu kinh tế càng khó chuyển dịch. Tình trạng này đồng thời cũng tăng thêm sự hụt hẫng và trì trệ trong đổi mới thể chế chính trị - xã hội theo yêu cầu phát huy thế mạnh và nguồn lực lớn nhất của đất nước là con người.

"Lời nguyền tài nguyên"

Càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa 25 năm qua có khuynh hướng càng đi sâu vào kinh tế thượng nguồn: khai thác khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác, phát triển sản phẩm thô, giá trị gia tăng rất thấp, duy trì công nghệ lạc hậu, cái giá phải trả cho hủy hoại môi trường tự nhiên và môi trường xã hội rất cao...

Đặc biệt là trong các "nền kinh tế GDP tỉnh", hầu như tất cả các tỉnh có khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên thì đều coi đấy là thế mạnh của mình và ra sức khai thác bừa bãi; có nơi Thủ tướng đã phải ra lệnh đình chỉ.

Phát triển kinh tế thượng nguồn là điều khó tránh khỏi ban đầu đối với một nước nghèo và lạc hậu. Song sai lầm là ở chỗ muốn lấy phát triển kinh tế thượng nguồn làm cú hích và nguồn tích tụ vốn cho công nghiệp hóa, thậm chí coi kinh tế thượng nguồn là một nội dung quan trọng của công nghiệp hóa, tại nhiều vùng trong nước đã và đang xảy ra phát triển kinh tế thượng nguồn với bất kỳ giá nào.

Cũng phải nói rõ thêm, nhiều tỉnh bí quá không biết làm gì thì bóc rừng và bóc khoáng sản để lãnh đạo tỉnh "thi đua" trong việc tạo thành tích thay đổi tỷ trọng cơ cấu trong "nền kinh tế GDP tỉnh" của mình, nhân dân tại chỗ chịu thêm nhiều thiệt hại và nhà nước hầu như không được lợi gì song trên mặt nhiều báo cáo lại được coi đây là thành tích!

Hạch toán chung của phát triển kinh tế thượng nguồn theo kiểu như vậy trong 25 năm qua là lợi bất cập hại, cái giá phải trả cho phát triển quá đắt so với mức tiến bộ đạt được, tiếp tục ghìm giữ đất nước trong vòng lạc hậu cả về kinh tế, chính trị, xã hội. Chính điều này góp phần giải thích tại sao 25 năm ban đầu của nước ta đi chậm hơn 25 năm đầu của các NICs như Hàn Quốc và Đài Loan, thậm chí đang thúc đẩy đất nước rẽ vào ngả đường trở thành một Philippines mới!

Trên thế giới người ta gọi hiện tượng này là căn bệnh Hà Lan hay là "lời nguyền của tài nguyên", giải thích căn nguyên hàng chục năm qua lấy xuất khẩu tài nguyên làm nguồn thu nhập quan trọng song hiện nay vẫn ở trong vòng lạc hậu - đấy chính là căn bệnh kinh tế Hà Lan đã mắc phải năm 1977, khi quá chú trọng xuất khẩu khí thiên nhiên và qua đó làm trì trệ và suy sụp nhiều ngành kinh tế khác, Hà Lan buộc phải thay đổi chiến lược phát triển của mình để tìm lối thoát.

Hãy thử xem xét một số vấn đề:

Các xí nghiệp xi-măng, luyện thép đã có, đang xây dựng, hoặc đã được cấp phép xây dựng sẽ dẫn tới tình hình nước ta vào năm 2020 thừa khoảng một chục triệu tấn xi măng/năm và khoảng 20 triệu tấn thép/năm trong tình trạng đất nước ngày càng thiếu năng lượng gay gắt. Phải chăng mục tiêu công nghiệp hóa của nước ta như vậy là để trở thành cường quốc xi-măng và thép trong thế kỷ 21 này?

Nếu điều này xảy ra, chắc chắn là một thảm họa cho đất nước - trước hết vì cảnh quan môi trường tự nhiên của đất nước sẽ bị "mặt trăng hóa" nhiều vùng, kinh tế nước ta sẽ đổ vỡ, vì bị xi-măng và thép không có khả năng cạnh tranh của chúng ta đè bẹp..

Vào năm 2015 trở đi, nước ta sẽ thiếu năng lượng trầm trọng và phải nhập khẩu, trong khi đó xuất khẩu than và dầu của nước ta xuốt 25 năm qua hầu như bỏ qua tương lai của đất nước! Phát triển thủy điện đã vượt qua cái ngưỡng cho phép.

Trong khi đó nhà nước lại thiếu hẳn việc nghiêm khắc rà xoát, đánh giá lại chính sách năng lượng quốc gia hiện nay, thiếu hẳn những nỗ lực xử lý nghiêm khắc và khắc phục tình trạng lãng phí và thất thoát năng lượng quá lớn đang diễn ra hàng chục năm nay.

Nếu đánh giá nghiêm túc chi phí/lợi ích (cost/benefit), bao gồm cả những việc như chi phí cho khắc phục những tác động ngoại vi của việc khai thác than, hoàn trả môi trưởng tự nhiên nơi khai thác, sự thất thoát hàng chục triệu tấn than lậu/năm, sự tàn phá môi trường tự nhiên trong vùng, đánh giá cái được và cái mất so với đòi hỏi của chiến lược năng lượng quốc gia, vân... vân... khó có thể coi việc khai thác mỗi năm khối lượng càng lớn than ở Quảng Ninh là môt thành tựu kinh tế.

Đúng hơn nên coi đó là một thất bại kinh tế lớn và một sai lầm về chiến lược năng lượng - không phải do chủ trương khai thác than, mà do năng lực quản lý và hiệu quả kinh tế yếu kém; đặc biệt quan trọng là do thiếu hẳn một chiến lược năng lượng quốc gia được xác định với những luận chứng vững chắc làm cơ sở cho việc khai thác. Thậm chí còn có thể coi việc khai thác than Quảng Ninh trong khi đất nước ngày càng khan hiếm năng lượng là một trong các ví dụ rõ nét nhất của tình trạng "bóc ngắn cắn dài", các thế hệ tương lai phải trả giá! Trong cả nước còn có nhiều công trình khai thác titan, khai thác đồng, khai thác các khoáng sản khác để xuất khẩu nguyên liệu với hệ quả xấu tương tự

Rừng phòng hộ và rừng tự nhiên ngày càng bị trọc hóa và chỉ còn lại rất ít; đặc biệt là rừng đầu nguồn đã rất ít mà còn đang tiếp tục bị xâm phạm nghiêm trọng. Lũ lụt ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và khó khắc phục hơn. Đất đai bị xói mòn và sa mạc hóa cùng với tình trạng chất lượng thổ nhưỡng ngày càng xuống cấp đang gia tăng với tốc độ rất đáng lo ngại.

Xin hãy đến tận nơi các khu khai thác này, dù là titan ở dọc bờ biển miền Trung, dù là những cánh rừng nham nhở do khai thác quặng sắt ở Lào Cai để xuất khẩu sang Trung Quốc, các vùng khai thác vàng bừa bãi ở Bắc Kạn, Quảng Nam, Bình Thuận... - mà chủ yếu là khai thác lậu, những dòng sông chết, những con sông bị đổi dòng và đôi bờ sụt lở do bán cát, những cánh đồng hoang do các dự án treo... để nhìn tận mắt thực trạng này.

Xin hãy đối chiếu thực tế nêu trên với quan điểm ghi trong nghị quyết Đại hội X: "Căn cứ vào nguồn lực và hiệu quả, Nhà nước tập trung đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư để phát triển những sản phẩm quan trọng của nền kinh tế như lọc hóa dầu, khai thác quặng và luyện thép, phân bón, hóa chất, xi-măng, khai thác bô-xít và sản xuất alumin, bột giấy gắn với trồng rừng và một số sản phẩm cơ khí chế tạo" (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc khóa X, trang 197-198).

Học từ sai lầm của những nước đi trước

Việt Nam là nước đi sau, có rất nhiều cái bất lợi và cái lợi phải xử lý thỏa đáng - điều này có nghĩa phải tìm ra con đường riêng của mình để không phải lặp lại những sai lầm của các nước đi trước, tránh các nguy cơ trở thành "bãi thải công nghiệp" của các nước khác, đồng thời tìm ra cho mình con đường thuận lợi hơn.

Thị trường thường chật cứng đối với nước đi sau - vì vậy phải khai thác lợi thế nước đi sau trong việc chiếm lĩnh các thị trường ngách (các "niches"), mà muốn thế phải có các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và chính sách đối ngoại cho phép liên kết, chiếm lĩnh những khâu nào đó của các chuỗi cung - ứng trên thị trường thế giới để có khả năng khai thác tốt nhất các thị trường ngách. Công nghiệp hóa vì vậy cần có trọng tâm là chú trọng, tranh thủ khai thác các thị trường ngách, đồng thời tìm đường chiếm lĩnh thị trường mới;.

Hiển nhiên 25 năm qua những đòi hỏi này không được đặt ra hoặc không được đặt ra một cách đúng tầm để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa của nước ta.

*****************

source

http://www.tuanvietnam.net/2009-12-29-loi-nguyen-tai-nguyen-va-nguy-co-cua-mot-nuoc-lam-thue


Monday 28 December 2009

'Xô xát vì thánh giá ở Đồng Chiêm'


Một số hình ảnh xảy ra vào ngày Thứ Tư 6.1.2010. Hình VietCatholic News

Ảnh của dcctvn.net

Thánh giá bị tháo gỡ lúc 6h sáng

Giáo dân ở giáo xứ Đồng Chiêm cáo buộc (...) và (...) thành phố H(...)i đã dùng vũ lực đánh người trong khi tháo dỡ cây thánh giá được giáo dân dựng trên Núi Chẽ (còn gọi là Núi Thờ).

