Thursday 30 July 2009

Lao động Trung Quốc 'quậy' ở công trường Nghi Sơn

Cập nhật lúc 08:28, Thứ Hai, 22/06/2009 (GMT+7)

- Một điều dễ nhận thấy ở đây là khu làm việc và nơi ở của công nhân Trung Quốc được tách biệt với khu dân cư địa phương, người ra vào được bảo vệ kiểm tra khá nghiêm ngặt, do giữa người dân địa phương và lao động Trung Quốc đã xảy ra nhiều vụ xô xát.

Xem video hình ảnh 200 lao động Trung Quốc gây náo loạn nhà dân ở Nghi Sơn, Thanh Hoá

Thực hiện: Xuân Hoàng - Vũ Điệp- Nhật Tân

Hàng trăm lao động quậy phá tại nhà dân

Giữa đợt nắng nóng đỉnh điểm, chúng tôi vượt gần 200 km dọc theo QL 1A từ Hà Nội tìm về khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa). Từ trung tâm khu kinh tế Nghi Sơn dọc theo tỉnh lộ 513 đi xe máy mất 30 phút đồng hồ, chúng tôi đã có mặt tại xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, nơi có đông công nhân Trung Quốc đang thi công nhà máy xi măng Nghi Sơn dây chuyền hai.

Đối diện với công trường đang thi công là khu ở tập trung của công nhân với hàng chục dãy nhà cấp bốn được bao tường xung quanh. Rất ít công nhân Việt Nam, chủ yếu là công nhân Trung Quốc đi thành từng đoàn về phía công trường đang thi công. Công việc của họ cũng chỉ là những việc phổ thông như lái máy cẩu, máy xúc…

Vẫn có khá đông số lao động Trung Quốc tại công trình thi công nhà máy xi măng Nghi Sơn dây chuyền hai chưa có giấy phép lao động.

Từ khi mở công trường, xung quanh nhà máy xi măng Nghi Sơn mọc lên đủ loại dịch vụ nhà nghỉ, quán cafe, karaoke, dịch vụ điện thoại…chủ yếu để phục vụ cho lao động và các chuyên gia người Trung Quốc. Công nhân Trung Quốc ở trong khu lán tập trung, còn các chuyên gia Trung Quốc rất ít người ở lẫn với công nhân, họ thường thuê nhà nghỉ làm nơi ở của mình.

Một điều dễ nhận thấy ở đây là khu làm việc và nơi ở của công nhân Trung Quốc được tách biệt với khu dân cư địa phương, người ra vào được bảo vệ kiểm tra khá nghiêm ngặt, do giữa người dân địa phương và lao động Trung Quốc ở đây từng xảy ra nhiều vụ xô xát, gây mất trật tự.

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Len và chị Lê Thị Nghị ở thôn Bắc Hải (Hải Thượng) kể: Đúng vào đêm chung kết bóng đá AFF Cup, đội tuyển Việt Nam thắng đội tuyển Thái Lan, một lao động Trung Quốc say rượu vào quán nhà anh mua thuốc lá.

Do bất đồng ngôn ngữ nên người lao động Trung Quốc này đã đập bàn ghế, xé bao thuốc lá rồi quát tháo vợ anh. Vừa lúc đó anh Len về nhà, thấy thái độ ngang ngược của lao động Trung Quốc nên đã túm tay vị khách ngang ngược này đẩy ra khỏi quán. Bất ngờ anh Len bị vị khách này quay lại túm tóc đánh ngay tại quán của mình.

Anh Len (phải) và anh Đen (trái) hai nạn nhân của vụ ẩu đả với công nhân Trung Quốc ngay tại nhà mình.

Sự việc trở nên phức tạp hơn khi anh Len và người nhà chống trả lại thì vị khách này chạy về khu tập trung kéo thêm 40 lao động là người Trung Quốc đến. Sau đó, gần 200 lao động Trung Quốc tay cầm ống nước, gậy gộc đánh xe tải từ công trường ra lấy đèn rọi vào nhà anh Len đập phá, đánh bị thương nhiều người trong gia đình anh. Thậm chí hàng xóm qua can ngăn cũng bị rượt đánh.

Người bị đánh trọng thương nặng nhất là anh Nguyễn Văn Đen, em trai của anh Len. Hôm đó, vừa đi xe ôm chở khách về, nghe tin nhà anh trai bị lao động Trung Quốc đập phá, anh Đen đi xe máy đến thì bị 5 đến 6 lao động Trung Quốc xông tới đánh tới tấp, đập nát xe, mũ bảo hiểm, khiến anh bị gãy tay, chân và phải khâu 16 mũi trên trán, đầu.