Vụ việc xảy ra vào sáng ngày 06/01, khi (...) xã An Phú, huyện Mỹ Đức, tổ chức tháo dỡ công trình mà họ gọi là "xây dựng trái phép".

Giáo xứ Đồng Chiêm đã tổ chức cho giáo dân đứng ra cầu nguyện phản đối, và họ cáo buộc (...) đã dùng vũ lực làm bị thương hàng chục người.

Phản ứng

Công tác tháo dỡ thánh giá trên đỉnh núi tại xứ đạo Đồng Chiêm ở mạn tây nam Hà Nội đã tạo ra phản ứng mạnh mẽ trong dư luận công giáo tại Việt Nam.

Các bản tin trên trang mạng VietCatholic đăng ảnh và video những người dân bị thương và phản ứng của một số linh mục trước những hành động được mô tả là "đàn áp" của lực lượng (...).

Báo (...) thì lại coi hành động xây dựng thánh giá là "trái phép" và nói rằng một số giáo dân đã bị kích động, ra hiện trường "chửi bới và ném gạch đá vào lực lượng (...)".

Tờ báo của (...) viết giáo dân đã "tự động giải tán" sau khi "được các lực lượng chức năng vận động, thuyết phục".

Linh mục Nguyễn Văn Khải từ Linh mục đoàn Hà Nội có mặt tại hiện trường khi tình hình đã tạm ổn vào chiều ngày 6.I.2010 cho biết trên nền đất còn lại "khoảng 10 trái nổ nghiệp vụ, 10 lựu rít khói màu và 2 vỏ bình xịt hơi cay" do (...) sản xuất.

Thánh giá bằng bê tông được giáo xứ Đồng Chiêm, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, mạn tây nam Hà Nội dựng trên đỉnh núi Chẽ hay còn được dân địa phương gọi là núi Thờ từ tháng 3 năm 2009.

Với lý do "thực hiện nghiêm chủ trương chấn chỉnh trật tự kỷ cương xây dựng và kỷ cương phép nước cùng Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo", (...) đã tháo dỡ công trình này vào sáng sớm ngày 6.1.2010, mà theo mô tả của dân địa phương là "đập bê tông, cưa đổ cốt thép, đập gãy thành nhiều mảnh" bỏ lại rải rác quanh đỉnh núi.

Ảnh từ Vietcatholic.net

Thánh giá trên đỉnh núi trước khi bị hạ

Một số nhân chứng nói (...) đã "dùng dùi cui đánh" khi va chạm với giáo dân trên đường đê dẫn vào lối lên đỉnh núi.

Nhiều ảnh chụp cảnh giáo dân, có cả phụ nữ, nằm trong băng cứu thương thấm máu.

Linh mục Nguyễn Văn Khải cho biết một số người bị thương nặng được đem về Hà Nội để chữa trị.

Giáo dân chít khăn tang dự buổi lễ thánh có mặt các linh mục từ Hà Nội xuống hiệp thông, cùng hát Kinh Hòa Bình - bài Thánh Ca thường xuyên được hát lên trong các vụ va chạm giữa giáo hội Công giáo tại Hà Nội và (...) trong vài năm trở lại đây.

Trong các ảnh chụp mới nhất từ hiện trường, hiện người dân địa phương đã dựng lên hai cây thánh giá bằng tre ngay tại chỗ cột thánh giá bằng bê tông bị hạ.

source

BBC Vietnamese

Không ai được phép coi thường kỷ cương
(HNM) - Mặc dù được các cấp chính quyền, các đoàn thể địa phương kiên trì vận động, thuyết phục, nhưng ông Nguyễn Văn Hữu, linh mục chính xứ Đồng Chiêm vẫn ngang nhiên cho xây và không chịu tự tháo dỡ cây thành giá xây dựng trái phép trên đỉnh núi Chẽ. Chính vì thế, 6 giờ ngày 6-1-2010, chính quyền xã An Phú, huyện Mỹ Đức đã tổ chức tháo dỡ công trình xây dựng trái phép này theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật.

Ngày càng lấn sâu vào sai phạm

Trước đó, từ ngày 1 đến 4-3-2009, ông Nguyễn Văn Hữu, linh mục chính xứ Đồng Chiêm và linh mục Nguyễn Văn Liên, phó xứ đã chỉ đạo Ban Hành giáo mua nguyên vật liệu, xây dựng trái phép cây thánh giá bằng bê tông, cốt thép trên đỉnh núi Chẽ. Trước hành vi vi phạm trên, ngày 6-3-2009, UBND huyện Mỹ Đức đã thành lập tổ công tác gồm đại diện các ban, ngành, đoàn thể để chỉ đạo và giúp UBND xã An Phú, thôn Đồng Chiêm làm rõ sai phạm của giáo xứ Đồng Chiêm; đồng thời tuyên truyền, vận động linh mục, giáo dân tự tháo dỡ cây thánh giá xây dựng trái phép trên đỉnh núi Chẽ. Tiếp sau đó, tổ công tác của huyện Mỹ Đức và xã An Phú đã nhiều lần gặp gỡ, làm việc để thông báo về các sai phạm của linh mục Nguyễn Văn Hữu trong việc chỉ đạo Ban Hành giáo xây dựng cây thánh giá trái phép.

Hành vi xây dựng cây thánh giá trên đất công do UBND xã An Phú quản lý đã vi phạm Luật Đất đai, Luật Xây dựng; trái với Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và vi phạm Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng, khu quân sự. Ngày 11-3-2009, UBND xã An Phú đã lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai đối với Ban Hành giáo và một số giáo dân thôn Đồng Chiêm. Đại diện Ban Hành giáo thôn Đồng Chiêm đã thừa nhận: "Việc tự ý xây dựng cây thánh giá của Ban Hành giáo và một số giáo dân thôn Đồng Chiêm là vi phạm pháp luật và vi phạm về Luật Đất đai". Cũng trong biên bản này, UBND xã An Phú đã yêu cầu ông Nguyễn Văn Tỳ, Trưởng ban Hành giáo và các thành viên Ban Hành giáo vận động giáo dân tự tháo dỡ cây thánh giá trên đỉnh núi Chẽ và chấp hành nghiêm mọi quy định của Nhà nước.

Ngày 27-11-2009, UBND huyện Mỹ Đức ra Thông báo số 143 gửi linh mục Nguyễn Văn Hữu, Ban Hành giáo xứ Đồng Chiêm, yêu cầu phải tự tháo dỡ công trình vi phạm trước ngày 4-12-2009, sau đó gia hạn đến ngày 7-12-2009. Tuy nhiên, linh mục Hữu và Ban Hành giáo xứ Đồng Chiêm vẫn không chấp hành. Ngày 31-12-2009, lãnh đạo thôn Đồng Chiêm, Hội Cựu chiến binh… thống nhất làm tờ trình gửi huyện Mỹ Đức, xin di chuyển cây thánh giá dựng trái phép. Ngày 3-1-2010, huyện Mỹ Đức ra thông báo giao cho Đảng ủy, lãnh đạo xã An Phú chỉ đạo Trưởng thôn và nhân dân thôn Đồng Chiêm tự tháo dỡ công trình vi phạm, hoàn thành trong ngày 6-1-2010. Tuy nhiên trong lễ sáng 5-1-2010, linh mục Hữu vẫn rao giảng kích động giáo dân không thực hiện yêu cầu của chính quyền cơ sở.

Không ai được phép đứng ngoài vòng pháp luật

Để giữ nghiêm kỷ cương, pháp luật của Nhà nước, 6 giờ sáng 6-1, chính quyền xã An Phú và thôn Đồng Chiêm đã huy động công nhân tháo dỡ an toàn công trình xây dựng trái phép trên đỉnh núi Chẽ. Quá trình công nhân tháo dỡ cây thánh giá, ông Nguyễn Văn Hữu đã kích động một số giáo dân ra gần hiện trường chửi bới, lăng mạ, ném gạch đá vào lực lượng bảo vệ. Tuy nhiên, sau đó do được các lực lượng chức năng vận động, thuyết phục, những giáo dân này đã tự động giải tán.

Ngang nhiên xây dựng công trình trái phép, phớt lờ mọi sự vận động thuyết phục tự tháo dỡ , phải chăng linh mục Hữu đã cố tình không hiểu một sự thật hiển nhiên, đó là thời gian qua, các cấp chính quyền của TP Hà Nội đã áp dụng nhiều biện pháp cương quyết nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trong các lĩnh vực quản lý quy hoạch, quản lý đô thị, trật tự xây dựng? Và trên thực tế, trật tự xây dựng đã dần đi vào nền nếp, số công trình xây dựng được cấp phép ngày càng tăng. Mọi công trình xây dựng trái phép dù lớn hay nhỏ, của bất kỳ cá nhân hay tập thể nào đều buộc phải tháo dỡ. Không ai được phép đứng ngoài vòng pháp luật, coi thường kỷ cương phép nước. Việc thành phố kiên quyết "cắt ngọn" những tòa nhà sai phép, hay phá dỡ những công trình xây dựng sai phạm ở Mỹ Đình vừa qua đã cho thấy rõ điều đó.

Xây dựng trái phép cây thánh giá trên đỉnh núi Chẽ là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Đại diện Ban Hành giáo thôn Đồng Chiêm đã phải thừa nhận: "Việc tự ý xây dựng cây thánh giá của Ban Hành giáo và một số giáo dân thôn Đồng Chiêm là vi phạm pháp luật và vi phạm Luật Đất đai". Liên tục từ tháng 3-2009 đến tháng 1-2010, UBND huyện Mỹ Đức và xã An Phú cùng với đại diện các ngành, đoàn thể thôn Đồng Chiêm và xã An Phú đã kiên trì, bền bỉ nhiều lần tổ chức gặp gỡ, giải thích, vận động, nhưng linh mục Nguyễn Văn Hữu và một số giáo dân vẫn tỏ thái độ coi thường pháp luật, cố tình không hợp tác với chính quyền.

Việc kiên quyết tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trên đỉnh núi Chẽ của chính quyền xã An Phú và thôn Đồng Chiêm là việc làm cần thiết để thực hiện nghiêm chủ trương chấn chỉnh trật tự kỷ cương xây dựng của thành phố, nhằm giữ nghiêm kỷ cương phép nước, cũng như thực hiện nghiêm Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo.

Những ngày này, các tầng lớp nhân dân Thủ đô, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, đang ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2010, thiết thực hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Thiết nghĩ, sau sự việc này linh mục Nguyễn Văn Hữu và Ban Hành giáo xứ Đồng Chiêm phải suy ngẫm và tự rút ra những bài học nghiêm khắc, nhận rõ những hành vi sai trái của mình không chỉ gây lãng phí, tốn kém, làm mất ổn định an ninh trật tự tại địa phương mà còn vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Hơn lúc nào hết, họ cần có những hành động thiết thực, chứng tỏ mình là "giáo dân tốt cũng là công dân tốt" như lời răn dạy của Đức Thánh cha Bênêđicto XVI. Quyền tự do tín ngưỡng của mọi công dân luôn được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ bằng các quy định của pháp luật. Vì vậy, mỗi người Công giáo, trong đó có linh mục Nguyễn Văn Hữu, phải là một công dân luôn tuân thủ pháp luật, nêu cao tinh thần "Kính Chúa, yêu nước", "sống tốt đời, đẹp đạo", giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc để chung sức xây dựng Thủ đô và đất nước.
Dương Phúc
source
http://hanoimoi.com.vn/print/304396/print.htm

Friday 25 December 2009

Thêm một Châu bản khẳng định chủ quyền Hoàng Sa


- Lần thứ hai trong vòng 6 tháng, nhà nghiên cứu Phan Thuận An hiến tặng tờ Châu bản triều Nguyễn liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Việt Nam.

Mô tả ảnh.

Nhà nghiên cứu Phan Thuận An (áo đen) bàn giao Châu bản khẳng định chủ quyền Hoàng Sa. Ảnh: NB

Chiều nay (25/12), tại nhà số 31 Nguyễn Chí Thanh, TP Huế (phủ của Công chúa Ngọc Sơn - con gái thứ 2 vua Đồng Khánh, cô ruột vua Bảo Đại), UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tiếp nhận tờ Châu bản.

Tờ Châu bản đề ngày 15/12 (năm Bảo Đại thứ 13), gồm 2 bản: một tiếng Việt, một tiếng Pháp, được đánh máy trên một mặt tờ giấy cỡ 21,5 x 31cm. Loại giấy này chuyên dùng ở Ngự tiền Văn phòng dưới thời vua Bảo Đại.

Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, nội dung của hai văn bản có thể diễn đạt như sau: Vào ngày 2/2/1939, Khâm sứ Trung kỳ Graffeuil gửi cho Tổng lý Ngự tiền Văn phòng Phạm Quỳnh một văn thư tâu xin Hoàng đế Bảo Đại truy tặng Huy chương Long tinh của Nam triều cho ông Louis Fontan, người vừa qua đời trong ngày hôm ấy.

Trước đó, ông Louis Fontan giữ chức chánh cai đội hạng nhất của đội lính Khố xanh đóng tại đảo Hoàng Sa.

Thời gian ở Hoàng Sa, ông Louis Fontan bị bệnh sốt rét và chết tại nhà thương lớn ở Huế. Sau khi nhận được văn thư này, Tổng lý Ngự tiền Văn phòng Phạm Quỳnh giao cho quan chức dưới quyền sao y nguyên văn một bản để đính kèm vào tờ phiến đệ trình lên nhà vua.

Ngày 4/2/1939, tờ phiến và bản sao văn thư ấy được Ngự tiền Văn phòng dâng lên vua Bảo Đại. Vua xem xong rồi ngự phê hai chữ “Chuẩn y” và ký tắt hai chữ “BĐ” (Bảo Đại).

Việc đề nghị ban thưởng “Tứ hạng Long tinh” cho viên chức người Pháp Louis Fontan bày tỏ sự coi trọng công lao của những người thuộc chính quyền Bảo hộ có công phòng thủ quần đảo Hoàng Sa của triều Nguyễn.

Cuối tháng 6 vừa qua, nhà nghiên cứu Phan Thuận An đã bàn giao cho Bộ Ngoại giao tờ Châu bản có chữ ký của vua Bảo Đại phê duyệt thưởng huy chương Long tinh hạng 5 cho đơn vị lính khố xanh ở Trung kỳ, vì họ đã có công trong việc dẹp loạn “man di” ở miền núi và có công trong “việc lập đồn phòng thủ ở đảo Hoàng Sa”.

Dưới triều Nguyễn, Châu bản là loại văn bản hành chính do bộ phận văn phòng làm việc bên cạnh nhà vua soạn thảo, dâng lên vua phê chuẩn.

Nguyên Bình
****************
source

Thêm một Châu bản khẳng định chủ quyền Hoàng Sa

Cập nhật lúc 20:10, Thứ Sáu, 25/12/2009 (GMT+7)
http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/200912/Them-mot-Chau-ban-khang-dinh-chu-quyen-Hoang-Sa-886255/

Wednesday 23 December 2009

Bí ẩn trận Hoàng Sa



Cập nhật lúc 6:26:43 PM - 21/12/2009

thieu-ta-Pham-van-Hong-tu_0.jpg


Thiếu tá Phạm Văn Hồng và bức tranh “Gấu Trúc” do nhà cầm quyền Trung cộng tặng cho ông lúc trao trả tù binh - ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông


Thanh Phong/Viễn Đông

WESTMINSTER - Để chuẩn bị cho việc tổ chức Ngày Tưởng Niệm Hoàng Sa, Hội Hải Quân Cửu Long đã tổ chức bữa cơm thân mật với các Đoàn thể và báo giới vào trưa ngày Chủ nhật 13-12-2009 vừa qua tại Paracel Seafood Restaurant. Trong bữa cơm trưa này, được sự giới thiệu trước của Thiếu tá Hồ Đắc Huân, chúng tôi gặp Thiếu tá Phạm Văn Hồng, Sĩ Quan Lãnh Thổ Phòng 3, Quân Đoàn I, người bị Trung cộng bắt làm tù binh trong trâïn hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân VNCH và Hải quân Trung (..) vào ngày 19-1-1974. Sau bữa cơm, Thiếu tá Phạm Văn Hồng đã kể cho Phóng viên Viễn Đông nghe câu chuyện của 35 năm về trước với nhiều tình tiết khá đặc biệt mà ông chưa hề phổ biến trên báo chí. Sau đây là câu chuyện chúng tôi ghi lại theo lời kể của ông (đã có hiệu đính từ phiên bản trước đây).


BiAnHoangSa_02.jpg


Thiếu tá Phạm Văn Hồng (bìa trái) gặp lại anh em trong Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH hôm 13-12-2009 tại Paracel Seafood Restaurant - ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông


Nhận lệnh ra Hoàng Sa với nhiệm vụ thiết lập phi trường

Buổi sáng 15-1-1974 tôi nhận lệnh thượng cấp ra đảo Hoàng Sa để thiết lập một phi trường quân sự, lúc đó tôi là sĩ quan lãnh thổ Phòng 3 thuộc Quân Đoàn I nên việc thượng cấp giao cho là hợp lý. Chiều hôm đó thay vì di chuyển bằng xe quân sự, thì nhân viên Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Đà Nẵng là ông Kosh lại lấy chiếc Falcon chở tôi cùng đi với ông qua bên Tiên Sa. Đến nơi vào khoảng 5, 6 giờ chiều, trời đã gần tối, chúng tôi lên chiếc HQ16 do Hải quân Trung tá Lê Văn Thự là Hạm trưởng; HQ16 đưa chúng tôi ra tới đảo Hoàng Sa vào khoảng 9 giờ sáng hôm sau. Trời hừng sáng, tôi thức dậy và nhìn ra khơi, xa xa có mấy chiếc tàu nhỏ đang di chuyển, dần dần những chiếc tàu đó nhắm hướng HQ16 chạy tới, nó cứ chờn vờn trước mũi tàu mình và nói theo ngôn ngữ lúc bấy giờ gọi là “kỳ đà cản mũi”. Hải quân Trung tá Lê Văn Thự lấy làm lạ và nói với tôi: “Hình như nó muốn khiêu khích mình”. Nó giả dạng tàu đánh cá, cho một vài tên mặc quần đùi, ở trần ra ngồi bên mạn thuyền thả câu, câu cá. Chúng tôi mặc kệ nó và ở đó vài tiếng sau thì đổ bộ lên bờ. Ngoài tôi làm toán trưởng, còn có một Trung úy Liên Đoàn 8 Công Binh Kiến Tạo, một Trung úy Liên Đoàn 10 Công Binh Chiến Đấu, hai Hạ sĩ quan đi theo hai Trung úy và ông Kosh, như vậy toán chúng tôi có tất cả 6 người đặt chân xuống đảo.

Hai Trung úy lo đi thám sát địa hình, đo đạc để có dữ kiện thiết lập phi trường. Ở trên đảo có sẵn một toán Khí Tượng nên cần biết gì về thời tiết, Nhóm Khí Tượng sẵn sàng cung cấp đầy đủ. Ngoài Nhóm Khí Tượng còn có một đơn vị Địa Phương Quân trú đóng.