Trước đó, người dân xã Hải Thượng còn bàn tán về việc công nhân Trung Quốc vào nhà hàng Đồng Thúy, thôn Bắc Hải ôm tivi ngang nhiên bước ra trước sự bất lực của chủ quán. Ông Hoàng Văn Chung, Trưởng công an xã Hải Thượng cho biết: “Chúng tôi chỉ nghe người dân kể lại sau khi ngồi uống cafe ở nhà hàng về, vì mất điện thoại, công nhân Trung Quốc quay lại quán tìm nhưng không thấy đâu nên đã ôm tivi của nhà hàng đi…”.

Tuỳ tiện bắt giữ người

Cũng vào tháng 11/2008, một đối tượng là dân địa phương trèo tường vào ăn trộm trong khu nhà ở của công nhân Trung Quốc thì bị bắt. Công nhân Trung Quốc không những không giao người cho công an địa phương mà còn tự ý trói đối tượng và treo lên qua đêm, sáng hôm sau mới chịu thả ra.

Sang làm công nhân xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn được 3 tháng, Li Xung Thao đã lấy chị Nguyệt hơn mình 3 tuổi làm vợ.

Vào ngày 24/4/2009, nhà thầu Trung Quốc bắt được 2 đối tượng là dân địa phương trộm cắp sắt. Khi công an xã Hải Thượng và công an đồn Nghi Sơn đến nhận người để điều tra thì họ không giao người mà đòi giữ lại xử lý riêng. Chưa hết, nhóm công nhân Trung Quốc còn tổ chức bao vây xe ô tô của đồn công an Nghi Sơn một tiếng đồng hồ rồi mới cho đi.

Mới đây nhất, vào ngày 26/4/2009, khoảng 30 công nhân Trung Quốc đã kéo đến ban điều hành nhà thầu Hà Nội đánh một công nhân của nhà thầu này và yêu cầu bồi thường do va chạm giữa 2 người với nhau trong quá trình thi công.

Việc công nhân Trung Quốc nhậu say, đập phá hàng quán ở khu dân cư sát nhà máy xi măng Nghi Sơn cũng không phải chuyện hiếm.

Bà Hiệp, một chủ quán ăn ở gần đó cho biết: “Thời gian này còn đỡ, chứ trước đây lao động Trung Quốc vào ăn nhậu say không trả tiền rồi đập phá dọa nạt chủ quán xảy ra thường xuyên. Thậm chí, tối đến con gái trong làng còn không dám ra đường vì sợ lao động Trung Quốc say xỉn đuổi bắt dọa nạt…”.

Những “mối tình” ngang trái...

Trong khu tập trung của lao động Trung Quốc tại xã Hải Thượng, ngoài những người đem theo vợ sang, nhiều cặp đôi giữa lao động Trung Quốc với các cô gái Việt Nam đã tự đến với nhau bằng nhiều cách.

Li Xung Thao (28 tuổi) ở Hồ Bắc, Trung Quốc mới sang Việt Nam làm công nhân được 3 tháng. Ngay khi sang đến nơi, Thao đã được một nữ phiên dịch người Việt Nam làm mối cho quen với chị Lộc Thị Nguyệt hơn mình 3 tuổi ở huyện Như Thanh (Thanh Hóa). Mới đây, Thao và chị Nguyệt đã làm đám cưới ra mắt ở Việt Nam và hiện cả hai đang làm thủ tục để về Trung Quốc tổ chức.

Dù đã có vợ và 2 con nhưng Trang Lĩnh (trái) vẫn "cặp" với Đào (Phải). Đào cho biết, Trang Lĩnh đang định cuối năm về bỏ vợ để sang sống với Đào.

Hiện tại, Thao đang nghỉ dưỡng thương chân sau một tai nạn lao động trong khi thi công. Thao cho biết, chỉ khoảng 10 ngày nữa sẽ đưa vợ về Trung Quốc làm đám cưới và nghỉ dưỡng thương, sau này sẽ có dịp sẽ đưa vợ quay lại Việt Nam.

Cũng như chị Nguyệt, Nguyễn Thị Tâm (23 tuổi, ở xã Phú Sơn, huyện Tĩnh Gia) cũng đã làm đám cưới với A Dũng, một công nhân Trung Quốc đang làm thi công nhà máy xi măng Nghi Sơn. Tâm bảo, chồng Tâm sang đây cùng với bố mẹ và hiện cả ba người đang làm việc xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn.

Hỏi về việc tại khu tập trung này có bao nhiêu người lấy chồng Trung Quốc như cô, Nguyệt chỉ thẹn thùng rồi bảo: “Xung quanh em cũng có nhiều người lấy chồng Trung Quốc lắm, ít nhất đã có 3 đến 4 đôi chuẩn bị làm đám cưới rồi”.