Biển Đông dậy sóng

Sáng ngày 18-4-1974 từ trên đảo nhìn ra biển thấy tình hình khác hẳn mấy ngày trước. Tàu của Trung Cộng nhỏ nhưng khá nhiều, còn bên Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa thấy có bốn chiếc HQ16, HQ4, HQ10 và HQ05. Hai chiếc HQ05 và HQ16 là Dương Vận Hạm; chiếc HQ04 là Khu Trục Hạm còn HQ10 là Hộ Tống Hạm. HQ04 nhỏ hơn nhưng hỏa lực mạnh hơn. Chiều ngày 18 tôi nhận được lệnh của Hải Quân Trung tá Lê Văn Thự nói sẽ cho dzu dzu (một loại xuồng cao su) đến đón chúng tôi lên HQ05. HQ05 bây giờ được gọi là Soái Hạm (tàu chỉ huy) vì có Hải Quân Đại tá Hà Văn Ngạc đang ở trên đó để tổng chỉ huy. Tôi lên HQ05 và chờ đến khoảng 10 giờ thì loa phóng thanh nói: “Mời Thiếu tá Phạm Văn Hồng lên đài chỉ huy để gặp Hải đội trưởng”. Tôi lên phòng chỉ huy, Đại tá Hà Văn Ngạc vỗ vai tôi và nói: “Toa à, cái thằng Kosh này là bạn moa, nó nhát gan, nó sợ và muốn lên đảo, nó bảo ở trên tàu nguy hiểm quá, vậy toa đi với nó lên đảo trở lại”. Rồi ông ra lệnh lấy dzu dzu đưa chúng tôi vào đảo. Cặp vào đảo thì đã khuya, anh em Địa Phương Quân họ cũng đã ngủ hết .

Suốt một đêm vật vã với sóng gió, tôi cũng mệt nhoài nên sáng hôm sau khi nghe có tiếng heo kêu tôi mới thức dậy thì trời đã sáng rõ. Sở dĩ có tiếng heo kêu là vì mấy anh em Địa Phương Quân khi nhận lệnh ra giữ đảo, biết nhiệm kỳ của mình sẽ ăn Tết trên đảo nên họ mang một con heo ra nuôi để Tết mổ thịt.

Khi vừa rửa mặt xong thì nghe mấy anh em Điạ Phương Quân nhao nhao nói: “Có lẽ không xong rồi Thiếu tá ơi!” Và tôi bắt đầu nghe tiếng súng nổ; lúc đó vào khoảng hơn 10 giờ sáng ngày 19-1-1974. Tôi leo lên sân thượng của Đài Khí Tượng nhìn ra biển thấy hai chiếc tàu Trung Cộng chưa chìm nhưng đang trong tư thế sắp chìm và tôi nghĩ chắc chắn sẽ chìm, còn bên phía Hải Quân mình tôi thấy các lằn đạn của tàu Hải quân Trung cộng cũng đang ghim vào chiến hạm của mình. Hai bên đang thi nhau nã đạn. Tiếng súng lớn, súng nhỏ thi nhau nổ dòn dã. Tôi xuống phòng truyền tin, ở đây chỉ có mỗi chiếc máy C.25 để anh em liên lạc với tàu khi lên xuống thôi. Tôi nghe âm thoại viên của Hải Quân nói: “Thiếu tá Hồng, tôi đã mất liên lạc, nhờ Thiếu tá gọi ngay về Đà Nẵng giúp, nói là tàu tôi đã bị nghiêng 30 độ, mắt thần chúng tôi đã bị hư”. Đó là tất cả những gì tôi nghe được qua máy truyền tin C.25. Tôi nhờ bên Đài Khí Tượng cho sử dụng máy Motorola, anh em bên Khí Tượng cho biết, họ chỉ lên máy mỗi đầu giờ, bây giờ đang là giữa giờ, lên máy không có tín hiệu nhận. Nhưng anh em bên Đài Khi tượng vẫn mở máy. May quá, có Phú Quốc lên máy. Tôi nhờ Phú Quốc gọi về Sài Gòn, yêu cầu Sài Gòn gọi ra Đà Nẵng nói Đà Nẵng “lên máy”. Nói thì nghe ngắn gọn như vậy nhưng lúc đó mất rất nhiều thời gian, không như bây giờ có cell phone, liên lạc với nửa vòng trái đất cũng chỉ trong tíc tắc!

Khi tôi liên lạc được với Đà Nẵng, tôi yêu cầu Đà Nẵng gọi “Uy Dũng” là tên Tổng đài Quân Đoàn I của chúng tôi, tôi cho số máy của Trung tâm hành quân và số máy của Quân Đoàn I, yêu cầu liên lạc ngay với tôi qua tổng đài của Ban Khí Tượng ngoài đảo Hoàng Sa. Lúc đó tiếng súng giữa các chiến hạm của ta và của Trung (...) đã tạm lắng dịu nhưng súng bắt đầu nổ trên đảo. Tôi lên Đài Khí Tượng quan sát thì thấy các chiến hạm của ta ở vòng ngoài, còn tàu Trung (...) thì lại ở vòng trong, có nghĩa là chúng tôi đã bị tàu Trung Cộng bao vây. Những chiếc tàu của Trung (...) theo anh em Hải quân ta cho biết là những chiếc Kronstad, tất cả đều quay mũi tàu của họ vào đảo, còn các chiến hạm của ta thì quay mũi ra phía ngoài biển. Các chiếc Kronstad tiến sát vào bờ và đổ quân, chúng dàn hàng ngang tiến lên đảo. Lúc này trên đảo bên ta chỉ có một Trung đội Địa Phương Quân hơn 20 quân nhân, bốn năm anh em chuyên viên Khí Tượng và thêm toán chúng tôi 6 người nữa mà phải đương đầu với khoảng một tiểu đoàn Trung (...). Cũng cần biết thêm là theo anh em đi thám sát đo đạc để lập phi trường có cho biết, chu vi đảo chỉ chừng 1 cây số 6. Nếu thiết lập phi trường thì chỉ có thể làm phi đạo dài 500 thước, ngang 300 thước mà thôi, và phi đạo như thế chỉ sử dụng cho các loại phi cơ 123 Caribou chứ loại C.130 không thể hạ cánh được. Cho nên với chu vi gần 2 cây số mà chỉ có khoảng 20 người, làm sao kiểm soát hết được, trong khi đó sở trường của Trung (...) luôn luôn là “lấy thịt đè người”. Với quân số ít oi và vũ khí cũng không có gì mạnh mẽ lắm, mỗi người chỉ có vài gắp đạn nên bắn mấy lần là hết đạn. Tuy nhiên anh em vẫn chiến đấu với biển người Trung Cộng.


Mưu mô của Trung Cộng

Để nắm vững tình hình trên đảo về quân số cũng như cách bố phòng của ta, vào khoảng đầu tháng 10 năm 1973, thời điểm tháng 10 thường hay có mưa bão xảy ra ở vùng biển Đà Nẵng, nên Trung (...) cho một chiếc tàu giả dạng tàu đánh cá vào đảo xin tránh bão. Việt Nam Cộng Hòa mình vốn có tính nhân đạo và thật thà, thấy họ xin núp bão thì đồng ý ngay, lại còn tiếp tế cho họ nước uống nữa, chúng làm bộ thân thiện với ta, tặng cho anh em quân nhân những bộ bài có hình khỏa thân, và rủ lính của ta chơi trò “trốn tìm”, mục đích là dò xem mình có hầm hố gì không, nhưng các anh em Điạ Phương Quân của ta đâu có ngờ, đó là mưu mô “thám sát” của lính Tàu. Vì thế khi chúng tấn công lên đảo, chúng đã nắm rõ quân số của ta có bao nhiêu người, vũ khí ra sao, có hầm hố chiến đấu hay không, còn ta, ta không biết gì về địch. Lực lượng hai bên quá chênh lệch như thế nên chúng ta bị thất bại là lẽ đương nhiên.


Tin vào lời hứa, tìm cách ẩn trốn và bị bắt

Khi tôi liên lạc bằng máy Motorola của Đài Khí Tượng trên đảo về Đà Nẵng, tôi được bên Hải Quân cho biết, Thiếu tá Hồng cứ yên trí, sẽ có máy bay ra yểm trợ. Vì tin lời hứa đó, tôi nghĩ trong lòng rằng không bao giờ tôi đầu hàng, giả sử nếu cùng lắm bên Không quân ta phải thả bom trên đầu, tôi cũng chịu vì đó là chuyện bình thường của quân đội; vì tôi và anh em trên đảo sẽ được cứu nên tôi tìm cách ẩn trốn vào một bụi cây rậm rạp trên đảo, do đó khi chúng đã bắt hết các anh em, chúng kiểm soát danh sách và biết rằng còn thiếu một viên Thiếu tá là tôi, cả một Tiểu đoàn lính Trung (...) dàn hàng ngang lùng sục làm sao mà tôi thoát được, và tôi bị chúng bắt sống lúc xế trưa.


BiAnHoangSa_03.jpg


Tất cả nhóm tù binh do Trung Cộng trao trả, đã về tâp trung tại trại dưỡng quân Lê Văn Duyệt, Sài Gòn - ảnh do Thiếu tá Phạm Văn Hồng cung cấp


Cuộc đời tù binh

Sau khi Trung Cộng bắt được tôi, chúng không đánh đập nhưng có dọa nạt và áp đảo tinh thần. Khoảng 2, 3 giờ chiều chúng cho chúng tôi ăn cơm, ăn với thịt heo của anh em Địa Phương Quân nuôi, như tôi đã trình bày ở phần trước, nói là thịt heo nhưng thật sự chỉ có mỡ thôi, còn nạc bọn lính Trung (...) ăn hết rồi. Ăn xong nó nhốt chúng tôi trong căn nhà có lẽ trước đây dùng chứa phân chim hay làm cái gì đó tôi không biết rõ. Đến khuya chúng nó bắt tất cả anh em ra xếp một hàng dọc ngoài sân. Tôi nghĩ trong đầu chắc chúng đem đi xử bắn. Một vài anh em trong bọn tôi có vẻ lo lắng, thấy thế tôi mới trấn an: “Các anh cứ bình tĩnh, dù chúng ta có chết cũng chết cho tổ quốc, đừng sợ, cứ bình tĩnh và giữ khí phách của một người lính VNCH”. Nhưng cuối cùng chúng không bắn ai hết!