Quán lều tranh của Đào thường xuyên là nơi tụ tập của công nhân Trung Quốc với một số phụ nữ Việt Nam.

Ngay tại cổng ra vào khu tập trung của lao động Trung Quốc, đã mấy tháng nay một túp lều tranh tạm bợ được Phan Thị Đào (23 tuổi, người xã Hải Thượng dựng lên làm quán bán thuốc nước, chủ yếu để phục vụ cho lao động Trung Quốc. Từ khi túp lều được dựng lên thì cũng là lúc người dân xung quanh nhà máy xi măng Nghi Sơn được chứng kiến chuyện "đi lại" giữa Đào và Trang Lĩnh (39 tuổi), một lao động lái máy xây dựng tại nhà máy xi măng Nghi Sơn, đến từ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Tạt vào quán nước là một túp lều trống huyếch, chúng tôi gặp Đào và Trang Lĩnh đang trò chuyện với nhau bằng tiếng Trung Quốc. Khi được hỏi về mối quan hệ của hai người, Đào cầm tay Trang Lĩnh nói: “Ông này đang có ý định với em. Nhiều lúc thấy ông ấy chân tình với mình em cũng thấy thương, nhưng biết ông ấy đã có vợ và hai con gái ở Trung Quốc rồi nên em cũng ngại, gia đình em lại phản đối kịch liệt. Ông ấy bảo với em cuối năm nay ông ấy về bỏ vợ rồi sang bên này kết hôn với em”.

Ban quản lý không nắm được lao động Trung Quốc

Cùng một công việc nhưng mức lương của lao động Trung Quốc cao hơn mức lương của lao động Việt Nam

Chị Lê Thị Nhung, một người từng làm phiên dịch trong khu tập trung lao động Trung Quốc, nay vừa ra ngoài mở dịch vụ điện thoại phục vụ cho lao động Trung Quốc cho biết, hiện tại số lao động Trung Quốc có mặt tại công trình xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn vào khoảng 600 đến 700 người, trong đó có người đem theo cả vợ sang.

Tuy nhiên khi trao đổi với VietNamNet, ông Lê Tuân, Trưởng phòng quản lý doanh nghiệp và lao động, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn lại đưa ra con số chỉ 326 người. Trong đó, 98 lao động được cấp giấy phép, số gia hạn giấy phép lao động là 135, còn lại 93 lao động chưa được cấp giấy phép.

Nhưng ông Tuân cũng thừa nhận đây chỉ là con số nhà thầu xây dựng báo với nhà máy xi măng Nghi Sơn rồi nhà máy báo lên. "Còn thực tế, có người sang đi du lịch rồi ở lại tìm việc hay không thì Ban quản lý không thể nắm được" - ông Tuân chống chế.

Thượng tá Trần Như Nhân, Phó phòng An ninh kinh tế tỉnh Thanh Hóa:

Vi phạm luật pháp VN là trách nhiệm nhà thầu?

- Những sự việc xảy ra tại Khu kinh tế Nghi Sơn cho thấy một số lao động Trung Quốc chưa tôn trọng luật pháp Việt Nam. Để đảm bảo an ninh trật tự tại khu kinh tế có người lao động nước ngoài đến làm việc, theo ông phải có biện pháp gì?

Việt Nam tôn trọng luật pháp quốc tế và xử lý mọi công dân nước ngoài nếu như vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam.

Đối với những hành vi vi phạm, chúng tôi sẽ tiến hành xử lý phù hợp với pháp luật Việt Nam. Khi có những hành vi nghiêm trọng thì chúng tôi sẵn sàng phải có biện pháp mạnh, huy động lực lượng mạnh để ngăn chặn.

Chúng tôi đã gặp gỡ các nhà thầu Trung Quốc và các nhà thầu cùng tham gia lắp đặt nhà máy xi măng Nghi Sơn để yêu cầu họ tuyên truyền, giáo dục cho lao động Trung Quốc hiểu biết luật pháp Việt Nam. Vì thực tế có những lao động phổ thông chưa hiểu được luật pháp của ta nên họ hành động theo cảm nghĩ của họ.

Cảnh 200 công nhân Trung Quốc gây rối tại Nghi Sơn
- Trước khi lao động Trung Quốc vào Việt Nam, họ phải được biết luật pháp Việt Nam và có bản cam kết thực hiện. Nhưng theo ông vừa nói thì vẫn có những lao động phổ thông Trung Quốc đang làm việc tại Hải Thượng (Tĩnh Gia- Thanh Hoá) lại chưa nắm được luật gây nên tình trạng mất an ninh trật tự. Thiếu sót này, theo ông, thuộc về cơ quan nào?