Di chuyển qua Trung Quốc

Gần rạng sáng chúng cho chúng tôi lên tàu, tôi nghe ngoài biển có nhiều tiếng lào xào, nhìn ra thì thấy nhiều chiếc dzu dzu đang chèo vô bờ. Nó chuyển chúng tôi cứ 4, 5 người xuống một xuồng cao su (dzu dzu) và đưa ra tàu Kronstad. Nhóm sĩ quan nó đưa riêng lên một tàu, mấy chục anh em Hạ sĩ quan, binh sĩ lên các tàu khác và tàu bắt đầu di chuyển. Khoảng trưa hôm sau, tức là trưa 20-1-1974, chúng tôi tới đảo Hải Nam. Nó cho tôi lên bờ trước, sau đó mới đưa các anh em còn lại lên, rồi nó đưa đám sĩ quan vào phòng ăn riêng gồm tôi và 1 Trung úy Hải Quân, 1 sĩ quan Địa Phương Quân, 2 sĩ quan Công Binh và anh Kosh, cả thảy là 6 người. Sau khi ăn cơm xong, chúng đưa chúng tôi ra phi trường để bay về Quảng Châu. Khi lên máy bay chúng đưa tên Kosh lên ngồi trên cabin, còn anh em chúng tôi ngồi ở khoang dưới. Đến Quảng Châu trời đã tối. Riêng nhóm Hạ sĩ quan, binh sĩ và nhân viên đài Khí tượng chúng nhập chung thành một toán cho xuống tàu lớn chở về sông Châu Giang cũng thuộc thành phố Quảng Châu.

Hôm sau tất cả đám tù binh gồm 49 người, tính luôn cả anh Kosh người Mỹ; trong đó có 23 chiến sĩ Địa Phương Quân, 6 người toán chúng tôi, 5 nhân viên Khí tượng và 14 quân nhân Hải quân, có thêm một sĩ quan nữa là HQ. Trung úy Nguyễn Văn Dũng.

Tôi bị gọi lên lấy khẩu cung nhiều lần, chúng cố tình khai thác tôi về tổ chức quân đội VNCH, nhưng tôi viện lý do “bí mật quân sự”, phòng nào biết phòng đó, tôi chỉ nói một cách tổng quát và cứ lập đi lập lại rằng, bên quân đội chúng tôi bảo mật rất kỹ, tôi chỉ biết danh số có những phòng gì, còn mỗi phòng có những ai, làm việc gì, điều đó tôi không biết. Tôi thấy nó chú tâm vào anh Hải quân Trung úy nhiều hơn tôi, có lẽ muốn điều tra, khai thác kỹ về Hải quân của ta để dự phòng những trận hải chiến sau này có thể xảy ra.

Sau khi bị giam một tuần lễ, chúng lựa ra mỗi toán một người để thả. Người đầu tiên là anh Kosh, chúng cho biết anh này bị một bệnh mà họ gọi nguyên văn là “mãn tính kinh niên” nên cho về sớm, bên Khí Tượng thả một người, bên Địa Phương Quân thả một người, bên Hải quân thả một anh bị thương nhẹ.


Vai trò của ông Kosh trong âm mưu của Mỹ

Lần xuống đảo trước, tôi và anh Kosh này ngồi bên nhau, anh ta kể, anh là Trung úy Lực Lượng Đặc Biệt Mũ Xanh, anh làm cho Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ. Lần này anh đi với tôi trong vai trò giám định để xem thực hiện phi trường tốn phí ra sao và đề nghị Tòa Tổng Sự chi trả.

Trên nguyên tắc thì như vậy, nhưng thực tế đây chỉ là phi trường ảo mà thôi, không có thật, anh ta đi với chúng tôi trong một sứ mạng đặc biệt đã được Hoa Kỳ và Trung (...) bí mật dàn dựng từ trước. Sứ mạng đó là dùng chúng tôi làm con cờ thí, làm vật tế thần cho Trung (...) có cớ xâm lăng Hoàng Sa. Đây là điều bí mật từ trước tới nay chưa có báo chí nào loan tải. Chúng ta hãy xem thái độ và cách hành xử của anh Kosh này cũng như sự đối xử của nhà cầm quyền Trung (...) thì sẽ rõ.

Trên giấy tờ, anh này đi công tác với chúng tôi chỉ có vài ngày, nhưng khi anh mở cái sắc của anh ra, trong đó có đến hai cây thuốc lá. Nếu tính thời gian công tác, anh hút nhiều lắm cũng chỉ 5, 6 gói thuốc, vậy anh mang tới 20 gói thuốc để làm gì? Ngoài thuốc lá, trong sắc tay của anh có đầy đủ dụng cụ mưu sinh thoát hiểm như lưỡi câu, thuốc chống cá mập. Sau khi bị bắt, trong buổi chiều ngồi cạnh tôi trên đảo, anh mở một hộp cá ra ăn, anh mời tôi một lát cá. Tôi để ý thấy hộp cá nhỏ và mỏng hơn hộp cá mòi Sumaco của Marốc, anh đưa cho tôi một lát mỏng như miếng khô mực đã bị ép rất sát, anh nói với tôi: “Anh ăn đi, no đấy!” Tôi nghĩ anh chàng này đùa dai, miếng cá mỏng dính và nhỏ xíu thế này làm sao no. Vậy mà khi ăn xong, tuy không no thiệt nhưng mà ngang dạ liền. Tiếp theo là sự kiện anh đang ở trên HQ16 lại đòi lên bờ và bảo ở dưới tàu nguy hiểm quá, mà lúc đó trận hải chiến chưa xảy ra. Phải chăng anh đã biết trước sẽ có hải chiến và ở trên tàu khi đánh nhau thì nguy hiểm thật, nên lên đảo để quân Trung (...) làm bộ bắt cho chắc ăn hơn, và chúng ta thấy, người đầu tiên Trung (...) thả là anh chàng Kosh này. Nói đến đây, tôi cũng xin mở dấu ngoặc là bây giờ biết anh chàng này đóng vai trò gì trong kế hoạch của Mỹ, nhưng tôi cũng phải cám ơn anh ta, nếu anh không đòi xuống đảo, thì tôi ở trên chiến hạm HQ16 cũng không còn sống trên cõi đời để thuật lại chuyện bí mật này, vì khi ở trên tàu, tôi cứ thích đứng ở trên cái pháo tháp, mà khi hải chiến xảy ra, pháo tháp của HQ16 đã bị trúng đạn Trung Cộng.


Sự đổi chác giữa Mỹ và Trung Cộng

Khoảng 10 giờ sáng, sau khi chúng tôi bị đưa vào trại giam có tên là “Trại Thu Dung Tù Binh” thuộc Huyện Hoàng Hóa, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông thì có một toán cán bộ Trung Cộng đến. Đám này nói tiếng Việt rất rành và hầu hết đều nói giọng Bắc, dấu hỏi, dấu ngã phân minh, chính xác. Một tên trưởng toán nói với chúng tôi: “Hiện bây giờ Tiến sĩ Kissinger của Mỹ đang ngồi ở Bắc Kinh, chiều hôm nay mọi người sẽ biết tin này, chúng tôi sẽ mang đến đây một chiếc radio mở cho các anh nghe”.


BiAnHoangSa_06.jpg


Phó Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh gặp lại Thiếu tá Phạm Văn Hồng - ảnh do Thiếu tá Phạm Văn Hồng cung cấp


Buổi chiều họ mang radio đến và mở cho chúng tôi nghe, đồng thời mở luôn cả đài phát thanh Úc Đại Lợi cho nghe luôn. Trong bản tin của đài phát thanh Trung (...) có loan thế này: “Trong cuộc chiến đấu, chí nguyện quân Trung Quốc đã bắt được một đám tù binh miền Nam Việt Nam, trong đó có tên Thiếu tá Phạm Văn Hồng”. Hồi đó nếu ai có theo dõi tin tức trên các đài phát thanh cũng đã nghe thấy như vậy. Điều đó cho thấy rõ ràng có âm mưu dàn xếp giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Mỹ muốn dùng Hoàng Sa của VNCH làm món quà để bình thường hóa quan hệ với Trung Cộng. Muốn trao Hoàng Sa cho Trung Cộng, chính quyền Hoa Kỳ thời bấy giờ phải tạo ra một cuộc chiến, để Trung Cộng có cớ xâm chiếm Hoàng Sa, và VNCH chúng ta tuy mắc bẫy, nhưng chúng ta đã cho Hoa Kỳ, Trung Cộng và cả thế giới thấy tinh thần yêu nước của chúng ta như thế nào. Hải quân chúng ta dám đương đầu chống Hải quân xâm lược hùng mạnh hơn mình gấp bội. Chúng ta đã anh dũng và hy sinh nhiều sĩ quan, binh sĩ Hải quân cũng như thiệt hại một số chiến hạm, nhưng chúng ta cũng đã đánh chìm một số tàu Trung Cộng tương đương và chắc chắn nhiều tên gọi là chí nguyện quân của chúng đã bị tử thương.


Thêm bằng chứng về âm mưu giữa Mỹ và Trung Cộng trao đổi Hoàng Sa

Trước khi kể cho anh nghe chuyện trao trả tù binh, tôi cần nói thêm chuyện này: Sau khi về đến Việt Nam, tôi gặp Trung tá Lâm (khóa 10 Võ Bị Đàlạt), Trung tá Lâm nói với tôi: “Không quân của mình đã chuẩn bị sẵn sàng từ phi trường Biên Hòa bay ra Đà Nẵng, rồi từ Đà Nẵng bay ra Hoàng Sa oanh kích, và các phi công cũng chấp nhận sẽ chơi theo kiểu Nhật, khi phi cơ bay ra Hoàng Sa thì đủ nhiên liệu nhưng lúc về thì không, do đó các anh phi công sẽ bỏ phi cơ và nhảy dù xuống biển, tàu của Hải quân ta ứng trực sẵn sàng để tiếp cứu. Mọi việc đã chuẩn bị đâu vào đấy, nhưng phút chót lệnh này bị hủy bỏ!”

Thêm nữa, có Đại tá Lê Khắc Lý (ông này đang ở Nam California), lúc đó Đại tá Lê Khắc Lý là Tham Mưu Trưởng tiền phương Quân Đoàn I, Trung tướng Lâm Quang Thi là Tư Lệnh tiền phương, Trung tướng Ngô Quang Trưởng là Tư Lệnh Quân Đoàn I ở Đà Nẵng; các vị này gọi tôi ra thuyết trình hai lần, buổi sáng cho các cơ quan hành chánh Thừa Thiên – Huế, buổi chiều cho các quân nhân đồn trú nghe về trân chiến Hoàng Sa tại Phú Văn Lâu.

Sau buổi thuyết trình, Đại tá Lê Khắc Lý vỗ vai tôi và nói: “Toa à, cố vấn mới nói chuyện với moa, moa bảo nó: ‘Tôi không hiểu tại sao Trung (...) nó lại đánh chiếm Hoàng Sa?’ Cố vấn Mỹ đã ‘hố’ khi trả lời tôi: ‘Trung (...) lấy Hoàng Sa, anh ngạc nhiên lắm à?’, moa mới nói trớ đi: ‘Không, ý tôi nói là tại sao nó lại chiếm vào lúc này?’” Rồi Đại tá Lý nói tiếp: “Toa thấy không, tụi nó có kế hoạch cả rồi, nó đã sắp xếp hết rồi!”

Thời đó Ngoại Trưởng Henry Kissinger chuyên môn đi đêm, và Tổng Thống Mỹ Richard Nixon muốn bắt tay với Trung (...) thì phải có một cái gì đó. Tôi nghĩ món quà chính người Mỹ muốn tặng Trung Cộng là Hoàng Sa của ta, bởi Trung Cộng muốn làm chủ Biển Đông mà Mỹ giao Hoàng Sa cho (...), họ đâu có mất gì, chỉ tội nghiệp cho đất nước (...) là thân phận một nước nhược tiểu!


Cách đối xử của Trung Cộng với tù binh

Phải công bằng mà nói, viết lịch sử thì phải viết trung thực, không nên viết theo kiểu tuyên truyền, cho nên tôi nói rất thật là Trung (...) hơn hẳn (...) trong cung cách đối xử với tù binh. Họ cho chúng tôi ăn uống theo quy chế tù binh chiến tranh đã được quốc tế qui định, như tôi mang cấp bậc Thiếu tá thì để tôi ở một phòng riêng, bốn Trung úy thì cứ hai ông một phòng, như vậy chúng tôi có ba phòng ở liền nhau, còn ông Kosh người Mỹ một phòng riêng. Mỗi ngày họ đem đồ ăn lên tận phòng cho chúng tôi, còn anh em Hạ sĩ quan và binh sĩ thì ăn ở nhà ăn tập thể của quân đội Trung (...). Sau thời gian 2, 3 tuần phải học tập mỗi ngày vào buổi tối để nghe cán bộ Trung (...) tuyên truyền thế này thế nọ. Tuần lễ thứ tư họ dẫn chúng tôi đi thăm vài nơi (mấy anh chàng Trung (...) nói tiếng Bắc, bảo là dẫn chúng tôi đi tham quan). Đầu tiên thăm một Bệnh viện rồi thăm mấy hợp tác xã. Tôi để ý, hầu như tất cả các nơi gọi là Trụ Sở Hợp Tác Xã đều là những ngôi chùa xưa kia, bởi vì kiểu dáng là chùa, chữ đắp trên tường tuy bị đục bỏ hết nhưng vẫn còn dấu tích rõ ràng, điều đó cho thấy tín ngưỡng đã bị đè bẹp tại nước (...) đông dân nhất thế giới này!

Sau khi thăm các hợp tác xã, họ dẫn đi thăm nhà máy cơ khí. Tại đây họ giới thiệu là nơi đúc các khẩu Thượng liên và súng AK, sau đó lại dẫn đi xem nhà máy làm xe đạp, gọi là xe đạp Hồng Kỳ thì phải, rồi thăm một vài cư xá của công nhân. Tôi có hỏi một công nhân, lương hàng tháng được bao nhiêu, thì người công nhân nói được trên 100 Nhân dân tệ, trong lúc đó chiếc xe đạp Hồng Kỳ trị giá 130 Nhân dân tệ, cho ta thấy mức sống của một công nhân trong chế độ (...) Trung Quốc như thế nào.


Trao trả tù binh

Tôi còn nhớ hôm đó là thứ Bảy, có lẽ ngày 16, 17 tháng 2 năm 1974, sau khi cho chúng tôi ăn uống xong, họ tập trung lại và tuyên bố sẽ trả chúng tôi về Việt Nam. Họ phát cho mỗi người một bộ quần áo màu xanh và cái mũ mà anh em chúng tôi gọi đùa là cái bánh tiêu. Một tên cán bộ hỏi tôi muốn về miền nào, Bắc hay Nam Việt Nam. Tôi trả lời: “Chúng tôi là người Việt Nam, Bắc hay Nam đều là tổ quốc tôi, nhưng hiện tại hai miền có hai thể chế khác nhau, tôi không chấp nhận chế độ của miền Bắc, tôi yêu cầu trả chúng tôi về miền Nam”.

Họ đưa chúng tôi từ huyện Hoàng Hóa về thành phố Quảng Châu, đường dài hơn 40 cây số, rồi lại từ Quảng Châu đưa ra Tô Giới tức là Thẩm Quyến để trao trả chúng tôi tại Hồng Kông.


BiAnHoangSa_04.jpg


Giây phút cảm động gặp lại vợ con - ảnh do Thiếu tá Phạm Văn Hồng cung cấp


Ngay khi chúng tôi bước qua lằn ranh từ Thẩm Quyến sang Hồng Kông, người đầu tiên chúng tôi gặp là ông Tổng Lãnh Sự VNCH tại Hồng Kông. Ông niềm nở đón tiếp chúng tôi và cho người mang đến cho tất cả anh em chúng tôi mỗi người một bộ quần áo dân sự mới toanh. Khi lên xe buýt ra phi trường Khải Đức, chúng tôi vứt bỏ lại trên xe bộ quần áo xanh do Trung (...)cấp phát và thay đồ dân sự.

Ra đến phi trường, chúng tôi hết sức xúc động thấy Phó Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư Lệnh Phó Hải Quân và một sĩ quan cao cấp bên Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị (tôi không nhớ tên) đến đón. Vị này mang cho chúng tôi quân phục đầy đủ, ai binh chủng gì thì mặc quân phục binh chủng đó, ông còn mang cho tôi cặp lon Thiếu tá nữa. Chúng tôi lại thay đồ dân sự và mặc quân phục về nước. Chính phủ VNCH thuê nguyên một chuyến Boeing 727 của Hàng Không Việt Nam qua Hồng Kông đón chúng tôi trở về sau một tháng bị Trung (...) bắt làm tù binh.

Về đến phi trường Tân Sơn Nhất, ngoài thân nhân, chúng tôi còn được đại diện các cơ quan chính phủ và quân đội đón tiếp, choàng vòng hoa và đưa về trại an dưỡng Lê Văn Duyệt để nghỉ ngơi. Câu chuyện bí ẩn trận Hoàng Sa và cuộc đời tù binh của tôi kết thúc.


BiAnHoangSa_05.jpg


Choàng vòng hoa sau ngày trở về - ảnh do Thiếu tá Phạm Văn Hồng cung cấp


Trước khi chia tay với Thiếu tá Phạm Văn Hồng, chúng tôi xin phỏng vấn ông thêm mấy câu.


Viễn Đông: Sau khi miền (...) rơi vào tay (...), lúc đó Thiếu tá đang ở đâu?

Th/t. Phạm Văn Hồng: Tôi phục vụ tại Đà Nẵng, và Đà Nẵng bị bỏ ngỏ ngày (...), ngày (...), tôi bị bắt ngay đưa vào trại tù gọi là (...).


Viễn Đông: Thiếu tá bị giam giữ đến ngày nào thì được thả về?

Th/t. Phạm Văn Hồng: (...) thả tôi vào tháng 2 năm 1982.


Viễn Đông: Trong thời gian bị tù, (...) có tra vấn gì về vụ Hoàng Sa cũng như thời gian Thiếu tá bị bắt làm tù binh ở (...)?

Th/t. Phạm Văn Hồng: Không những (...) mà ngay cả rất nhiều anh em cùng cảnh ngộ như tôi đều hỏi vụ này, đến nỗi tên tôi được anh em gọi là “Hồng Hoàng Sa”. Một hôm trong buổi gọi là “tọa đàm” anh em có nêu vấn đề Hoàng Sa ra hỏi (...) đến chủ tọa; tên này ấp úng và sau một phút suy nghĩ hắn nói: “Chuyện Hoàng Sa, (...) đã có hướng giải quyết cụ thể và đã giải thích trên báo (...)... ngày…” rồi (...)chuyển qua đề tài khác ngay.


Viễn Đông: Khi được về với gia đình, Thiếu tá làm gì, ở đâu cho đến khi sang định cư tại Hoa Kỳ?