Khi tuyển đưa lao động sang một nước khác thì phải giáo dục định hướng và tuyên truyền cho họ biết phong tục tập quán và pháp luật của nước sở tại đó, kể cả lao động Việt Nam sang nước khác cũng vậy.

Có thể nhà thầu cũng đã tuyên truyền giáo dục định hướng về luật pháp của Việt Nam, nhưng nhiều công nhân chưa nhận thức hết được luật pháp hoặc nhận thức sơ sài về pháp luật của nước ta.

Ở khu kinh tế này, nhà thầu giáo dục về luật pháp cho đối tượng lao động sang Việt Nam làm việc chưa tốt. Trách nhiệm chính vẫn là bên đối tác nước ngoài, vì khi họ đưa lao động sang thì phải am hiểu về pháp luật Việt Nam. Chưa am hiểu về pháp luật Việt Nam đó là thiếu sót của nhà thầu!

Vũ Điệp - Xuân Hoàng

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

SOURCE

http://www.vietnamnet.vn/xahoi/2009/06/854202/

Wednesday 29 July 2009

HÙM THIÊNG YÊN THẾ ANH HÙNG DÂN TỘC

HÌNH LỊCH SỬ VÔ CÙNG GIÁ TRỊ "P1"


Sài Gòn năm xưa

HÙM THIÊNG YÊN THẾ ANH HÙNG DÂN TỘC


Anh hùng Ðề-Thám (giữa 1898 và 1905)

Ðề-Thám và mấy người con cháu (giữa 1898 và 1905)

Những bạn cách mạng của Ðề-Thám (giữa 1898 và 1905)

Những bạn cách mạng của Ðề-Thám

The Mui người vợ thứ hai của cả Rin con nuôi của Đề Thám

Thi Nho người vợ thứ ba của Đề Thám

Đại gia đình của Đề Thám trước khi bị bắt hết

Gia đình cha vợ của Đề Thám bị bắt

Cha vợ của Đề Thám bị bắt

Xữ Trảm các anh hùng nghĩa quân

Anh hùng Ba Biêu cánh tay mặt của Đề Thám

Ngôi chùa tuyên thệ của nghĩa quân Yên Thế

Nghĩa quân bị bắt giãi tới cãng Alger

Nghĩa quân bị giãi tới cãng Alger trước khi vào tù ở Guyane

Hai nghĩa quân Yên Thế bị bắt

Nghĩa quân và Quynh con rể của Đề Thám

Những anh hùng dân tộc bị xử trảm

Những hy sinh vô giá của những anh hùng vô danh Yên Thế

Những cái chết vinh quang cho một Việt Nam

Anh hùng của dân tộc

Khâm sai Lê Hoan tên việt gian bán rẻ quê hơưng dân tộc kẻ thù truyền kiếp của Đề Thám



























SOURCE
http://vn.myblog.yahoo.com/phuctrinh80/article?mid=520

Cố Đô Huế - Ảnh xưa

HÌNH LỊCH SỬ VÔ CÙNG GIÁ TRỊ "P2"

Cố Đô Huế - Ảnh xưa











Saigon trước 1975






Bùng Binh Saigon (Công viên Quách Thị Trang) năm 1970


Ngã tư đường Lê Lợi và đường Nguyễn Huệ
(At the intersection of Lê Lợi and Nguyễn Hue St.)


Đường Thành Thái


Giao Thông
(ảnh 4 - Trên đường ra Vũng Tàu - ở góc trái là 1 chiếc xe nhà binh)






CHỢ SAIGON (1970)

Cầu nối Bùng binh Saigon (công viên Quách Thị Trang) dành cho người bộ hành
sang cổng trước chợ Saigon (chợ Bến Thành ngày nay)

__________________

__________________


NHÀ HÁT TÂY (Thời Pháp Thuộc cho tới Đệ Nhứt Cộng Hòa)
Là TRỤ SỞ HẠ NGHỊ VIỆN (Thời Đệ Nhị Cộng Hòa)
Thượng Nghị Viện tọa lạc ở Hội Trường Diên Hồng, Bến Chương Dương,
kế rạp Cathay cuối đường Công Lý


nay là "Nhà hát Thành phố"


Chợ SAIGON xưa


Dinh Tổng Thống ở Thủ Đô Saigon


Quận 5 (Chợ Lớn)



Xa lộ (?)


Trên đường đi Vũng Tàu (On the way to Vung Tau)
Thương xá TAX




Bưu điện
























SOURCE
http://vn.myblog.yahoo.com/phuctrinh80/article?mid=529