Th/t. Phạm Văn Hồng: Khi ra khỏi tù, tôi không về trình diện, tôi trốn lên Sài Gòn và tìm cách vượt biên. Tôi (...) tổng cộng 25 lần không thoát, ba lần bị bắt vào tù tiếp. Sau đó tôi trốn sang Campuchia, ghi tên giả làm (...) kiều yêu nước, mục đích để tránh theo dõi. Khi (...) rút về nước năm (...), tôi xin được giấy Chứng nhận là (...) yêu nước do tòa Đại sứ (...) ở Campuchia cấp, thế là tôi về nước an toàn và cho tạm trú tại Sài Gòn. Tôi lén gửi hồ sơ sang Bangkok, Thái Lan. Đến khi có lệnh nộp hồ sơ đi Mỹ theo diện HO, tôi được xếp vào danh sách HO 39 nhưng khi họ đối chiếu với hồ sơ tôi nộp lén ở Bangkok, thấy khớp nhau nên họ đôn lên HO 29 và gia đình tôi qua Mỹ vào năm 1995.


Viễn Đông: Qua sự kiện Hoàng Sa, Thiếu tá muốn nói thêm điều gì còn trăn trở chưa nói ra được?

Th/t. Phạm Văn Hồng: Chuyện dĩ vãng đã đi vào lịch sử, nhiều người đã kể lại trận chiến Hoàng Sa với đầy đủ chi tiết, và chúng ta sẽ còn nghe nhiều lần khác nữa, vẫn không thừa, vì đó là những điều chúng ta cần nói để vinh danh các chiến sĩ Quân Lực VNCH, đặc biệt binh chủng Hải Quân, để các thế hệ con em chúng ta biết về cha ông của chúng đã không hổ thẹn với tiền nhân, với Quang Trung – Nguyễn Huệ… Tôi không thuộc binh chủng Địa Phương Quân nhưng có một điều tôi mong ước, đó là khi vinh danh các anh hùng gìn giữ bờ cõi tổ quốc, chúng ta đừng quên các chiến sĩ Địa Phương Quân cũng như các anh em chuyên viên Khí Tượng, họ đã đóng góp phần mình vào việc gìn giữ một phần hải đảo thiêng liêng của tổ quốc, họ đáng được tổ quốc ghi công bên cạnh tất cả các chiến sĩ Quân Lực VNCH đã vị quốc vong thân.
**************
source
Vien Dong Daily

Friday 11 December 2009

Đức Giáo hoàng tiếp Chủ tịch Triết



Thông cáo của Văn phòng báo chí Tòa Thánh: Về chuyến viếng thăm Tòa Thánh của Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thông cáo của Văn phòng báo chí Tòa Thánh: Về chuyến viếng thăm Tòa Thánh của Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

WHĐ (12.12.2009) – Sáng hôm qua, 11-12-2009, tại Vatican, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đón tiếp ông Nguyễn Minh Triết.

Sau đây là toàn văn Thông cáo của Văn phòng báo chí Tòa Thánh ngày 11-12 về chuyến viếng thăm Tòa Thánh của Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Sáng nay Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tiếp kiến Ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sau đó Chủ tịch đã hội đàm với Đức Hồng Y Tarcisio Bertone SDB, Quốc vụ khanh, và Đức Tổng Giám mục Dominique Mamberti, Tổng thư ký Bộ Ngoại giao của Tòa Thánh.

Đây là cuộc hội đàm đầu tiên của một vị chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Đức Thánh Cha và các quan chức cao cấp của Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh.

Tòa Thánh bày tỏ sự hài lòng về chuyến viếng thăm của ông chủ tịch nước, đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong tiến trình quan hệ song phương với Việt Nam, và bày tỏ hy vọng các vấn đề tồn đọng sẽ sớm được giải quyết.

Các cuộc thảo luận thân mật đã đem lại một cơ hội đề cập đến một số đề tài về sự hợp tác giữa Giáo Hội và Nhà nước, dưới ánh sáng Thông điệp của Đức Thánh Cha gửi Giáo Hội tại Việt Nam nhân dịp khai mạc Năm Thánh. Hai bên cũng lưu tâm về tình hình quốc tế hiện nay, đặc biệt về sự cam kết của Việt Nam và của Tòa Thánh trong lĩnh vực đa phương.

PV
************************
source
http://www.hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=1185&CateID=63

Đức Giáo hoàng tiếp Chủ tịch Triết

Chủ tịch Triết và Đức Giáo hoàng tại Vatican hôm 11/12/2009

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và Đức Giáo hoàng tại Vatican hôm 11/12/2009

Giáo hoàng Benedict đã tiếp Chủ tịch Nguyễn Minh Triết ở Vatican trong bối cảnh các tin tức quốc tế nói Hà Nội muốn tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao.

Bản tin AP nói Đức Giáo hoàng và Chủ tịch Việt Nam đã có cuộc nói chuyện 40 phút hôm thứ Sáu 11/12/2009 tại Tòa Thánh Vatican.

Chủ tịch Triết là nguyên thủ quốc gia đầu tiên của quốc gia cộng sản Đông Nam Á gặp một vị giáo hoàng.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam cũng đã đến thăm Vatican và được Giáo hoàng Benedict XVI tiếp hồi tháng Giêng 2007.

Nước Việt Nam theo hệ thống xã hội chủ nghĩa không có quan hệ ngoại giao cấp quốc gia với nhà nước Vatican sau khi vị khâm sứ nước ngoài của Tòa Thánh bị mời khỏi Hà Nội giữa thập niên 1950.

Phát biểu trước chuyến thăm đến Italy 9-12/12, ông Triết được trích lời nói rằng chính quyền Việt Nam đang hoạt động nhằm bình thường hóa quan hệ với Vatican.

Đến chiều 11/12 giờ châu Âu, các hãng thông tấn chưa đưa gì về nội dung cuộc trò chuyện thông qua phiên dịch kéo dài 40 phút.

Lịch sử có tiến triển

Với số tín đồ Công giáo ước tính từ 7-8 triệu, Việt Nam là quốc gia có cộng đồng Thiên Chúa giáo La Mã thứ nhì châu Á, chỉ sau Philippines.

Cùng việc giảm cường độ chuyên chế chung và bỏ thái độ bài xích tôn giáo kiểu cũ, chính quyền Việt Nam từ thời Đổi Mới đã cải thiện quan hệ với khối Công giáo nhiều hơn trước.

Các chuyến thăm liên tục từ Vatican cũng thúc đẩy mối quan hệ.

Hôm 24/11 vừa qua, truyền thông nhà nước đã đăng tải hình ảnh lễ Khai mạc Năm Thánh của Giáo hội gần Hà Nội với các vị khách từ Tòa Thánh và Đại diện Giáo hội Công giáo Việt Nam.

Các vụ người Công giáo thắp nến cầu nguyện đông người như ở Thái Hà, Hà Nội từng thu hút dư luận

Trước đây từng có các bình luận rằng vấn đề bình thường hóa quan hệ giữa Hà Nội và Vatican tùy vào cả mức cải thiện quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và Bắc Kinh.

Nhưng gần đây, các ý kiến cho rằng Việt Nam có thể có quan hệ ngoại giao với Vatican trước Trung Quốc.

Theo Giáo sư thần học Công giáo Nguyễn Đăng Trúc từ Pháp nói với BBC thì tình hình Trung Quốc khác Việt Nam.

Trung Quốc có cả một giáo hội riêng, thần phục chính quyền chứ không theo Tòa Thánh.

Hai bên cũng còn khác biệt vấn đề Đài Loan, nơi quan hệ với Vatican luôn tốt từ trước tới nay.

Trái lại, ở Việt Nam chỉ có một giáo hội Công giáo hướng về Giáo hoàng và tuân theo các giáo luật của Vatican.

Việc bổ nhiệm, thụ phong các hàng giáo phẩm từng là điểm gây tranh cãi giữa chính quyền và Tòa Thánh, nay cũng đã tìm được các giải pháp hòa hoãn.

Duy chỉ có việc các cơ sở thờ phụng, đất đai, nhà cửa của Giáo hội bị nhà nước tịch thu thì vẫn là điểm chưa thông.

Sau các vụ người Công giáo cầu nguyện đông đảo đòi lại Tòa Khâm sứ cũ hay đất đai, nhà thờ ở Thái Hà và Đồng Hới, quan hệ có vẻ trở nên căng thẳng, nhất là khi chính quyền đưa lực lượng an ninh vào cuộc.

*********************

source

BBC Vietnamese

Thursday 3 December 2009

Mười tám Thôn Vườn Trầu


Cập nhật lúc 12:37:05 AM - 11/04/2008

0223-vt4mail.jpgBài và ảnh: Trần Công Nhung

Từ lâu lắm, tôi đã nghe danh “Mười tám thôn vườn trầu”. Cái tên gợi ra một hình ảnh đặc biệt về phong tục quê hương và như thấp thoáng có bóng giai nhân đâu đó. Chuyện Trầu Cau, một huyền thoại về duyên nợ vợ chồng mà ít ai không biết. Có trầu ắt phải có cau, trầu cau tạo nên màu hồng đằm thắm, đó là lý do tại sao lễ cưới hỏi không thể thiếu, dù ngày nay chẳng còn mấy ai ăn trầu.


Vườn trầu ai cũng biết khác hẳn vườn quít vuờn cam. Với tôi, “Mười tám thôn vườn trầu” phải có gì đó mới nổi tiếng, chứ chưa hẳn do trầu nhiều, trầu ngon.

Hỏi thăm chung chung không ai biết, chuyện bỏ qua, nhắc đến lại thắc mắc. Rủ bạn bè đi, chẳng ai hứng thú, bây giờ làm gì còn trầu mà xem, xem trầu để làm gì! Không đi lòng không yên (Vị đáo sành bình dạ bất tiêu).

Nhân những ngày ở nhờ nhà người bà con trên Tân Chánh Hiệp Đông, gần địa phương Vườn Trầu, tôi hỏi đường đi, người nhà sẵn lòng hướng dẫn, nhưng ý nghĩa sự tích, thì chỉ biết như mọi người. Đã mấy đời gốc gác anh ở Hóc Môn mà cứ như người phương xa đến ngụ.

Mấy năm trước đây tôi theo một vài anh em ở Sài Gòn lên Hóc Môn “săn ảnh” mây tre xã Xuân Thế Sơn, đường đi toàn đất đỏ, trời mưa thì sình lầy. Thôn quê miền Bắc, đường làng đổ bê tông, tráng nhựa, sạch sẽ khang trang hơn nhiều. Trong Nam, như Hóc Môn nay phần lớn đã thuộc địa phận thành phố Sài Gòn, thế mà đường sá vẫn còn đầy ổ gà ổ voi. Từ Tân Chánh Hiệp qua Bà Điểm, quanh co mấy đoạn đường rồi ra một con phố tương đối lớn.

Người dẫn đường tìm hỏi một chủ tiệm thuốc Tây về lai lịch “Mười Tám Thôn”, người đàn ông độ tuổi sáu mươi chỉ biết lơ mơ cho nên anh cũng không giúp được gì. Như vừa sực nhớ anh vui vẻ cho biết :

- Đây, hai ông tới tìm ông Tịnh, thầy thuốc nam, con ông Nguyễn An Ninh, gốc Hóc Môn Bà Điểm, hỏi là biết hết.

- Nhà ông Tịnh xa gần anh?

- Trên đây chút thôi, vô đường Nguyễn An Thủ có nhà tưởng niệm Nguyễn An Ninh.

Không hiểu trong “nhâm độn” chuyện “xuất hành” thật hay hư, chứ như thế này là linh ứng lắm. Tôi biết mình đã đi đúng hướng đúng giờ. Nguyễn An Ninh là nhà cách mạng trước 45, con ông giờ cũng ngoài tám chục. 0223-vt1mail.jpgTìm đến nhà ông thầy thuốc Nguyễn An Tịnh, thấy cổng đóng êm re. Số nhà 40/10 Ấp Hậu Lân xã Bà Điểm. Kêu cửa một lúc, có bà già lửng thửng bước ra. Thấy không phải bệnh nhân bốc thuốc, bà ngập ngừng muốn quay lui, tôi nói ngay mục đích viếng thăm. Bà vui vẻ, mở cổng mời vào.

Ngôi nhà tưởng niệm không lớn, mấy phòng nho nhỏ ngăn nắp, phòng thăm mạch bốc thuốc bên trái, giữa là nơi thờ tự, có tượng bán thân của Nguyễn An Ninh bằng thạch cao. Chúng tôi ngồi đợi một lúc thì ông Tịnh từ bên phòng mạch bước sang. Ông vui vẻ bắt tay, vừa lúc bà bưng lên mấy tách trà. Tôi thăm hỏi năm ba câu rồi vào đề:

- Thưa bác, năm nay bác đã được 80 chưa?

- Tám mươi tư rồi.

- Trông bác còn khỏe và tinh tường lắm.

- Có lẽ do nhờ nghề nghiệp tạo cho mình niềm vui. Mỗi khi giúp được người thoát bệnh hoạn thì cũng như chính mình được hưởng điều may mắn đó.

- Vâng, cổ nhân đã dạy, tâm hồn trong sáng thì thể xác lành mạnh. Thưa bác hôm nay rất tình cờ mà lại được gặp bác. Từ lâu tôi muốn tìm hiểu tại sao “Mười tám thôn vườn trầu” lại nổi tiếng, được nhiều người truyền tụng. Lúc nãy gặp một người quen cho biết đây chỉ có bác là hiểu rõ. Bác có thể cho hỏi vài điều được không?

- Được, ông cứ hỏi.

- Dạ theo tôi nghĩ 18 thôn vườn trầu được nhiều người biết chắc không phải do trầu ngon hay nhiều trầu.

- Ông nói đúng, 18 thôn nổi tiếng chính là do truyền thống cách mạng chống Pháp từ triều nhà Nguyễn. Ông cũng biết sau khi nhà Nguyễn nhường ba tỉnh miền Đông cho Pháp thì các ông Lãnh Binh Thủ Khoa Huân (1), Nguyễn Trung Trực, Trương Công Định, chiêu mộ nghĩa quân chống lại, cờ đề “Bình Tây Đại Nguyên Soái”. Triều đình Huế theo Tây, cho là phản loạn ra lệnh truy nã. Lúc bấy giờ ai cũng thấy rõ Pháp xâm lăng nước ta nên các ông Lãnh Binh đi đến đâu dân theo đến đấy. Tuy đông quân nhưng thiếu vũ khí và cũng chẳng được tập luyện gì nên cứ thua dài dài. Từ Chợ Lớn về Gò Công, Định Tường, Tân An, Đồng Tháp, cuối cùng rút về Đức Hòa Củ Chi giải tán. Nghĩa quân phân ra 18 thôn làm ăn lập gia đình. Tới thời Pháp, Mỹ, truyền thống yêu nước chống ngoại xâm cũng lại được khơi dậy mạnh mẻ ở 18 thôn Vườn Trầu.

- Nhưng thực tế thì 18 thôn đều có trồng trầu?

- Đúng vậy, do thổ nhưỡng hạp với trầu, cũng như Bình Dương chôm chôm, Biên Hòa bưởi. Bây giờ thì chỉ một số ít nhà sâu trong xóm còn trồng chớ ai cũng kiếm việc khác làm ăn. 18 thôn nay là 18 xã thuộc huyện Hóc Môn.

- Theo như bác vừa kể thì dù không thành công lớn nhưng Nghĩa quân cũng đã tạo được truyền thống yêu nước, vậy ở 18 thôn có di tích gì về cuộc kháng chiến?

- Gần trên ngả ba quẹo vô, có đền thờ ông Phan Công Hớn được nhà nước công nhận “Di tích lịch sử”.

- Nhân tiện xin bác nói sơ về cuộc đời hoạt động của cụ Nguyễn An Ninh.

- Xin lỗi, quan điểm chính trị của ông như thế nào?

- Dạ, nói thực thì tôi không quan tâm đến chính trị, vì chuyện ấy không phải của mình. Tôi chỉ là người yêu thích quê hương muốn tìm hiểu và ghi lại tất cả những cái hay cái đẹp, kể cả cái bất cập nơi quê nhà. Tôi là người thích ngao du…

- Sống như ông vậy cũng hay, ông già tôi đổ đạt sớm, 15 tuổi đậu cử nhơn, 20 tuổi đậu tiến sĩ. Ông học đại học Sorbonne (Pháp). Lúc bấy giờ ông là người trẻ nhất trong số 5 con Rồng: Nguyễn An Ninh, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Ái Quốc. Trước 45 Cụ Phan cử Ninh về Việt Nam, Quốc (HCM) đi Liên Sô, cụ Phan dặn khi thời cơ đến thì Quốc về Việt Nam phối hợp hành động với Ninh... Nhưng ông già tôi chỉ một lòng ao ước làm sao nâng cao kiến thức cho dân Việt nên ông không vào đảng Cộng Sản.

Thấy ông thầy thuốc muốn đi sâu vào những hoạt động chính trị tôi quay về chuyện của mình.

- Vừa rồi bác nói còn một số nhà trồng trầu, quanh đây có vườn nào không bác?

- Trong xóm Đền Phan Công Hớn cũng còn một hai vườn.

- Vậy xin cảm ơn hai bác, xin phép chụp tấm hình kỷ niệm với hai bác.

0223-vt3.mailjpg.jpgTheo chỉ dẫn của ông Tịnh chúng tôi tìm Đền thờ Phan Công Hớn không khó. Đền nhỏ, nằm sâu trong một đường hẻm vào xóm. Đền như một nhà thờ không có vẻ gì là một di tích cổ. Các cột hàng hiên kẽ nhiều câu đối chữ đỏ. Trong đền bàn thờ đơn giản sáng sủa. Có nhiều hình ảnh về sinh hoạt tế lễ Đền. Đền được khánh thành ngày 7 tháng năm 1959 (thời VNCH). Không phải ngày vía kỵ nên chẳng có ai lui tới. Trong Đền có 2 ngôi mộ của ông bà Hớn và nhiều mộ của con cháu. Một người đàn bà từ sau vườn bước ra, bà là người giữ Đền, nhà bà ngay bên cạnh. Tôi theo bà qua thăm vườn trầu. Vườn nhà bà khá rộng, tòan trầu cau không có gì khác.

- Thưa chị một dây trầu được mấy mùa lá?

- Một mùa (12 tháng) cắt bỏ để trầu ra tược khác. Nhưng cây chà le cho trầu leo mới tốn. Chà trúc mỗi năm mỗi thay, chà rang (cây gỗ) hai năm.

- Tới mùa trầu chị bán thế nào?

- Bán tại vườn kí (lô) 20 ngàn, có người mua 20 kí họ về Chợ Lớn bán lại.

- Trầu có bón phân xịt thuốc không?

- Trầu không bị sâu ăn, phân thì có phân ngựa, phân bò. Nhưng trước kia phân tốt bây giờ phân bị mặn nên trầu xấu.

- Phân sao mặn hả chị?

- Dạ, bây giờ phân ngựa người ta trộn với cát biển, bò thì cho ăn muối.

Hỏi cho biết, tôi không đi sâu vào chuyện trầu cau. Vườn trầu ngày nay chỉ là những hình ảnh còn sót lại, ngày càng phai nhạt dần. Nhà vườn cũng biết thế nên cố níu kéo lại niềm vui một thời mà thôi.

Trần Công Nhung

8-2007

(1) Một buổi ở Tiền Giang (QHQOK 4)

*****************************************

source

Vien Dong Daily